Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
Sáng nay, 20/5, Quốc hội khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội XIV
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, bước vào năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và nhanh chóng trở thành đại dịch, tác động tiêu cực đến mọi hoạt động kinh tế – xã hội của toàn cầu và Việt Nam.
Dịch bệnh đã làm hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, giao thương, đầu tư bị gián đoạn, các hoạt động xã hội, nhất là y tế, giáo dục – đào tạo, du lịch, văn hóa,… và đời sống của nhân dân bị ảnh hưởng.
Cùng với đó, nước ta còn chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai diễn ra cực đoan, bất thường gây thiệt hại lớn ở nhiều khu vực trong cả nước, như: tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, giông lốc, mưa đá…
Đến nay, bước đầu, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được bệnh dịch, ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, bảo đảm sự an toàn về tính mạng và sức khỏe của người dân. Các giải pháp ứng phó của Việt Nam được các quốc gia, tổ chức quốc tế đánh giá cao và ghi nhận là điểm sáng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Giữa bối cảnh đại dịch và kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh, nhiều nước tăng trưởng âm, tốc độ tăng trưởng GDP quý I của nước ta vẫn đạt khoảng 3,82%; an sinh xã hội, đời sống của người dân vẫn được bảo đảm; an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Chương trình nghị sự tại kỳ họp lần này với nhiều nội dung quan trọng.
Thứ nhất, Quốc hội xem xét, thảo luận cac báo cáo bổ sung về kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019 và tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2020; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Video đang HOT
“Năm 2020 là năm cuối của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020, diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Do đó, các vị đại biểu Quốc hội cần nghiên cứu, phân tích thấu đáo, thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện, khách quan để xác định phương hướng, giải pháp hữu hiệu nhằm sớm phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, góp phần hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm, tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo”, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
Quốc hội cũng xem xét, quyết định Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đề ra các giải pháp thực hiện để phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số để đưa kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi phát triển mạnh mẽ, toàn diện và bền vững hơn.
Toàn cảnh nhiều đại biểu Quốc hội nghiêm túc tham dự khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội XIV
Thứ hai, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, nhiều dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 6 dự án luật khác nhăm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp, góp phần đôi mơi, săp xêp, kiên toan tô chưc bô may cua Quốc hội; nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp, huy động nguồn lực trong xã hội, nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, Quốc hội xem xét, phê chuẩn 3 điều ước quốc tế gồm: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA), gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về xóa bỏ lao động cưỡng bức.
“Đây sẽ là bước đánh dấu quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, là tiền đề quan trọng tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu; xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó sẽ thu hút được nhiều hơn nữa các nhà đầu tư đến từ EU và các nước khác…”, người đứng đầu Quốc hội nhấn mạnh.
Thứ ba, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”; xem xét các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 9 và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV; thành lập Hội đồng bầu cử Quốc gia và xem xét một số nội dung quan trọng khác.
Theo chương trình đã được thông qua, kỳ họp thứ 9, Quốc hội XIV sẽ được chia thành 2 đợt, kết hợp giữa họp trực tuyến và họp tập trung.
Tại kỳ họp này, trong bối cảnh cả hệ thống chính trị, nhất là Chính phủ, các bộ, ngành đang tập trung tối đa cho công tác phòng, chống dịch, khôi phục sản xuất kinh doanh, thay vì chất vấn trực tiếp tại phiên họp toàn thể như thông lệ, các vị đại biểu Quốc hội sẽ gửi chất vấn bằng văn bản đến các thành viên Chính phủ, các vị trưởng ngành về những vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm. Các văn bản chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được tổng hợp để báo cáo Quốc hội.
Ngoài ra, một số báo cáo của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước… đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, kết hợp thảo luận cùng các nội dung liên quan.
Thủ tướng: Không tăng "sốc" giá xăng, chưa tăng giá điện trong năm 2020
Thủ tướng yêu cầu theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để điều hành giá ổn định hoặc không tăng giá đột biến.
Đồng thời, không tăng giá điện trong năm 2020.
Ngày 13-5, Văn phòng Chính phủ cho biết vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá quý I/2020.
Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% đã được Quốc hội đề ra và căn cứ các nghiên cứu, phân tích, đề xuất kịch bản điều hành giá đã được trao đổi, thống nhất, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường, giá cả phù hợp theo thẩm quyền, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu.
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành theo dõi sát diễn biến thị trường, sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để không tăng giá đột biến
Đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý, các bộ ngành địa phương cần thực hiện nghiêm chủ trương chung của Chính phủ là không thực hiện điều chỉnh giá trong quý II/2020, nhất là các mặt hàng đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp.
Trường hợp cần xem xét điều chỉnh trong năm 2020 thì chủ động tính toán, đánh giá liều lượng, mức độ và thời điểm phù hợp để kịp thời báo cáo Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo, nhất là sách giáo khoa, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế.
Thủ tướng đặc biệt lưu ý với công tác quản lý, điều hành một số mặt hàng thiết yếu.
Cụ thể với xăng dầu, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và bộ, ngành liên quan tiếp tục chủ động theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để điều hành giá ổn định hoặc không tăng giá đột biến, góp phần bình ổn giá cả thị trường trong nước, hỗ trợ đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng kết luận cơ bản không xem xét điều chỉnh tăng giá điện trong năm 2020. Đối với việc miễn, giảm giá điện trong 3 tháng cho một số đối tượng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục đánh giá, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả, nhất là giảm giá điện đối với đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo.
Đồng thời, hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán, chủ động thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để tránh trường hợp lỗ và treo các khoản lỗ khi thực hiện chương trình giảm giá điện hỗ trợ khách hàng; tránh gây áp lực giá trong năm 2021 và thời gian tới.
Xem xét đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá
Đối với mặt hàng sách giáo khoa, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ sớm hoàn thành các thủ tục để trình Chính phủ xem xét phê duyệt, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa mặt hàng sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá, nhằm bảo đảm công bằng trong biên soạn, sử dụng sách giáo khoa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 88 của Quốc hội năm 2014. Đồng thời, giải quyết hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và quyền lợi của phụ huynh, học sinh.
Đối với sách giáo khoa lớp 1 phục vụ năm học 2021-2022, trước mắt thực hiện theo quy định hiện hành, đồng thời đề nghị các Nhà xuất bản rà soát phương án giá đã kê khai, trong đó đề nghị kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm giá, hỗ trợ người tiêu dùng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Không bắt buộc cực đoan việc cấm bật điều hòa" Phó Thủ tướng: Không bắt buộc cực đoan việc cấm bật điều hòa, bởi thực tế chỉ cấm bật các hệ thống điều hòa tổng. Tại cuộc họp sáng 6/5, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 đề xuất các biện pháp phòng chống dịch trong diễn biến mới, trong đó có những biện pháp nới lỏng. Đến thời điểm...