Khai mạc lễ hội sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên
Tối 12/11, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên.
Lãnh đạo Hà Nội cắt băng khai mạc lễ hội. Ảnh: Phương Anh/TTXVN
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, sự kiện lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ hội giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước giao lưu, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực chủ thẻ OCOP.
Sự kiện thu hút hơn 100 gian hàng và trên 2.000 sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Hà Nội, 19 miền Trung và Tây Nguyên và 20 tỉnh, thành trong cả nước. Đặc biệt trong sự kiện này, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lào Cai cũng đồng tổ chức Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP của tỉnh Lào Cai, tạo điều kiện cho các đơn vị phân phối tiêu thụ kết nối và thỏa mãn nhu cầu mua sắm đặc sản vùng miền và sản phẩm OCOP của người tiêu dùng Thủ đô.
Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong số đó có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND thành phố Hà Nội công nhận; có trên 11.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc OR Code. Đó chính là lợi thế của thành phố Hà Nội trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP. Đến nay, Hà Nội đã có 1.619 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, chiếm 19% của cả nước (8.340 sản phẩm), trong đó có 4 sản phẩm 5 sao và sản phẩm tiềm năng 5 sao đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đánh giá, phân hạng. Năm 2022 Hà Nội phấn đấu đánh giá phân hạng trên 400 sản phẩm OCOP.
Lãnh đạo Hà Nội tham quan các gian hàng tại lễ hội. Ảnh: Phương Anh/TTXVN
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết, các sản phẩm OCOP của thành phố đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đó là nhờ sự cố gắng và nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương; sự năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức dám nghĩ, dám làm, tư duy nhạy bén của các doanh nghiệp và người dân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều loại giống cây trồng, vật tư đầu vào còn phụ thuộc vào nhập khẩu, vùng nguyên liệu chưa tập trung, còn lệ thuộc nhiều vào liên kết vùng nguyên liệu đầu vào của các vùng miền trong cả nước, quy mô sản xuất còn nhỏ, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, các tiêu chuẩn quốc tế ngày một khắt khe…
Để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, thời gian tới Hà Nội cần tập trung vào đẩy mạnh phát triển xây dựng thương hiệu; Xây dựng quy hoạch, phát triển và liên kết vùng nguyên liệu bề vững; Phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch; Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa; Phát triển và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế…
Festival giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội: 'Khoe' sản vật Thủ đô
Tối 24/6, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư-Thương mại-Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã khai mạc chương trình "Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022" nhằm quảng bá sâu rộng thương hiệu, sản phẩm, mô hình nông nghiệp gắn kết du lịch sinh thái đến khách tham quan và người tiêu dùng Thủ đô.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Festival.
Festival có quy mô 1.000 m2 khu trưng bày chung và 73 gian hàng; trong đó có 53 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Chương Mỹ và các quận huyện trên địa bàn Hà Nội, 20 gian hàng của 11 tỉnh, thành phố như Lạng Sơn, Bắc Giang, Lào Cai, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Lâm Đồng... đã đem đến cho người tiêu dùng Thủ đô nhiều trải nghiệm thú vị.
Các sản phẩm trưng bày, giới thiệu, quảng bá tại Festival được Ban tổ chức lựa chọn kỹ từ các nhóm thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống, vật tư nông nghiệp, ẩm thực tiêu biểu của các địa phương.
Ông Nguyễn Ánh Dương - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội phát biểu tại Festival.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Ánh Dương - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Hơn 2 năm vừa qua, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID- 19 nhưng kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn TP Hà Nội luôn được duy trì, ổn định; Góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực kinh tế ngành vào GRDP thành phố.
Với phương châm tiếp tục thực hiện mục tiêu kép là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID- 19 và phát triển kinh tế; nhằm đẩy mạnh hoạt động kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp; đồng thời thực hiện Kế hoạch của thành phố về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP giai đoạn 2022-2025, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ tổ chức chương trình "Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022".
Các đại biểu huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tham dự tại Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022.
Chương trình được kỳ vọng là cơ hội để các đơn vị tham gia quảng bá sâu rộng thương hiệu, sản phẩm, mô hình nông nghiệp gắn kết du lịch sinh thái đến khách tham quan, người tiêu dùng Thủ đô. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, bảo tồn làng nghề truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương; thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn không gian cộng đồng làng quê nông nghiệp truyền thống và các sản vật có nguồn gốc thiên nhiên.
Hình ảnh tại Festival giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội tại huyện Chương Mỹ:
Tiết mục biểu diễn văn nghệ tại Festival
Các vị đại biểu thăm quan các gian hàng sản phẩm OCOP.
ADVERTISING
00:00
Đông đảo người dân huyện Chương Mỹ tham quan Festival.
Các sản phẩm OCOP được nhiều người dân quan tâm.
Chương trình "Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022" diễn ra đến hết ngày 26/6/2022.
Anh nông dân Sài Gòn điển trai dùng cách lạ và kỹ thuật massage để lấy mật dừa nước Không dừng lại ở việc sản xuất và xây thương hiệu mật dừa nước, nông dân trẻ Phan Minh Tiến (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP.HCM) còn đang xây dựng thành sản phẩm OCOP, một đặc sản của địa phương. Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM Hoàng Thị Mai, hồ sơ công nhận mật dừa nước của...