Khai mạc vòng bảng III Giải bóng đá U13 thiếu niên toàn quốc
Sáng 20.7 tại sân vận động tỉnh Ninh Thuận, Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận phối hợp Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tổ chức khai mạc vòng bảng III Giải bóng đá U13 thiếu niên toàn quốc Cup Yamaha 2020.
Tới dự buổi lễ có sự hiện diện của lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng và đông đảo cổ động viên, học sinh, người hâm mộ, người yêu mến bóng đá.
Các cầu thủ hào hứng với vòng bảng III Giải bóng đá U13 thiếu niên toàn quốc Cup Yamaha 2020
Vòng bảng III Giải bóng đá U13 Thiếu niên toàn quốc Cup Yamaha 2020, có 9 đội bóng tham gia, gồm: Khánh Hoà, Bình Dương, Tây Ninh, Hoàng Anh Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên, Cà Mau, Bình Phước và chủ nhà Ninh Thuận. Ngoài vòng bảng III diễn ra ở Ninh Thuận, thì còn có các vòng bảng I diễn ra ở Phú Thọ, vòng bảng II diễn ra tại Đà Nẵng và vòng bảng IV diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi Lễ khai mạc ông Hồ Sĩ Sơn – Giám đốc Sở VHTTDL, Trưởng Ban tổ chức vòng bảng III Giải bóng đá U13 thiếu niên toàn quốc Cup Yamaha 2020, cho biết: Vòng bản III có 9 đội bóng tham gia tranh tài và hứa hẹn nhiều điều kịch tính, thu vị. Giải đấu tuy chỉ ở mức độ vòng bảng nhưng là sự kiện lớn, là sân chơi bổ ích dành cho tuổi thơ Ninh Thuận trong những ngày đầu hè.
Trong khi đó, ông Phan Việt Hùng phó Tổng Biên tập Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng cho biết: Tôi rất vui khi Ban tổ chức bóng đá quốc gia đã chọn Ninh Thuận là điểm tổ chức vòng bảng III Giải bóng đá Thiếu niên U13 toàn quốc Cup Yamaha 2020. Hy vọng, vòng bảng giải đấu sẽ có nhiều trận đấu hấp dẫn, tìm được những tài năng bóng đá cho bóng đá Việt Nam…Sau lễ khai mạc là diễn biến trận đấu mở màn giữa U13 Ninh Thuận và U13 Khánh Hòa.
Tặng 110 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó ở Ninh Thuận
Tại lễ khai mạc Ban tổ chức đã trao tặng 110 suất học bổng Vừ A Dính, CLB “Vì Hoàng Sa- Trường Sa thân yêu” cho các bạn học sinh nghèo vượt khó tỉnh Ninh Thuận và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Triển khai nhiều biện pháp ứng phó bệnh bạch hầu
Theo TS Viên Chinh Chiến, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bạch hầu giải pháp bền vững và an toàn nhất là sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các địa phương trong triển khai tiêm chủng để đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 90% theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Người dân tại các ổ dịch được cấp phát thuốc uống dự phòng phòng chống dịch bạch hầu. Ảnh: ĐÔNG NGUYÊN
Ngày 13-7, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đến nay trên địa bàn 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum đã ghi nhận 78 ca mắc bệnh bạch hầu.
Trong đó, Đắk Nông là địa phương ghi nhận số ca bệnh nhiều nhất với 29 trường hợp, tiếp đó là Kon Tum có 26 trường hợp, Gia Lai là 20 trường hợp và Đắk Lăk ghi nhận 3 trường hợp.
Qua phân tích, điều tra dịch tễ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cho thấy, trong số 78 ca bệnh này có tới 26 ca không có biểu hiện triệu chứng. Nghĩa là người lành mang vi trùng, phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc.
Theo TS Viên Chinh Chiến, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bạch hầu giải pháp bền vững và an toàn nhất là sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các địa phương trong triển khai tiêm chủng để đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 90% theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Cùng với đó, cần tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở nâng cao nhận thức về căn bệnh nguy hiểm này để phát hiện sớm, xử lý nhanh ổ dịch, ngăn chặn nguy cơ lây lan ra các khu vực khác.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu. Theo đó, bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Leoffler) gây nên.
Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vaccine đầy đủ. Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh, kháng độc tố bạch hầu (SAD) và có thể dự phòng bằng vaccine.
Hướng dẫn cũng nêu rõ, tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính. Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.
Cùng với đó, Bộ Y tế cũng quyết định lập 4 tổ công tác hỗ trợ kỹ thuật điều trị bệnh bạch hầu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.
Cơn bão bạch hầu ở buôn làng Tây Nguyên Sau gần 1 tháng, 4 tỉnh Tây Nguyên ghi nhận 75 ca dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu và đã có 3 ca tử vong. Diễn biến dịch bệnh đang có xu hướng khó lường. Ngày 6/6, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk công bố ca đầu tiên mắc bệnh bạch hầu từ huyện Krông Nô (Đắk Nông) chuyển đến....