Khai quật lăng mộ 2500 năm tuổi, tìm thấy hàng loạt lời nguyền xác ướp Ai Cập khắc trên tường
Theo Salima Ikram, nhà Ai Cập học ở Đại học Mỹ tại Cairo, những lời nguyền được khắc trong các ngôi mộ cổ chủ yếu nhằm ngăn cản những kẻ trộm mộ có ý đồ xâm phạm nơi yên nghỉ của các xác ướp.
Hàng ngàn năm trước, những người Ai Cập cổ đại đã được an táng tại thành phố Saqqara, cách thủ đô Cairo, Ai Cập, khoảng 32 km về phía Nam. Nơi đây thường được gọi là “thành phố của người chết”.
Tại đây, các thầy tư tế Ai Cập đã đặt các xác ướp vào bên trong các hộp gỗ trang trí bằng chữ tượng hình. Những hộp gỗ này tiếp tục được đặt vào bên trong các cỗ quan tài, vốn được niêm phong và chôn cất trong các ngôi mộ rải rác trên và dưới lớp cát sa mạc.
Những cỗ quan tài này đã ‘nằm im’ trong suốt 2500 năm tại Saqqara, trước khi được khai quật hàng loạt bởi các nhà khảo cổ học Ai Cập trong suốt 3 tháng vừa qua. Tổng cộng, đã có 160 cỗ quan tài được tìm thấy. Họ thậm chí đã mở một số quan tài để kiểm tra xác ướp bên trong.
Đáng chú ý, trong quá trình khai quật xác ướp, các chuyên gia khảo cổ học Ai Cập đã phát hiện nhiều ngôi mộ ở Saqqara có khắc nhiều lời nguyền bằng chữ tượng hình trên tường.
Một người đàn ông Ai Cập chỉ vào những chữ tượng hình trong lăng mộ mastaba của Seshem Nefer Theti tại quần thể Kim tự tháp Giza.
Lời nguyền ngăn chặn những kẻ trộm mộ
Theo Salima Ikram, nhà Ai Cập học ở Đại học Mỹ tại Cairo, những lời nguyền được khắc trong các ngôi mộ cổ chủ yếu nhằm ngăn cản những kẻ trộm mộ có ý đồ xâm phạm nơi yên nghỉ của các xác ướp.
“Những lời nguyền này ghi rõ: Nếu một kẻ có (thân thể / ý đồ) không trong sạch tiến vào ngôi mộ, thì kẻ đó sẽ bị các vị thần trừng phạt bằng cách siết cổ giống như cách một con ngỗng bị giết chết”, chuyên gia Salima Ikram giải thích. Được biết, lời nguyền nói trên được tìm thấy ở ngôi mộ cổ của tể tướng Ankhmahor, một cận thần của pharaoh trị vì Vương triều thứ 6 của Ai Cập cổ đại vào 4000 năm trước.
Theo đó, tể tướng Ankhmahor đã được chôn cất trong một ngôi mộ kiểu Mastaba. Đây là kiểu lăng lăng mộ của tầng lớp quý tộc, là một khối xây bằng đá, có mặt cắt hình thang, mặt bằng hình chữ nhật. Trong Mastaba có ba phòng: sảnh, phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Những ngôi mộ kiểu Mastaba tương tự có ở khắp Ai Cập, bao gồm cả những ngôi mộ tập trung gần kim tự tháp Giza.
Đáng chú ý, lời nguyền ghi trên bức tường ở ngôi mộ cổ của tể tướng Ankhmahor đã đưa ra lời cảnh bảo ’sắc lạnh’ tới bất kỳ kẻ nào dám to gan xâm nhập ngôi môn này: “Bất cứ điều gì người định làm với ngôi mộ của ta, sẽ báo ứng lại với ngươi”,
Bên cạnh đó, lời nguyền cũng cảnh báo các phép thuật và bùa phép bí mật của tể tướng Ankhmahor sẽ khiến những kẻ xâm nhập “không trong sạch” mắc chứng sợ hãi “như nhìn thấy ma”.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Salima Ikram, những lời nguyền thường được khắc lên các bức tường trong ngôi mộ nhằm ngăn chặn những kẻ trộm mộ.
Theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại, ngôi mộ thường được xem như là nhà của người chết sau khi họ sang thế giới bên kia .
“Nếu bạn muốn cuộc sống tuyệt vời ở thế giới bên kia, bạn cần có một ngôi mộ tương xứng”, chuyên gia Salima Ikram cho biết.
Bản thân mỗi ngôi mộ cũng được trang trí những cảnh tượng mà người chết muốn tận hưởng mãi mãi. Vì vậy, những kẻ xâm phạm tìm cách trộm đồ vật giá trị chôn cùng người chết sẽ phải nhận sự trừng phạt tương xứng với tội ác do họ gây ra. Chẳng hạn, nếu một kẻ nào đó xâm phạm ngôi mộ của pharaoh, kẻ đó sẽ phả nhận cái chết. Trong khi đó, những kẻ xâm phạm mộ của quý tộc sẽ bị xẻo mũi và đánh đập. Đồng thời, những kẻ này cũng phải trả lại đồ đạc đã đánh cắp.
Tuy nhiên, các dòng chữ khắc trên ngôi mộ của Ankhmahor cũng hoan nghênh những người có ý định trong sáng và thiện tâm, khẳng định vị tể tướng này sẽ bảo vệ họ khi họ bị phán xét trong phiên tòa của thần Osiris, Chúa tể của Địa ngục Ai Cập. Người Ai Cập cổ đại tin rằng Osiris phán xét linh hồn người chết trước khi họ đi sang thế giới bên kia.
Chuyên gia Ikram cho biết, các lời nguyền tương tự cũng được viết trong một vài ngôi mộ khác trên khắp Ai Cập, “với phần lớn được ghi lại từ thời Cổ Vương quốc Ai Cập” – giữa năm 2575 và 2150 trước Công nguyên.
Các nhà khảo cổ học tiến hành xem xét một xác ướp sau khi tiến hành mở nắp quan tài 2500 tuổi.
Khá thú vị, sau khi chứng kiến những lời nguyền nói trên, nhiều người đã đặt ra câu hỏi về ’số phận’ và sự an toàn của những nhà khảo cổ học – những người trực tiếp đào bới những ngôi mộ cổ đã nằm yên hàng nghìn năm. Trong các bộ phim của Hollywood, các nhà khảo cổ học thường vô tình bị xác ướp giết chết trong quá trình khám phá các ngôi mộ.
Tuy nhiên, ở ngoài đời, các nhà khảo cổ học có rất ít nguy cơ dẫn đến tử vong bởi các nguyên nhân như nhiễm vi khuẩn hoặc nấm cổ đại khi xử lý các xác ướp. Tương tự, các lời nguyền dường như cũng… “vô tác dụng” với các nhà khảo cổ học, khi đã có hàng nghìn ngôi mộ được khai quật trong suốt gần 100 năm qua.
“Nếu mọi người đeo găng tay và khẩu trang, mọi thứ sẽ ổn”, chuyên gia Ikram cho biết.
Thần thoại Ai Cập: Bí ẩn lời nguyền của Pharaoh Ai Cập
Kim tự tháp là lăng mộ mà các vị vua Ai Cập cổ đại xây dựng cho mình. Kim tự tháp Ai Cập được coi là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại.
Mặc dù đã trải qua những tháng năm lịch sử kéo dài 4.000 năm, nhưng Kim tự tháp vẫn bao trùm một bức màn bí ẩn, tràn đầy những sắc thái thần bí.
Lời nguyền của các Pharaoh
Thế giới Ai Cập cổ đại gắn liền với các lời nguyền trong lăng mộ Pharaoh - kim tự tháp. Chúng được sáng tạo bởi các quan tư tế nhằm mục đích bảo vệ sự an nghỉ vĩnh hằng của các Pharaoh cũng như gìn giữ của cải được chôn theo cùng họ. Lời nguyền thường được chạm khắc trong nhà nguyện của lăng mộ, trên các bức tường, cánh cửa giả, tấm bia, tượng và đôi khi là quan tài.
Người ta tin rằng, các thầy tu đã lập lời nguyền xung quanh khu vực chôn cất để bảo vệ xác ướp và hành trình tâm linh của họ sau khi chết. Niềm tin này hình thành nên ý tưởng gọi là "lời nguyền của các Pharaoh".
Một trong những lời bùa chú trên bia mộ khiến người ta kinh hãi nhất đó là: "Bất cứ người nào đến quấy nhiễu sự yên ổn của Pharaoh, thì cánh cửa tử thần sẽ giáng xuống đầu người đó". Những lời bùa chú tựa như thần thoại đó, đã cảnh cáo bất kỳ ai dám bước vào hoặc làm xáo trộn ngôi mộ của xác ướp, đặc biệt là lăng mộ của một Pharaoh, sẽ gặp những điều xui xẻo và khó tránh khỏi cái chết.
Trong thực tế, mấy thể kỷ nay, phàm những người dám cả gan đi vào trong hầm mộ Pharaoh, dù là kẻ trộm mộ, người mạo hiểm hay là các nhà khoa học, các nhân viên khảo sát, cuối cùng đều ứng nghiệm lời bùa chú, nếu không phải chết ngay tại chỗ thì cũng mắc phải chứng bệnh lạ không chữa được rồi chết trong đau đớn khổ cực.
Minh chứng là vào tháng 11/1922, nhà khảo cổ nổi tiếng nước Anh, ông Hovander carter, sau 7 năm thăm dò tìm kiếm đã phát hiện và mở cửa lăng mộ Pharaoh Tutankhamun tại vùng thung lũng Đế vương. Ông đã cho người đào được hơn 5.000 hiện vật gồm có châu báu, đồ trang sức, quần áo, binh khí, công nghệ phẩm, dụng cụ gia đình,... Thành công đó đã làm chấn động thế giới.
Ngày 18/2/1923, khi công việc khai quật đang đứng trước thắng lợi, huân tước Canaphen, người đã đầu tư rất nhiều tiền của giúp Carter tiến hành công việc, đi vào trong hầm mộ thì bỗng nhiên sau đó mắc bệnh nặng, rồi qua đời. Chị gái của ông ta, trong hồi ký đã viết rằng: "Trước lúc chết, ông bị sốt cao và luôn miệng kêu gào: Tôi đã nghe tiếng thở của nó, tôi phải cùng đi với nó đây!".
Howard Carter và cộng sự đang mở cánh cửa dẫn vào hầm mộ Pharaoh Tutankhamun.
Cách đó không lâu sau, một nhà khảo cổ khác, ngài Môsơ trong khi khai quật đã giúp đẩy đổ bức tường đá chủ yếu trên đường vào hầm mộ cũng qua đời vì mắc phải một chứng bệnh lạ giống như thần kinh rối loạn.
Đaoglat - một chuyên gia chiếu chụp X- quang cho xác ướp Pharaoh, không bao lâu cũng trở thành vật hy sinh cho các lăng mộ Pharaoh, ông ta ngày càng suy nhược và qua đời.
Trong 2 năm sau khi khai quật lăng mộ đó, có tới 22 người trong đội khai quật chết một cách bí ẩn, không rõ nguyên nhân. Từ đó tin tức về việc Pharaoh làm chết người lan truyền khắp nơi. Lời bùa chú trên bia mộ càng khiến chúng ta phân vân khó hiểu.
Năm 1924, nhà sinh vật học người Ai Cập quốc tịch Anh có tên gọi Oaitơ đã đưa theo một số người hiếu kỳ đi vào hầm mộ. Điều khiến người ta khiếp sợ là, sau khi vào tham quan về, ông ta liền treo cổ tự tử. Trước lúc chết, ông cắn đầu ngón tay lấy máu viết thư để lại nói rằng cái chết của ông ta là do bùa chú của lăng mộ Pharaoh tạo ra và vì bản thân rất hối hận nên ông phải ôm lòng ân hận ấy đi gặp thượng đế.
Điều khiến người ta kinh ngạc và khó hiểu hơn nữa là cái chết của giám đốc nhà bảo tàng Cairo, ông Khamin, Maihơlairơ. Xưa nay Khamin không hề tin lời bùa chú của lăng mộ Pharaoh lại có thể linh nghiệm. Ông ta nói: "Cả đời tôi đã từng nhiều năm giao thiệp với xác ướp và lăng mộ cổ Ai Cập. Chẳng phải tôi vẫn đang sống mạnh khỏe đấy ư?".
Thế nhưng sau khi nói lời đó chưa đầy 4 tuần, ông bỗng nhiên mắc bệnh và qua đời. Lúc đó ông ta còn chưa đầy 52 tuổi. Hơn nữa người ta còn phát hiện ra rằng, cùng ngày ông qua đời, trước lúc chết, ông vẫn chỉ huy một đội công nhân đóng gói một lô hiện vật quý giá, mà lô hiện vật đó được khai quật và thu lượm từ lăng mộ Pharaoh Tutankhamun. Tất cả những điều đó khiến cho truyền kỳ về Pharaoh càng được phủ thêm bức màn đen bí ẩn.
Vô vàn lời lý giải khoa học
Một số nhà khoa học cho rằng, nền văn minh của người Ai Cập cổ đại đã đạt tới trình độ có thể dùng những côn trùng có nọc độc cực mạnh hoặc những chất kịch độc làm vũ khí để bảo vệ lăng mộ của những người thống trị, tránh bị kẻ khác xâm phạm.
Những năm gần đây, một số nhà khoa học lại dùng sinh vật học để giải thích. Chẳng hạn như Yxơđinhao - một tiến sĩ sinh vật học, giáo sư y học của đại học Cairo, đã nói rằng: Căn cứ theo kết quả mà ông định kỳ tiến hành thí nghiệm đối với các nhà khảo cổ và các nhân viên, phát hiện thấy tất cả mọi người, trên cơ thể đều tồn tại một mầm bệnh độc có thể dẫn đến sốt cao và cảm nhiễm ở đường hô hấp. Những người đã vào hầm mộ, vì nhiễm phải bệnh độc này sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp, rồi cuối cùng sẽ dẫn đến tắc thở mà chết.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao những mầm bệnh độc này có thể có được sức sống bền bỉ và mãnh liệt đến như vậy. Nó lại sống lâu tới 4.000 năm trong xác ướp nên các nhà khoa học không thể giải thích nổi.
Năm 1983 một nữ bác sĩ người Pháp tên là Phihirô, sau nhiều năm nghiên cứu đã nhận thấy nguyên nhân cái chết đó là do phản ứng quá nhạy cảm đối với những vi khuẩn độc hại của những người khai quật và những người tham quan hầm mộ.
Lăng mộ của Tutankhamun và người ta tin rằng nó được bảo vệ bởi một lời nguyền mạnh mẽ.
Theo nghiên cứu của bà thì bệnh trạng của những người đó cơ bản giống nhau, bị cảm nhiễm ở phổi, khó thở mà chết. Bà giải thích: Sau khi các Pharaoh cổ Ai Cập đã chết, người ta chôn theo những vàng bạc châu báu, áo quần; ngoài ra còn có rất nhiều rau quả và thực phẩm. Nhưng rau quả và thực phẩm đó, qua thời gian dài hàng ngàn năm thối rữa sinh ra những loài khuẩn độc mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Những khuẩn đó bám trong hầm mộ. Bất kể là ai khi thở hít phải những khuẩn độc đó, phổi sẽ mắc bệnh cấp tính, cuối cùng dẫn đến khó thở và chết trong đau khổ. Cho đến nay, cách giải thích đó được coi là có lý nhất.
Một số nhà khoa học khác cho rằng, cái gọi là "bùa chú của Pharaoh", rất có thể đến từ bản thân sự cấu tạo của Kim tự tháp, thiết kế cấu tạo của hầm mộ và lối đi trong mộ có thể sinh ra, tụ tập và phóng ra các tia xạ, các dao động từ và các sóng năng lượng, hoặc hình thành một trường vật nào đó.
Tuy nhiên , những lời giải thích đó vẫn chưa được cho là xác đáng nhất về những lời bùa chú trong lăng mộ Pharaoh. Hy vọng một ngày không xa, bức màn kia sẽ được chúng ta vén lên một cách trọn vẹn...
Bí ẩn xác ướp đôi nam nữ phủ vàng, bên nhau 2.000 năm trong đền cổ Các xác ướp được xác định là một đôi nam nữ, có thể là 2 vị quan tư tế dưới triều Cleopatra, có thể nắm giữ bí mật về lăng mộ của vị nữ hoàng vĩ đại này. Cuộc khai quật tại thành phố cổ Taposiris Magna ở đồng bằng sông Nile của Ai Cập đã hé lộ 2 xác ướp đặc biệt...