Khai mạc Olympic mùa Đông, nhà hàng thịt chó Hàn Quốc vẫn đón khách
Hầu hết các nhà hàng phục vụ những món ăn chế biến từ thịt chó ở Pyeongchang – thành phố đăng cai Olympic mùa Đông 2018 tại Hàn Quốc, đã không chấp nhận yêu cầu của chính quyền tạm chuyển sang các đồ ăn khác.
Các nhà hoạt động đã đẩy mạnh các chiến dịch cấm tiêu thụ thịt chó, đưa ra các lời kêu gọi trên mạng xã hội tẩy chay Olympic mùa Đông PyeongChang cũng như biểu tình phản đối ở thủ đô Seoul liên quan đến việc ăn thịt chó ở thành phố PyeongChang.
Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã yêu cầu 12 nhà hàng “cầy tơ” ở PyeongChang ngừng phục vụ thực khách món ăn này trong thời gian diễn ra Olympic. Tuy nhiên, chỉ có 2 chủ nhà hàng tuân thủ. Ông Lee Yong-bae – một quan chức chính quyền địa phương – nhiều chủ nhà hàng thịt chó cho rằng yêu cầu này đe dọa cuộc sống mưu sinh của họ.
Trên thực tế, nhiều nhà hàng đã chuyển sang phục vụ các món ăn chế biến từ thịt lợn hoặc đồ khác, song do doanh thu bị giảm mạnh, nên họ lại buộc phải quay về “món” sở trường. Tuy nhiên, các biển quảng cáo bán món thịt chó, trong đó có các loại súp bổ dưỡng tăng sinh lực như boshintang hay yeongyangtang, đã được thay thế bằng các món khác như súp thịt dê yeomsotang nhằm tránh gây ấn tượng xấu với du khách và vận động viên nước ngoài.
Trong thời gian Hàn Quốc đăng cai các sự kiện quốc tế, các cơ quan chức năng nước này thường phải thuyết phục các nhà hàng thay đổi thực đơn hoặc tháo gỡ các biển hiệu quảng cáo thịt chó. Thói quen ăn thịt chó ở Hàn Quốc cũng đang dần thay đổi khi ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, coi chó là “thú cưng”, và ăn thịt loài động vật này là một điều cấm kỵ. Theo thống kê, mỗi năm, người dân Hàn Quốc giết thịt khoảng 1 triệu con chó để chế biến các món ăn vì tin rằng thịt chó là nguồn thực phẩm giàu đạm giúp tăng cường sinh lực.
Video đang HOT
Theo Danviet
Duy nhất đoàn Triều Tiên không được tặng quà "sang" tại Thế vận hội?
Đoàn vận động viên Triều Tiên có thể sẽ là đơn vị duy nhất không được nhận quà tặng là những chiếc điện thoại Samsung và bộ đồng phục Nike giá trị do các lệnh trừng phạt quốc tế gần đây.
Các vận động viên Triều Tiên đến Hàn Quốc ngày 1/2. (Ảnh: AFP)
Theo Reuters, hàng nghìn vận động viên tham gia tranh tài tại Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang ở Hàn Quốc từ ngày 9/2 sắp tới sẽ được nhận những món quà giá trị như những chiếc điện thoại thông minh Samsung đời mới nhất có giá lên tới 1.100 USD hay các bộ đồng phục của thương hiệu Nike nổi tiếng và cả các thiết bị mới. Tuy vậy, 22 vận động viên Triều Tiên có thể sẽ nằm ngoài danh sách nhận quà.
Các biện pháp trừng phạt khắt khe của cộng đồng quốc tế đối với Triều Tiên, bao gồm việc hạn chế đi lại cũng như lệnh cấm mua bán các món hàng xa xỉ và đồ dùng thể thao, sẽ khiến ban tổ chức Thế vận hội Olympic Hàn Quốc "đau đầu" trong việc nghĩ cách để có thể mang lại lợi ích công bằng cho đoàn vận động viên Triều Tiên, tương tự gần 3.000 vận động viên của các nước khác.
Tập đoàn Samsung Electronics, nhà tài trợ chính thức cho Thế vận hội mùa Đông năm nay, đã đề nghị tặng 4.000 điện thoại Galaxy Note 8 được thiết kế đặc biệt cho Thế vận hội cho "tất cả" các vận động viên tham dự sự kiện thể thao tầm cỡ thế giới này.
Phát ngôn viên của Samsung cho biết Ủy ban Olympic Quốc tế sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm chuyển các món quà này cho các vận động viên. Tuy nhiên, một thành viên của ban tổ chức tiết lộ Hàn Quốc hiện vẫn chưa chắc chắn về việc các vận động viên Triều Tiên có đủ tiêu chuẩn để nhận quà hay không nếu cân nhắc các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc tặng những chiếc điện thoại có giá trên 1.000 USD có thể vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, trong đó quy định cấm cung cấp cho Triều Tiên các sản phẩm và hàng điện tử xa xỉ có khả năng sử dụng đồng thời cho cả 2 mục đích quân sự cũng như dân sự.
Vận động viên khúc côn cầu Hàn Quốc (áo trắng) và Triều Tiên cùng tập luyện tại Jincheon, Hàn Quốc trước khi thi đấu chung tại Thế vận hội (Ảnh: REX)
Các nữ vận động viên của đoàn khúc côn cầu Triều Tiên và Hàn Quốc đã bắt đầu chương trình sinh hoạt và tập luyện cùng nhau từ tuần trước. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Thế vận hội, cả hai đội Triều Tiên và Hàn Quốc cùng thi đấu chung trong một đội tuyển.
Tuy vậy, đội khúc côn cầu Hàn - Triều sẽ phải mặc đồng phục thi đấu của một công ty Phần Lan, thay vì mặc sản phẩm của nhà tài trợ Nike. Nếu Nike, một công ty của Mỹ, cung cấp đồng phục cho vận động viên Triều Tiên, họ cũng sẽ vi phạm lệnh cấm vận đơn phương của Washington với Bình Nhưỡng.
Phát ngôn viên của Nike cho biết công ty này sẽ tuân thủ các lệnh trừng phạt và đội khúc côn cầu chung của Hàn Quốc - Triều Tiên sẽ không thể thi đấu trong đồng phục của Nike. Ngoài ra, một quan chức thuộc ban tổ chức Thế vận hội cho biết các vận động viên Triều Tiên cũng sẽ phải trả lại toàn bộ gậy khúc côn cầu, ván trượt và các dụng cụ khác mà họ đã "thuê" để thi đấu trước khi rời Hàn Quốc về nước.
Ngày 1/2, đoàn vận động viên và đại biểu Triều Tiên do Thứ trưởng Bộ Thể thao Won Kil U dẫn đầu đã đến làng vận động viên Olympics tại Gangneung, Hàn Quốc để bắt đầu tham dự Thế vận hội. Máy bay của hãng hàng không Asiana Airlines đã chở đoàn Triều Tiên hạ cánh ở sân bay quốc tế Yangyang trước khi di chuyển bằng xe buýt đến Làng Olympic Gangneung để nhận thẻ ra vào.
Thành Đạt
Theo Dantri
Tổng thống Putin xin lỗi các vận động viên Nga Tổng thống Vladimir Putin đã trực tiếp nói lời xin lỗi với các vận động viên Nga sau vụ lùm xùm liên quan tới cáo buộc sử dụng doping tại Thế vận hội. Tổng thống Putin chụp hình với các vận động viên đội khúc côn cầu Nga trong cuộc gặp trước thềm Thế vận hội (Ảnh: AFP) "Hãy tha thứ cho chúng...