Khai quật lăng mộ cháu gái Võ Tắc Thiên, xuất hiện một người đàn ông: Hơn 1.200 năm sau bí mật cái chết mới được sáng tỏ
Các chuyên gia khảo cổ sửng sốt khi phát hiện hài cốt của một người đàn ông trong lăng mộ công chúa nhà Đường, cháu gái của Võ Tắc Thiên.
Đặc bi
Nhà Đường (618 – 907) được coi là một trong những triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Dưới sự trị vì kéo dài gần 300 năm của các vị hoàng đế nhà Đường, cả kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự của triều đại này đều đạt đến trình độ cao, phát triển cực thịnh.
Do đó, những lăng mộ vào thời nhà Đường cũng được đánh giá là rất xa hoa khi không những có quy mô lớn mà còn có nhiều đồ vật tùy táng quý giá. Lăng mộ của một vị công chúa nhà Đường dưới đây chính là một minh chứng.
Càn Lănglà nơi an nghỉ của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên và chồng là Đường Cao Tông Lý Trị. Tọa lạc trên đỉnh núi Lương Sơn, Càn Lăng là công trình kiến trúc nổi tiếng tại huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Lăng mộ nguy nga này phải mất tới hơn 20 năm xây dựng mới hoàn thành.
Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Ảnh minh họa
Càn Lăng có kiến trúc độc đáo và quy mô rất lớn do việc xây lăng được tiến hành khi nhà Đường đang trong giai đoạn thịnh trị, quốc thái dân an.
Ngoài ra,xung quanh Càn Lăng còn có 17 lăng mộ nhỏ hơn.Trong số đó, có một lăng mộ đặc biệt nhất. Đó là nơi an nghỉ củacông chúa Vĩnh Thái Lý Tiên Huệ.Nàng là con gái thứ 7 của Đường Trung Tông Lý Hiển, đồng thời là cháu nội của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên.
Các nhà khảo cổ đã rất ngạc nhiên vì quy mô và cách bài trí trong lăng mộ của công chúa Vĩnh Thái vượt xa so với các nàng công chúa khác thời nhà Đường. Đặc biệt, điều khiến hậu thế kinh ngạc hơn nữa chính là hoàng đế nhà Đường đã cho phép ngôi mộ của vị công chúa này được gọi làlăng. Đây thực sự là niềm vinh hạnh mà hiếm có vị công chúa nào trong lịch sử phong kiến có thể nhận được.
Lăng mộ của công chúa Vĩnh Thái vô cùng quy mô với nhiều đồ vật tùy táng quý giá.
Nàng công chúa được chôn cất trong lăng mộ hoành tráng là ai?
Công chúa Vĩnh Thái nổi tiếng thông minh, xinh đẹp.
Công chúa Vĩnh Thái tên thật là Lý Tiên Huệ, sinh năm 684. Nàng là con gái của Đường Trung Tông Lý Hiển (người từng 2 lần lên ngôi hoàng đế của nhà Đường) và Vi hoàng hậu. Đúng như tên gọi,Lý Tiên Huệ là nàng công chúa có dung mạo cực kỳ xinh đẹp và thông minh.
Theo “Tân Đường thư”, công chúa Vĩnh Thái Lý Tiên Huệ được mô tả đẹp đến nỗi khiến cho hoa đào, hoa lê cũng phải ngượng ngùng vì kém sắc.Nàng được coi là một trong những mỹ nhân đẹp nhất thời nhà Đường.
Tuy nhiên, số phận của nàng công chúa tài sắc này thật đúng như câu “hồng nhan bạc phận”. Vình Thái công chúa mất vào năm 17 tuổi trong khi bà nội Võ Tắc Thiên vẫn đang là hoàng đế.
Sau khi lên ngôi hoàng đế được gần 2 tháng thì bị mẹ là Võ Thái hậu (tức Võ Tắc Thiên) phế truất, cuộc sống của Đường Trung Tông Lý Hiển bị quản thúc nên có nhiều khó khăn. Đương nhiên, Lý Tiên Huệ là con gái của ông cũng không được hưởng cuộc sống nhung lụa giống như các nàng công chúa bình thường.
Video đang HOT
Đến tháng 10 năm 698, sau khi Võ Tắc Thiên hạ chiếu lập Lý Hiển trở lại làm hoàng thái tử, cuộc sống của Lý Tiên Huệ cũng có nhiều thay đổi. Sau khi trở về kinh thành không được bao lâu, Lý Tiên Huệ được lệnh gả cho Võ Diên Cơ, cháu của Võ Tắc Thiên. Hai người quen biết nhau từ nhỏ nên cuộc hôn nhân này có thể được xem là hạnh phúc.
Chỉ vì dị nghị về chuyện hai sủng nam của Võ Tắc Thiên, vợ chồng công chúa Vĩnh Thái và anh trai phải chịu họa sát thân.
Tuy nhiên, đúng là “hạnh phúc chẳng tày gang” khiLý Tiên Huệ sớm qua đời ở tuổi 17.Nguyên nhân khiến mỹ nhân này chết trẻ như vậy là vì nàng cùng chồng và anh trai là Lý Trọng Nhuận (tức thái tử Ý Đức) đã dị nghị về chuyện Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông, hai nam sủng của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên.
Sau khi biết sự việc, Trương Dịch Chi đã tấu lên Võ Tắc Thiên. Nữ hoàng đế vô cùng tức giận nên đã hạ lệnh cho vợ chồng Lý Tiên Huệ và anh trai phải tự sát.
Sau khi đăng cơ lên ngôi hoàng đế lần thứ hai vào đầu năm 705,Đường Trung Tông đã truy phong cho con gái Lý Tiên Huệ thành công chúa Vĩnh Tháivà an táng nàng trong một lăng mộ bề thế.
Khai quật mộ công chúa nhà Đường, phát hiện sự thật sau hơn 1.200 năm
Trong lăng mộ của vị công chúa này có nhiều bức tranh tường sinh động, mang đậm dấu ấn nhà Đường.
Vào tháng 9/1960, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một lăng mộ lớn ở ngoại ô Hàm Dương, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Sau khi kiểm tra, các chuyên gia xác định đây là lăng mộ của công chúa Vĩnh Thái, mỹ nhân chết thảm sau khi tham gia gièm pha về nam sủng của Võ Tắc Thiên.
Ngay khi bước vào lăng mộ, các chuyên gia sững sờ khi phát hiện có hài cốt của một người đàn ông. Người đàn ông này chết trong tư thế ngồi, bên cạnh còn có một chiếc rìu sắt. Thi thể của người này đã mục nát và chiếc rìu cũng bị rỉ sét từ lâu. Dựa theo các dấu vết xâm phạm trong lăng mộ, các chuyên gia xác định người đàn ông kỳ lạ này thực chất là một tên trộm và bị chính đồng bọn giết chết.
Nhiều bức tượng bằng gốm cùng nhiều bảo vật quý giá được tìm thấy trong lăng mộ.
Các chuyên gia khảo cổ phát hiện lăng mộ của công chúa Vĩnh Thái đã bị trộm mộ xâm phạm. Tuy nhiên,số lượng lớn vàng, bạc, ngọc bích, tượng nhỏ bằng gốm, tranh tường cùng nhiều đồ vật tùy táng quý giá vẫn được tìm thấy trong lăng mộ này.
Ngoài ra, sau khi kiểm tra văn bia,các chuyên gia phát hiện ra rằng nguyên nhân cái chết của công chúa Vĩnh Thái hoàn toàn khác với những gì được ghi chép trong sử sách.Liên quan đến cái chết của vị công chúa này, ghi chép trong “Tân Đường thư” và “Cựu Đường thư” lại khác nhau. TheoTân Đường thư, Vĩnh Thái công chúa bị xử tử cùng với chồng và anh trai. Tuy nhiên, ghi chép trongCựu Đường thưlại cho rằng, nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên mặc dù rất tức giận nhưng không trực tiếp xử tử ba người cháu. Thay vào đó, bà giao cho thái tử Lý Hiển xử lý.
Hóa ra công chúa Vĩnh Thái qua đời là do sinh khó.
Lý Hiển hiểu rằng nếu ông không xử lý việc này thì hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn. Kết quả, công chúa Vĩnh Thái cùng chồng và anh trai buộc phải tự sát. Mấy năm sau, khi Lý Hiển lên ngôi hoàng đế, vì cảm thấy có lỗi với con gái, nên ông đã truy phong cho nàng là công chúa Vĩnh Thái và cải táng nàng trong lăng mộ bề thế.
Tuy nhiên, dòng chữ trên văn bia tiết lộ nguyên nhân cái chết của công chúa Vĩnh Thái.Hóa ra nàng không phải tự sát hay bị Võ Tắc Thiên sát hại.Thay vào đó, nguyên nhân khiến nàng công chúa chỉ mới 17 tuổi này qua đời làvì khó sinh. Dòng chữ “châu thai hủy nguyệt” (chỉ bào thai phá hủy cơ thể của người mẹ) đã tiết lộ nguyên nhân cái chết của công chúa Vĩnh Thái.
Sau khi kiểm tra hài cốt, các chuyên gia đã xác nhận ghi chép này. Quả thực khung xương chậu của công chúa Vĩnh Thái hẹp hơn so với phụ nữ bình thường. Nàng qua đời vì sinh khó, cộng với việc đau buồn quá độ trước cái chết của chồng và anh trai.
Mặc dù tàn nhẫn nhưng Võ Tắc Thiên cũng không nỡ đẩy cô cháu gái đang mang thai đến chỗ chết. Tiếc rằng công chúa Vĩnh Thái không thể chịu được nỗi đau mất đi hai người thân. Nàng cũng qua đời không lâu sau cái chết của chồng và anh trai vào năm 701. Số phận của nàng công chúa xinh đẹp này quả thực bi thảm.
Bí ẩn lăng mộ Võ Tắc Thiên bị mộ tặc ghé thăm 17 lần vẫn 'bất khả xâm phạm' sau hàng ngàn năm
Trải qua hàng nghìn năm, các ngôi mộ lớn thời cổ đại của quân vương hầu như đã bị trộm gần hết, song lăng mộ của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên vẫn được bảo toàn nguyên vẹn.
Võ Tắc Thiên (624-705) là mỹ nhân, chính trị gia nổi tiếng thời nhà Đường, đồng thời là một trong những nữ nhân bí ẩn nhất trong lịch sử của Trung Quốc. Vào thời kỳ xã hội trọng nam nhân, một nữ nhân như Võ Tắc Thiên có thể chèo lái cả một vương quốc lớn và trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử quả là điều cực kỳ hiếm thấy.
Tại vị trên ngai vàng trong 15 năm, bà đã thi hành nhiều chính sách có lợi cho quốc gia như mở mang lãnh thổ, khuyến khích phát triển Phật giáo, tăng cường phát triển kinh tế - xã hội...
Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên trong phim ảnh. Ảnh minh họa
Công trình kiên cố
Theo di nguyện trước lúc lâm chung, di hài của Võ Tắc Thiên được hợp táng vào Càn Lăng cùng Hoàng đế Đường Cao Tông. Nơi an nghỉ của Võ Tắc Thiên và Hoàng đế Đường Cao Tông toạ lạc trên đỉnh núi Lương Sơn, nay trở thành công trình kiến trúc nổi tiếng thuộc huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Công trình được xây dựng từ năm 684 và phải xây ròng rã trong suốt 23 năm sau mới hoàn thành.
Sử sách chép rõ, lăng mộ được xây dựng bởi 2,3 triệu mét khối đất đá. Lăng có 2 vòng thành bao bọc. Vòng thành trong dài 5km. Lăng mộ có tới 387 phòng lộng lẫy, gồm Hiến điện, Khuyết lâu, Vương tân điện, từ đường của 61 công thần, hạ cung.
Vòng thành ngoài dài tới 80km. Xét về mức độ vĩ đại, những kim tự tháp ở Ai Cập có lẽ cũng khó có thể so sánh với Càn Lăng. Lăng chính có 4 cửa, bố trí đường tư mã, trụ hoa biểu, tượng ngựa, lạc đà, sư tử, bia ký, trụ khắc đá... đều to lớn khác thường.
Con đường từ đầu cổng lăng đi vào cửa mộ dài 631m, lát đá xanh khổng lồ. Cửa vào chốt sắt khóa cố định. Khe hở được trám bằng sắt nung chảy, nên trộm không thể công phá được.
Toàn cảnh khu Càn Lăng nhìn từ trên cao.
Bất khả xâm phạm
Càn Lăng được xây dựng trong thời kỳ cực thịnh nên số lượng của cải được bồi táng theo chắc hẳn không hề ít. Đây chính là một trong các yếu tố thu hút mộ tặc. Tu nhiên, việc xâm phạm và khám phá "giấc ngủ" của vợ chồng nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên lại không hề dễ dàng và thậm chí là chưa một lần thành công.
Cụ thể, trong hơn 1.000 năm qua, Càn Lăng từng bị mộ tặc "ghé thăm" tới 17 lần nhưng kỳ lạ là vẫn không hề hấn gì.
Lần đầu tiên, vụ trộm Càn Lăng xảy ra vào cuối thời nhà Đường khi nghĩa quân của Hoàng Sào dấy binh tạo phản. Theo sử sách ghi chép, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này đã đem 400 ngàn binh đến tấn công Lương Sơn. Tuy nhiên, điều kỳ lạ rằng, dù có tấn công tới đâu thì cũng không thể tìm được phương hướng để tiếp cận mộ của Võ Tắc Thiên, vì vậy mà mọi âm mưu đều bị phá vỡ hoàn toàn.
Lần thứ 2, theo ghi chép lịch sử trong thời Ngũ Đại (907-960), Tiết độ sứ Diệu Châu Ôn Thao được biết tới là một mộ tặc có tiếng khi từng đào bới tới 17 lăng mộ của hoàng gia nhà Đường, thu được nhiều chiến lợi phẩm lớn.
Càn Lăng cũng là một trong những mục tiêu mà "đạo chích" khét tiếng này không thể bỏ qua. Ôn Thao từng huy động lực lượng lên tới 2 vạn người để tiến hành khai quật Càn Lăng.
Thế nhưng, cứ hễ đào bới thì trời bỗng nhiên nổi giông bão, sấm sét đến độ khiến nhiều người sợ hãi. Chưa hết, nhóm những người tham gia khai quật cũng liên tiếp không may qua đời vì bệnh tật hoặc lý do bất ngờ.
Cuối cùng Ôn Thao cũng phải từ bỏ ý định xâm phạm Càn Lăng và "mơ ước" chiếm đoạt kho báu của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên.
Nghiêm trọng nhất chính là lần thứ ba, vụ trộm Càn Lăng xảy ra vào thời kỳ Dân quốc do tướng quân Tôn Liên Trọng cầm đầu. Để xâm chiếm Càn Lăng, tướng quân Tôn đã huy động binh đoàn, dùng thuốc nổ để phá 3 tầng nham thạch vào trong núi. Tuy nhiên, hành động này không thể giúp họ chạm được tới Càn Lăng.
Sau đó, mặc dù nhiều lần mộ tặc xâm phạm, thậm chí dùng cả thuốc nổ để phá núi nhưng Càn Lăng vẫn vô cùng vững chãi và dường như chẳng hề hấn gì.
Con đường dẫn vào Càn Lăng.
Vì những câu chuyện bí ẩn này mà nhiều người cho rằng, bên trong Càn Lăng không chỉ có ngọc ngà châu báu mà còn có cả lời nguyền ghê rợn cho những kẻ dám đến phá giấc ngủ ngàn thu của hai vị hoàng đế.
Tương truyền rằng ở Càn Lăng có rất nhiều cơ quan bí mật. Ngoài ra, bởi vì Lương Sơn là một ngọn núi đá vôi, toàn bộ ngọn núi có rất nhiều cát và sỏi. Vì vậy việc đào một cái hố sẽ vô cùng khó khăn.
Không phải bởi vì cát quá cứng mà là bởi vì cát có tính chất lưu động, khó tìm được lối vào lăng mộ, khiến cho việc tìm ra manh mối trong lăng mộ chính của Càn Lăng rất khó khăn. Ngay cả khi tìm được vị trí thích hợp cho việc khai quật thì bản thân việc trộm mộ đã là một việc mạo hiểm vì chỉ một chút bất cẩn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Mãi đến năm 1958, những người nông dân địa phương ở Càn Lăng đã vô tình làm nổ tung lối vào khác của lăng mộ khi họ bắn đại bác để nổ đá. Tin đồn này đến tai Quách Mạt Nhược, một người yêu thích văn hóa cổ đại và ngay lập tức đã khơi dậy niềm đam mê khảo cổ học của ông.
Quách Mạt Nhược liền lập "Kế hoạch khai quật Càn Lăng" và báo cáo nó lên chính phủ. Tuy nhiên do chưa có đủ công nghệ vào thời điểm đó để khai quật toàn bộ lăng mộ hoàng gia nên kế hoạch không được thông qua. Kể từ đó, việc khai quật Càn Lăng đã tạm thời kết thúc.
Càn Lăng hiện vẫn là một ẩn số.
Hàng trăm tấn của cải vẫn ngủ yên
Vì Càn Lăng chưa được khai quật, nên có vô số đồn đoán về nó. Nhà văn hóa Quách Mạt Nhược tin rằng, chắc chắn trong lăng mộ sẽ có hàng vạn thư tịch, danh họa. Theo ông, không chừng sẽ tìm được 100 quyển Thùy Củng Tập và 10 cuốn Kim Luân Tập đã thất lạc của Võ Tắc Thiên, chỉ nghe tên, chưa ai được thấy.
Theo sử sách, Đường Cao Tông là người rất yêu thích hội họa. Trước khi chết, ông yêu cầu đưa tất cả những bức họa ông thích vào Càn Lăng. Như vậy, có thể có một kho hội họa khổng lồ trong mộ.
Trong khi đó, Giáo sư Lưu Hậu Tân cho rằng, trong lăng Càn Long, số lượng của cải nhiều... không kể xiết. Triều Đường phát triển cực thịnh, các đấng quân vương sinh hoạt thoải mái, xa xỉ hơn đời Tần, Hán rất nhiều. Vì thế, trong các lăng mộ hoàng đế, số của cải táng theo cũng nhiều hơn, quý hơn.
Giáo sư Lưu cho rằng, chỉ tính riêng địa cung, nơi đặt quan tài của Càn Lăng, có thể tích 5.000 mét khối, thì phải có tới 800 tấn châu báu, của cải.
Bí ẩn về lăng mộ không bao giờ xanh cỏ của Từ Hi Thái hậu Không một nhành cỏ nào "dám mọc" trên mộ phần của Từ Hi Thái hậu cho đến tận ngày này, tại sao lại như vậy? Từ thời phong kiến, người xưa đã quan niệm mộ tổ tiên xây dựng tốt thì con cháu thăng quan tiến chức, hưng vượng suốt nhiều đời. Vì vậy, các vị vua thời phong kiến Trung Quốc rất...