Khai mạc hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đầu tiên về trí tuệ nhân tạo tại Anh
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 1/11, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) đã khai mạc tại Bletchley Park, thuộc thành phố Milton Keynes, Vương quốc Anh, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu là các nhà lãnh đạo từ 28 quốc gia, đại diện các công ty công nghệ hàng đầu, các học giả và các thành phần khác.
Các tên tuổi đáng chú ý trong danh sách đại biểu bao gồm Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, tỷ phú công nghệ Elon Musk, giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta AI Nick Clegg, Giáo sư Yann LeCun, nhà khoa học trưởng của Meta về AI. Chính phủ Trung Quốc cũng cử đại diện tham dự hội nghị.
Hội nghị diễn ra trong hai ngày 1 – 2/11 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Anh Rishi Sunak, dự kiến tập trung thảo luận về các rủi ro liên quan AI, từ nguy cơ mất việc làm và tấn công mạng đến việc con người mất kiểm soát đối với các hệ thống đã tạo ra và các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Ngoài ra, nội dung thảo luận tại hội nghị đã được mở rộng so với dự kiến ban đầu, bao gồm các vấn đề rộng lớn liên quan đến AI từ deepfake (giả mạo khuôn mặt) đến chăm sóc sức khỏe.
Video đang HOT
Chính phủ Anh kỳ vọng hội nghị góp phần xây dựng sự đồng thuận quốc tế về tương lai của AI, trong bối cảnh thế giới ngày càng lo ngại các mô hình AI biên giới có thể gây ra rủi ro tiềm ẩn về an toàn nếu không được phát triển một cách có trách nhiệm, bất chấp tiềm năng tạo ra tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học và các lợi ích công cộng khác.
Trong ngày đầu tiên của hội nghị, các đại biểu sẽ tham gia các cuộc thảo luận bàn tròn về những cách thực tế để giải quyết vấn đề an toàn và những gì các nhà hoạch định chính sách, cộng đồng quốc tế, các công ty công nghệ và nhà khoa học có thể làm cũng như việc sử dụng AI vì lợi ích cộng đồng trong giáo dục.
Vào ngày thảo luận thứ hai, Thủ tướng Sunak sẽ chủ trì cuộc thảo luận hẹp với khoảng 30 nhà lãnh đạo chính trị và giám đốc điều hành công nghệ để thảo luận các bước làm cho AI trở nên an toàn. Các bên cũng sẽ tiến hành các cuộc đàm phán song phương về việc AI.
Dự kiến, tại phiên bế mạc, hội nghị sẽ ra một thông cáo nhằm thiết lập quan điểm chung về bản chất chính xác của mối đe dọa do AI gây ra và công bố thêm 3 kết quả chính, bao gồm: Thành lập Viện an toàn AI, thiết lập một hội đồng quốc tế sẽ nghiên cứu các rủi ro ngày càng tăng của AI và thông báo về quốc gia đăng cai tiếp theo của sự kiện.
Đáng chú ý, ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh AI tại Anh, ngày 30/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp, thiết lập các tiêu chuẩn an toàn về các hệ thống AI và yêu cầu các nhà phát triển chia sẻ các kết quả kiểm nghiệm an toàn với chính phủ nhằm ngăn chặn nguy cơ AI được sử dụng để phát triển các vật liệu sinh học nguy hiểm và để lừa gạt khách hàng.
Cùng ngày, các quan chức Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí về các nguyên tắc hướng dẫn và một bộ quy tắc ứng xử tự nguyện gồm 11 điểm cho những nhà phát triển các dạng AI tiên tiến, trong nỗ lực của G7 nhằm giảm thiểu các rủi ro liên quan như thông tin sai lệch và những lo ngại về quyền riêng tư.
Bletchly Park, địa điểm diễn ra hội nghị, là địa danh nổi tiếng thế giới, từng là trụ sở bí mật của cơ quan thuộc chính phủ Anh đã góp công lớn trong việc giải mã các bức điện mã hóa của Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chính tại nơi đây, nhà toán học Alan Turing đã sáng chế ra chiếc máy phá mã bombe, máy điện – cơ có khả năng tìm ra quy tắc mã hóa cài đặt cho máy Enigma của Đức Quốc xã và giúp lực lượng Đồng minh chiếm thế thượng phong trên chiến trường, đẩy nhanh việc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Anh và Mỹ khẳng định quan hệ đồng minh vững chắc
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, ngày 10/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong khuôn khổ chuyến thăm ngắn tới nước này, trước khi đến Litva dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại cuộc gặp ở London ngày 10/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Biden đã đến London vào tối 9/7, bắt đầu chuyến công du 3 nước mà điểm đến cuối cùng là Phần Lan, thành viên mới nhất của NATO. Đây là chuyến thăm đến Anh lần thứ 2 của Tổng thống Biden trong vòng 3 tháng và lần thứ 5 hai nhà lãnh đạo hội kiến trong vòng 5 tháng. Hai nhà lãnh đạo đã đạo đã thảo luận trong chưa đầy 40 phút tại khu vườn thuộc khuôn viên của Dinh Thủ tướng Anh. Tại cuộc gặp, Tổng thống Biden đã khẳng định quan hệ vững chắc giữa hai nước đồng minh trong NATO.
Trong cuộc hội đàm, hai bên thảo luận về Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Litva, cuộc xung đột ở Ukraine, cũng như về Tuyên bố Đại Tây Dương - thỏa thuận được công bố vào tháng trước nhằm củng cố mối quan hệ an ninh kinh tế và thương mại giữa hai nước.
Theo người phát ngôn của Thủ tướng Sunak, hai bên cũng thảo luận về quyết định của Mỹ cung cấp bom chùm cho Ukraine.
Ông Sunak khẳng định Anh là một trong những nước ký hiệp ước về cấm sử dụng bom chùm, song tuyên bố quyết định sử dụng loại vũ khí này phụ thuộc vào mỗi quốc gia.
Thủ tướng Sunak đánh giá mối quan hệ đồng minh giữa Anh và Mỹ giờ đây quan trọng hơn bao giờ hết khi hai nước đối mặt với những thách thức chưa từng có tiền lệ về an ninh và kinh tế, nhấn mạnh Anh là đối tác ngoại giao, quốc phòng và thương mại quan trọng nhất của Mỹ. Thủ tướng Anh cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ xem xét cách thức củng cố hợp tác song phương và an ninh kinh tế chung vì lợi ích của người dân hai nước. Ông Sunak nhấn mạnh hai bên sẽ làm tất cả để củng cố an ninh châu Âu-Đại Tây Dương.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Biden cũng sẽ gặp Vua Charles III tại Lâu đài Windsor. Dự kiến Tổng thống Mỹ và Vua Charles III sẽ trao đổi về các vấn đề môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, gặp các đại biểu dự Diễn đàn Huy động Tài chính Mỹ-Anh do Bộ trưởng Năng lượng Anh Grant Shapps và Đặc phái viên khí hậu của Tổng thống Mỹ, ông John Kerry chủ trì nhằm gây quỹ giúp các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hội nghị thượng đỉnh G7 tập trung vào nhiều vấn đề toàn cầu Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã bế mạc chiều 21/5 sau 3 ngày làm việc. Cùng với 8 quốc gia khách mời, hội nghị thượng đỉnh G7 lần này đã thảo luận một loạt vấn đề nóng trên thế giới. Các đại biểu tham dự cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7 ở...