Khai quật di tích, tìm thấy bánh mì 8.600 năm tuổi
Các nhà khảo cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra loại bánh mì cổ nhất thế giới, có niên đại từ năm 6.600 trước Công nguyên.
Địa điểm các nhà khảo cổ phát hiện loại bánh mì lâu đời nhất thế giới. Ảnh: @go_konya.
Theo Trung tâm Ứng Dụng, Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ của Đại học Necmettin Erbakan, Thổ Nhĩ Kỳ (BİTAM), một cấu trúc lò nướng bị phá hủy đã được tìm thấy tại “Mekan 66″ – tập hợp những ngôi nhà bằng gạch đất nằm kề nhau, thuộc di chỉ khảo cổ Çatalhöyük, tỉnh Konya, miền nam đất nước.
Theo CNN, xung quanh lò nướng, các nhà khảo cổ phát hiện ra lúa mì, lúa mạch, hạt đậu và một mảnh chất cặn hình tròn với kích thước bằng lòng bàn tay.
Thông cáo của nhóm khảo cổ vào hôm 6/3 cho biết chất cặn này là một loại bánh mì lên men chưa được nấu chín, đã tồn tại đến 8.600 năm.
“Chúng tôi có thể nói rằng đây là mẩu bánh mì lâu đời nhất thế giới”, nhà khảo cổ Ali Umut Türkcan, trưởng đoàn khai quật và giáo sư đại học Anadolu ở Thổ Nhĩ Kỳ, nói với cơ quan thông tấn Anadolu Agency.
Ông mô tả: “Đây là một miếng của ổ bánh mì. Bên trong có một dấu ngón tay, chưa được nướng chín nhưng đã lên men và vẫn tồn tại đến ngày nay với lượng tinh bột bên trong. Đây thực sự là một phát hiện chưa từng có trước đó trong lịch sử”.
Video đang HOT
Chất cặn được tìm thấy được cho là mẫu bánh mì chưa được nấu chín. Ảnh: AA.
Nhà sinh vật học Salih Kavak, giảng viên tại Đại học Gaziantep (Thổ Nhĩ Kỳ), cho biết kính hiển vi điện tử đã phát hiện ra các khoảng không không khí trong mẫu, kèm theo các hạt tinh bột.
Ông nói thêm: “Quá trình phân tích hóa chất đã làm rõ sự hiện diện của các chất hữu cơ trong thực vật và dấu vết của quá trình lên men. Bột và nước đã được trộn lẫn, bánh mì đã sẵn sàng để nướng ngay bên cạnh lò. Đây thực sự là một khám phá đầy thú vị không chỉ đối với Thổ Nhĩ Kỳ mà còn trên toàn thế giới”.
Vật chất hữu cơ, cả gỗ và bánh mì, được bảo tồn bởi một lớp đất sét mỏng phủ lên cấu trúc.
Çatalhöyük, một trong những di sản thế giới được UNESCO công nhận, là nơi sinh sống của khoảng 8.000 người trong thời kỳ Đồ đá mới, khoảng 10.000-2.000 trước Công nguyên. Đây được coi là một trong những khu vực đô thị hóa đầu tiên trên thế giới, theo Tổ chức Thế giới Bitam.
Bí ẩn về "Cô gái Yde" - xác ướp khét tiếng nhất thế giới
Xác ướp 2.000 năm tuổi được phát hiện trong một đầm lầy ở Hà Lan vào năm 1897, nhiều người tin rằng cô gái trẻ này đã bị hành quyết hoặc bị hiến tế.
Cô gái Yde bị giết tromg khoảng thời gian năm 54 trước Công nguyên - năm 128 sau Công nguyên. Ảnh: Wikimedia Commons
Vào ngày 12/5/1897, hai người lao động đang nạo vét than bùn từ đầm lầy Stijfveen gần làng Yde (Hà Lan) thì phát hiện một cái xác dị dạng, không nguyên vẹn, đen sì với mái tóc màu đỏ. Theo các quan chức thời điểm đó, cô gái này có khả năng đã bị giết vì một sợi dây thắt nút trên cổ và vết đâm gần xương đòn.
Phải mất một thế kỷ các nhà khoa học mới điều tra được đó là xác một cô gái 16 tuổi nhưng chỉ cao hơn 1 mét, chết vào khoảng năm 54 trước Công nguyên đến năm 128 sau Công nguyên. Hiện nay xác ướp được gọi là "cô gái Yde" và đã được bảo tồn trong 2.000 năm.
Lịch sử về "cô gái Yde"
Khi các quan chức của làng Yde và Bảo tàng nghệ thuật lịch sử Drents tiếp nhận thi thể vào ngày 21/5/1897, danh tính của nó vẫn là một bí ẩn. Sợi dây thòng lọng quấn quanh cổ, tứ chi không lành lặn cho thấy người này đã bị giết hại dã man. Ngoài ra, một nửa phần tóc của thi thể thì bị cắt ngắn và răng đã biến mất.
Không có cách nào để xác định tuổi của cô gái Yde, vì đến tận những năm 1940, phương pháp xác định bằng carbon phóng xạ mới được công bố. Phải đến năm 1992, giáo sư Richard Neave của đại học Manchester đã chụp CT hộp sọ và xác định đây chính là thi thể nữ khoảng 16 tuổi, do không có răng khôn. Cô được xác định mắc chứng vẹo cột sống khiến cơ thể suy nhược, bàn chân phải sưng tấy bất thường dẫn đến đi khập khiễng.
Việc xác định niên đại bằng carbon phóng xạ cho thấy cô gái trẻ đã chết vào thời kỳ đầu Công nguyên, và axit tannic của đầm lầy đã bảo vệ xác cô ấy kể từ đó. Năm 1994, khi các chuyên gia tái tạo lại khuôn xác ướp bí ẩn này, "cô gái Yde" đã nổi tiếng khắp thế giới.
Lý do nạn nhân bị giết vẫn chưa chắc chắn, nhưng Tiến sĩ Roy van Beek của Đại học Wageningen đã đưa ra một số phỏng đoán: "Có hai giả thuyết đã được đưa ra. Điều đầu tiên là những cái xác bị vứt ở đầm lầy có thể là của những người vi phạm quy tắc hoặc bị kết tội gì đó. Lời giải thích thứ hai được phổ biến rộng rãi hơn, đó là sự hy sinh cho một quyền lực cao hơn".
Bản tái tạo khuôn mặt "cô gái Yde" được thực hiện năm 1994. Ảnh: Bảo tàng Drents
Cô gái Yde đã chết như thế nào?
Năm 2019, sử dụng nghiên cứu về cảnh quan và địa hình làm nền tảng, Tiến sĩ Van Beek và các đồng nghiệp xác định cái chết của cô gái Yde có thể là do vấn đề riêng tư.
Tiến sĩ Van Beek cho biết: "Cô gái có thể đến từ một khu định cư gần đó trên sườn núi Yde. Tuy nhiên, thi thể của cô ấy bị bỏ lại trong một đầm lầy nhỏ và tương đối nông cách đó khoảng một km".
Các quan chức của Bảo tàng Drents tuyên bố rằng tóc của cô đã bị dân làng thế kỷ 19 cắt đi. Hơn nữa, việc cắt tóc phụ nữ vì tội ngoại tình ở thời Trung cổ là một điều thực sự rất phổ biến.
Tuy nhiên, không có thêm bằng chứng nào về người chồng và hay cơ sở cho thấy cô ấy bị khuyết tật hoặc dị dạng, có ý kiến cho rằng nhiều khả năng cô gái trẻ là mục tiêu lý tưởng cho việc hiến tế trẻ em với hy vọng nông nghiệp thịnh vượng ở thời kỳ đó.
Đến ngày nay, những điều xoay quay cái chết "cô gái Yde" vẫn là một bí ẩn. Hiện tại, xác ướp đang được lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng Drents ở Assen, Hà Lan.
Xác ướp cô gái Yde được trưng bày ở bảo tàng Drents. Ảnh: ATI
Đặc tính kỳ lạ của giống chó già 'nhăn'quý hiếm trên thế giới Chó Sa Bì là giống chó lâu đời, xuất hiện khoảng năm 200 trước Công Nguyên tại Trung Quốc. Những người nông dân đã sử dụng chúng để săn bắt, chăn gia súc, làm chó cảnh vệ, bảo vệ... Shar Pei hay còn được gọi là Sa Bì theo tiếng phiên âm của Việt Nam. Đây là một trong những giống chó đã...