Khai mạc Hội nghị Trung ương 8, khóa XI
Sáng nay (30/9) tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI bắt đầu họp Hội nghị Trung ương lần thứ 8.
Hội nghị Trung ương 8 sẽ diễn ra từ ngày 30/9 đến 9/10 – Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Tại Hội nghị này, Trung ương sẽ thông qua các nội dung: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX về chiến lược bảo vệ Tổ quốc; Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; đánh giá tình hình kinh tế-xã hội, nhiệm vụ tài chính, ngân sách Nhà nước năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và tài chính, ngân sách Nhà nước năm 2014; việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI về kinh tế, xã hội với trọng tâm là 3 khâu đột phá gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; quy chế bầu cử trong Đảng; thành lập các Tiểu ban bầu cử cho Đại hội Đảng XII.
Hội nghị Trung ương 8 cũng cho ý kiến về Hiến pháp; Báo cáo kiểm điểm hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong năm 2013; công tác nhân sự; các công việc quan trọng được thực hiện từ Hội nghị Trung ương 7 đến nay; chất vấn và trả lời chất vấn (nếu có).
Theo chương trình, Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 30/9 – 9/10.
Video đang HOT
Trong ngày hôm nay, Hội nghị sẽ nghe và thảo luận về Tờ trình 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Ông Vương Đình Huệ: "Không biết GDP chạy đi đâu!"
Trong khi các chuyên gia kinh tế than phiền về số liệu thống kê, thậm chí nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan còn "không dám tin" thì Trưởng Ban Kinh tế TW Vương Đình Huệ đặt câu hỏi: GDP các tỉnh tăng mạnh mà cả nước 5,5%, không biết GDP chạy đi đâu?
Nhiều hoài nghi quanh những con số báo cáo về kết quả kinh tế.
Phiên thảo luận diễn ra sau báo cáo "Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và những điều chỉnh chiến lược" do Ban Kinh tế Trung ương Đảng phối hợp với Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Ngân hàng Thế giới tổ chức đã diễn ra trong không khí cởi mở với những góp ý thẳng thắn từ các đại biểu, khách mời.
Sau khi lắng nghe báo cáo, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói: "Thú thật, tôi thấy các con số thống kê nó thế nào ấy, tôi không dám tin. Nợ xấu đố ai biết chính xác ra sao, tôi không dám tin con số nào vì hôm nay nói thế này mai lại nói thế khác... Nếu cứ căn cứ vào những con số này để phân tích thì đi đến đâu?".
Trong khi đó, TS Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện chiến lược chính sách thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu: "Tôi thuộc phái hoài nghi các con số". Ông dẫn ví dụ về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế và thấy rằng, điều phi lý là tăng trưởng GRDP (GDP trên địa bàn) của tỉnh nào cũng cao hơn mức trung bình cả nước.
Do vậy, ông đề nghị, "Không nên coi trọng vấn đề này nữa, đặt ra không giải quyết vấn đề gì. Bàn câu chuyện khác chứ không bàn con số".
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ lên tiếng, "GDP tỉnh nào cũng tăng cao mà chỉ tiêu cả nước chỉ 5,5% thì không biết GDP chạy đi đâu?". Do vậy, ông đề nghị cần nghiên cứu việc phối hợp điều hành kinh tế giữa trung ương và địa phương.
Theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, mặc dù số liệu thống kê là quan trọng và những con số chính xác sẽ phản ánh được vấn đề thực tế. Tuy nhiên, nên quan tâm nhiều hơn đến chủ trương và thực hiện chủ trương.
Chủ trương về đổi mới thể chế và đổi mới mô hình tăng trưởng đều đã được đặt ra. Trong đó có những chủ trương quan trọng về phát triển thị trường tài chính vững chắc, giám sát hiệu quả, phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh... thế nhưng vấn đề là kết quả ra sao, thực hiện thế nào.
"Chúng ta thường viện vào hai lý do là do tác động bên ngoài (kinh tế thế giới khó khăn) và những vấn đề nội tại bên trong. Tôi nghĩ đúng nhưng không phải trọng yếu". Theo ông, nguyên nhân chính dẫn tới những khó khăn chính là những sai lầm chủ quan, tư duy chủ quan duy ý chí, "đi vào những cái không tưởng, đề ra những mục tiêu không phù hợp với thực tế".
Đồng tình về nhận định này, các nhà khoa học tham dự hội thảo cũng đưa ra đánh giá chung, một nhược điểm lớn trong quản lý kinh tế đó chính là căn bệnh thành tích trong ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Do nhận định tình hình chưa chính xác nên kế hoạch đưa ra thường cao và thực tế không đạt được, tuy nhiên, điều trớ trêu là số liệu báo cáo lại số liệu được "làm đẹp" hơn nhiều so với kết quả thực hiện.
Tuy vậy, "Phê phán thì dễ, làm thì rất khó. Điều quan trọng bây giờ là phải thay đổi trong quan điểm, trong chủ trương đường lối. Chứ điều chỉnh lại các chỉ tiêu tăng trưởng, chỉ tiêu lạm phát thì quá dễ, làm được ngay nhưng không mang ý nghĩa gì" - nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan góp ý.
Bích Diệp
Theo DANTRI
Ông Trần Thọ chính thức trở thành Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Chiều 30/8, Thành ủy TP Đà Nẵng đã tổ chức bỏ phiếu và bầu ông Trần Thọ giữ chức Bí thư thay thế ông Nguyễn Bá Thanh đã ra Hà Nội nhận công tác 6 tháng trước. Sau khi được Bộ Chính trị đồng ý giới thiệu ông Trần Thọ, Phó Bí thư thường trực phụ trách Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch...