Khai mạc Hội nghị thường niên IPAF lần thứ 4
Chiều ngày 14/11/2018, Hội nghị quốc tế Diễn đàn các Công ty quản lý tài sản công quốc tế ( IPAF) lần thứ 4 với chủ đề “Củng cố an ninh tài chính châu Á và giải pháp thực hiện” đã chính thức được diễn ra tại Hà Nội.
Ông Lê Hoàng Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên DATC: IPAF ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài sản và xử lý nợ giữa các nước thành viên.
Tham dự Hội nghị có ông Lê Hoàng Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC), ông Eric Sidgwick – Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Việt Nam và đại diện các nước thành viên IPAF.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Hoàng Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên DATC cho biết, từ khi thành lập đến nay, IPAF ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài sản và xử lý nợ giữa các nước thành viên. Tại Diễn đàn IPAF của những năm qua, DATC cũng như các nước thành viên cũng đã học hỏi được thêm rất nhiều kinh nghiệm quý báu về công tác xử lý nợ từ các công ty quản lý tài sản công quốc gia khác nhau.
Video đang HOT
Đánh giá những kết quả hoạt động tích cực của IPAF trong thời gian qua, ông Eric Sidgwich, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Việt Nam cho rằng, trong những năm qua, IPAF đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc giúp kết nối các nước thành viên cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm xử lý nợ hữu ích của mình.
“IPAF lần thứ 4 sẽ giúp giải quyết những vấn đề liên quan đến bất ổn về tài chính và phát triển thị trường, đặc biệt là giải quyết những vấn đề nợ xấu cũng như những tài sản nợ xấu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, ông Eric Sidgwich nhấn mạnh.
Tại Hội nghị, trước sự chứng kiến của các nước thành viên IPAF, ông Jubkyu Lee, Chuyên gia kinh tế vĩ mô ADB đã tuyên bố thông qua kết nạp chính thức Công ty TNHN một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là thành viên mới của IPAF.
Vui mừng khi trở thành thành viên mới của IPAF, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết: Thay mặt VAMC tôi trân trọng cảm ơn các thành viên của Diễn đàn IPAF đã tin tưởng kết nạp VAMC trở thành thành viên mới của Diễn đàn IPAF. Đây là một vinh dự to lớn, đồng thời cũng là một trách nhiệm lớn của VAMC.
“Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc quy ước chung của Diễn đàn IPAF và nỗ lực để có những đóng góp thiết thực nhằm xây đựng Diễn đàn IPAF ngày càng lớn mạnh”, ông Nguyễn Tiến Đông nhấn mạnh.
Tại Hội nghị, các nước thành viên IPAF cũng đã trao đổi kinh nghiệm về xử lý nợ xấu và định hướng hoạt động trong thời gian tới.
Được biết, IPAF được thành lập từ tháng 5/2013 tại TP. Seoul, Hàn Quốc với các công ty mua bán nợ của Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Kazakhstan. Sau 5 năm hình thành và phát triển, tính đến nay, IPAF đã có 13 nước thành viên.
Theo tapchitaichinh.vn
Tăng cường phối hợp xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 8424/NHNN-TTGSNH gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phối hợp trong triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Theo văn bản này, trong quá trình xử lý nợ xấu, ngành Ngân hàng đã nhận được sự hỗ trợ, phối hợp của chính quyền địa phương các cấp. Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện Nghị quyết số 42 trong việc xử lý có hiệu quả các khoản nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Cùng với đó, tăng cường chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan có liên quan (công an, tài chính, thuế, tài nguyên môi trường...) và đề nghị Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án tại địa bàn tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu.
Trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền xử lý; kịp thời báo cáo, kiến nghị Chính phủ xử lý những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền.
Thùy Dương (TTXVN)
Theo baotintuc.vn
Tiếp tục hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 8424/NHNN-TTGSNH gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,...