Khai mạc Tuần lễ giao thương quốc tế đồ gỗ và nội thất 2022
Ngày 13/4, Tuần lễ giao thương quốc tế đồ gỗ và nội thất 2022 ( Vietnam Furniture Matching Week) do Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương tổ chức đã chính thức khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp và đại diện người mua hàng quốc tế.
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA phát biểu khai mạc Vietnam Furniture Matching Week 2022.
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA thông tin, trong suốt 2 năm 2020, 2021 khi dịch bệnh COVID-19 làm gián đoạn các chương trình giao thương trực tiếp, HAWA cùng cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ đã nhanh chóng chuyển các hoạt động xúc tiến thương mại sang hình thức trực tuyến cũng như tận dụng cơ hội trực tiếp với hệ thống các nhà mua hàng tại chỗ, các văn phòng đại diện, cơ quan thương vụ các nước nhập khẩu và xuất khẩu tại Việt Nam.
Ra đời trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, Vietnam Furniture Matching Week với nhiều hoạt động xúc tiến thương mại liên tục, sáng tạo đã góp phần giúp ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ đạt mục tiêu tăng trưởng những năm qua cũng như tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.
“Sau thành công của Vietnam Furniture Matching Week 2021, Vietnam Furniture Matching Week 2022 thu hút được đông đảo sự chú ý của doanh nghiệp nội địa lẫn quốc tế, nhất là đội ngũ mua hàng đến từ rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Từ 300 người tham dự trong lần tổ chức đầu tiên, Vietnam Furniture Matching Week 2022 đang quy tụ được hơn 800 đại diện đến từ hơn 450 đơn vị trong ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ. Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy sự phục hồi và hoạt động sôi nổi của ngành gỗ hiện nay.”, ông Nguyễn Quốc Khanh chia sẻ thêm.
Lãnh đạo Bộ Công Thương và HAWA thực hiện nghi thức khai mạc Vietnam Furniture Matching Week 2022.
Theo Ban tổ chức, Vietnam Furniture Matching Week 2022 sẽ bao gồm các chuỗi hoạt động ofline và online. Trong đó, Furniture Sourcing Day được tổ chức trực tiếp trong 2 ngày 13 và 14/4/2022, hướng đến hỗ trợ các nhà sản xuất Việt Nam tìm kiếm đối tác và kết nối giao thương B2B. Doanh nghiệp trong ngành sẽ được tiếp cận các nhà nhà mua hàng quốc tế cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ để chia sẻ các thông tin, quảng bá sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới nhất của mình.
Ngoài các gian hàng của doanh nghiệp tham gia triển lãm, trong ngày 14/4, Ban tổ chức còn dành không gian để các doanh nghiệp có thể kết nối trực tiếp với nhau, cùng gặp nhau tại chuỗi “Café kết nối doanh nghiệp”theo từng chuyên đề, là những mã hàng của ngành như: nội thất (indoor), ngoại thất (outdoor), sofa, tủ kệ bếp… Chuỗi hoạt động online sẽ kéo dài trong suốt thời gian diễn ra Vietnam Furniture Matching Week 2022 trên nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE (hopefairs.com) sẽ là con đường giao thương hiện đại để các nhà sản xuất Việt Nam tiếp cận doanh nghiệp mua hàng trên toàn thế giới.
Song song với hoạt động kết nối giao thương, các hội thảo chuyên ngành cũng sẽ cung cấp nhiều thông tin quan trọng, mang tính thời sự cũng như những đề xuất để doanh nghiệp thích ứng tốt hơn trong điều kiện hiện nay. Từ những vấn đề rất nóng, được quan tâm như xu hướng logistics, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực – RCEP, cho đến chuỗi cung ứng vật liệu nội thất và hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành gỗ.
Video đang HOT
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại Lễ khai mạc Vietnam Furniture Matching Week 2022.
Phát biểu tại sự kiện, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh: Thời gian qua, sự bùng phát trở lại và kéo dài của dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến kinh tế – xã hội của Việt Nam. Ngành sản xuất gỗ và nội thất cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực của địa dịch, biến động của chuỗi cung ứng, chi phí vận chuyển, nguyên liệu đầu vào nhưng vẫn duy trì ở mức tăng trưởng tốt.
Cụ thể, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 14,8 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020, đứng thứ 6 trong các nhóm hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả này cho thấy sự chủ động, nỗ lực, sáng tạo của doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng như vận dụng hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản…
Theo ông Đỗ Thắng Hải, từ đầu năm 2022 đến nay, nhu cầu đồ nội thất thế giới đang trên đà tăng trưởng, các doanh nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt Nam hiện đã kín đơn hàng đến hết quý III/2022; một số doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết năm 2022. Trong bối cảnh đó, Vietnam Furniture Matching Week không chỉ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nội thất và thủ công mỹ nghệ Việt Nam mở rộng tìm kiếm khách hàng ở cả thị trường xuất khẩu lẫn nội địa mà còn tạo ra các kết nối giao thương trong cả hệ sinh thái nội thất để doanh nghiệp có thể tiếp cận cả những dịch vụ phụ trợ, vận chuyển, kiểm định… tốt nhất trong chuỗi cung ứng ngành.
Cùng với nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE, Vietnam Furniture Matching Week là hoạt động đóng vai trò quan trọng để duy trì hình ảnh ngành gỗ và nội thất Việt Nam trên thị trường thế giới cũng như giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn phức tạp, ảnh hưởng đến việc đi lại trên toàn cầu.
Giá cà phê hôm nay 13/4: Giá cà phê điều chỉnh giảm; nguồn cung thế giới xuất hiện 'những ngôi sao mới'?
Đã có những biến động khá mới mẻ tại các nguồn cung cà phê thế giới, dường như có những ngôi sao mới đang xuất hiện, trong đó, xuất khẩu cà phê của Brazil và Colombia giảm, Việt Nam và nhiều nước châu Á bất ngờ tăng mạnh.
Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 12/4. (Nguồn: Newtimes)
Giá cà phê hôm nay 13/4
Giá cà phê quay đầu điều chỉnh nhẹ sau phiên tăng mạnh trước đó, do giới đầu cơ quay lại tăng mua khi có thêm yếu tố cơ bản hỗ trợ và suy đoán nguồn cung trong tương lai vẫn còn hạn chế.
Tuy nhiên, theo dữ liệu khảo sát lần đầu tiên của Công ty Cung ứng và dự báo nông sản quốc gia (CONAB) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Brazil về dữ liệu vụ mùa cà phê năm 2022 ở 9 bang trồng cà phê, sản lượng cà phê năm nay của Brazil ước đạt 55,7 triệu bao, tăng 16,8% so với năm 2001. Dự kiến kết quả khảo sát lần thứ hai sẽ được công bố vào ngày 19/5.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/4, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 17 USD (0,81%), giao dịch tại 2.108 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 21 USD (1,00%) giao dịch tại 2.117 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 4,95 Cent (2,14%), giao dịch tại 236,6 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 5,40 Cent (2,16%), giao dịch tại 236,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh .
Thông tin thị trường cà phê
Từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 2 năm nay, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ giảm 14,5% xuống còn 25 triệu bao. Trong quãng thời gian này các lô hàng xuất khẩu từ Brazil chỉ đạt 17 triệu bao, giảm mạnh 20,3% so với 21,3 triệu bao của niên vụ trước.
Xuất khẩu của Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới sụt giảm do các vấn đề về chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu container và tắc nghẽn vận chuyển. Mặt khác, Brazil cũng có một vụ mùa nhỏ hơn theo chu kỳ hai năm một lần của cây cà phê arabica.
Xuất khẩu cà phê của Colombia, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ ba thế giới cũng ghi nhận mức giảm 10,5% xuống còn 5,3 triệu bao, do điều kiện thời tiết bất lợi kéo dài làm giảm nguồn cung.
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Á và châu Đại Dương tăng 21,6%, đạt 18,7 triệu bao trong 5 tháng đầu niên vụ 2021-2022.
Xuất khẩu của Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới đạt 11,6 triệu bao, tăng mạnh 19,1%. Mức tăng này một phần là bởi cùng kỳ năm ngoái xuất khẩu của Việt Nam ở mức thấp do các vấn đề về hậu cần, thiếu hụt container, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao và tắc nghẽn cảng biển tại các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và châu Âu.
Đáng chú ý là xuất khẩu cà phê của Ấn Độ tăng tới 48,8% lên mức 2,8 triệu bao trong 5 tháng đầu niên vụ 2021-2022.
Ngoài ra, xuất khẩu cà phê của Indonesia tăng 16,5% lên 3,6 triệu bao. Mức tăng này là nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp cà phê hòa tan. Indonesia đã xuất khẩu 1,1 triệu bao cà phê hòa tan trong giai đoạn từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 2 năm nay so với 0,7 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2020-2021.
Trên thực tế, xuất khẩu cà phê hòa tan của Indonesia cũng đã tăng gần gấp đôi so với mức 0,6 triệu bao đạt được trong cùng kỳ niên vụ 2017-2018.
Xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi trong 5 tháng đầu niên vụ 2020-2021 giảm nhẹ xuống còn 5 triệu bao so với 5,1 triệu bao của niên vụ trước.
Xuất khẩu cà phê của Uganda, nước xuất khẩu lớn nhất tại châu Phi tăng nhẹ 100.000 bao lên 2,4 triệu bao. Tuy nhiên, sản lượng giảm do hạn hán ở một số vùng trồng cà phê đang khiến xuất khẩu cà phê của nước này giảm xuống. Trong tháng 2, xuất khẩu cà phê của Uganda đã giảm 20,2% so với cùng kỳ xuống còn 449.000 bao.
Trong khu vực này, xuất khẩu cà phê của Ethiopia trong 5 tháng đầu niên vụ 2021-2022 tăng mạnh 24,6% và đạt 1,1 triệu bao. Ngược lại, xuất khẩu cà phê của Tanzania giảm 5,1% xuống 530.000 bao.
Tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, xuất khẩu cà phê của khu vực này trong 5 tháng đầu niên vụ 2021-2022 đạt 4,6 triệu bao, tăng 13,4%. Mặc dù vậy, xuất khẩu của khu vực này trong tháng 2 đã giảm 4,1%, xuống còn 1,5 triệu bao.
Honduras, nhà sản xuất lớn nhất khu vực chỉ xuất khẩu 503.000 bao cà phê trong tháng 2, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Honduras (AHDECAFE), sản lượng cà phê của nước này giảm do ảnh hưởng bởi chu kỳ sản xuất hai năm một lần và sự xuất hiện của bệnh gỉ sắt trên lá cà phê.
Còn tại Mexico, quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai của khu vực đã xuất khẩu 1,2 triệu bao cà phê trong 5 tháng đầu tiên của niên vụ 2021-2022, tăng 12,7% so với cùng kỳ niên vụ trước. Ngoài ra, xuất khẩu cà phê từ Guatemala cũng tăng mạnh 15,5% lên 810.000 bao.
Giá cà phê hôm nay 11/4: Tăng giảm đan xen Giá cà phê kỳ hạn bật tăng phiên cuối tuần sau khi đầu cơ mạnh tay thanh lý vị thế ròng trước đó do đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng Năm và lo ngại rủi ro tăng cao trước khả năng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất cơ bản USD và cắt giảm kích thích...