Khai mạc Hội nghị ‘Đại dương của chúng ta’
Hội nghị “Đại dương của chúng ta” ( Our Ocean Summit) lần thứ 9 đã khai mạc ngày 15/4 tại Hy Lạp, với sự tham gia của các đại biểu đến từ khoảng 120 quốc gia.
San hô bị tẩy trắng quanh đảo Lizard trên Rạn san hô Great Barrier, Australia, ngày 5/4/2024. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu ngày 16/4, Ngoại trưởng Hy Lạp George Gerapetritis nhấn mạnh: “Cần có những sáng kiến cụ thể về tất cả các vấn đề lớn như biến đổi khí hậu, các khu bảo tồn biển, nghề cá bền vững, nền kinh tế xanh bền vững, an toàn hàng hải và ô nhiễm biển”.
Theo ông Gerapetritis, hội nghị năm nay sẽ nêu bật các vấn đề về du lịch bền vững ở các vùng ven biển và hải đảo, vận tải hàng hải xanh, giảm thiểu nhựa và vi nhựa cũng như quá trình chuyển đổi xanh của Địa Trung Hải.
Video đang HOT
Cùng ngày, một quan chức chính phủ nước chủ nhà cho biết tại hội nghị năm nay, hơn 400 cam kết mới trị giá 10 tỷ USD sẽ được công bố. Hội nghị sẽ kéo dài tới ngày 17/4.
Hội nghị “Đại dương của chúng ta”, được phát động vào năm 2014, là sự kiện quốc tế đầu tiên nhằm giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến đại dương. Các nước tham gia đã cam kết chi 122,3 tỷ euro để bảo vệ các đại dương. Hội nghị năm 2023 được tổ chức tại Panama đã chứng kiến những người tham gia cam kết 19 tỷ USD cho các dự án giải quyết vấn đề đánh bắt cá bền vững, ô nhiễm, an ninh hàng hải và bảo vệ, trong đó có 816,5 triệu euro của Liên minh châu Âu (EU) dành cho các dự án liên quan đến đại dương.
Tại Hy Lạp, 21 sáng kiến với ngân sách 780 triệu euro đang được tiến hành như một phần của chiến lược có cấu trúc nhằm bảo vệ đa dạng sinh học biển của Hy Lạp. Tuần trước, chính phủ nước này cũng tuyên bố thành lập hai công viên quốc gia mới, một ở biển Ionian dành cho các loài động vật có vú và rùa biển, và một ở biển Aegean dành cho các loài chim biển.
Báo động tình trạng san hô chết dần ở Địa Trung Hải do nắng nóng
Các nhà khoa học cho biết tại các vùng nước nông có nhiệt độ ôn hòa ở Địa Trung Hải, những khu rừng san hô sừng đỏ và tím từng một thời đầy sức sống, là nơi trú ẩn quan trọng cho hệ sinh thái nay đã bị tẩy trắng và trở nên yếu ớt, biến thành các khung xương khô héo khi nhiệt độ mùa hè lên mức kỷ lục.
Rạn san hô Great Barrier ở Queensland, Australia, ngày 7/3/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Sau chuyến lặn thăm dò vùng biển ngoài khơi thành phố Marseille tại miền Nam nước Pháp, Tristan Estaque - nhà hoạt động của nhóm bảo tồn biển Septentrion Environnement - khẳng định môi trường biển đang xuống cấp nhanh chóng.
Trong các cuộc lặn thăm dò cách đây chỉ 2 tháng, các nhà khoa học còn nhìn thấy khung cảnh nguyên vẹn với san hô sừng tím còn tươi tốt. Tuy nhiên, nơi đây đã trở thành khu rừng "ma", với những nhánh san hô to lớn nay chỉ còn thưa thớt mô sống.
San hô sừng là loại san hô phổ biến trên khắp hành tinh, với các khung xương linh hoạt được bao phủ bên ngoài với các polyp. Những rạn san hô ở Địa Trung Hải đã hình thành nên các khu rừng, trở thành nơi trú ẩn cho nhiều sinh vật. Lưới đánh cá, mỏ neo và sự bất cẩn của thợ lặn đều có thể phá vỡ cấu trúc mỏng manh này, trong khi việc tiếp xúc trong thời gian dài với nhiệt độ cao có nguy cơ khiến chúng chết dần.
Theo báo cáo của các chuyên gia khí hậu Liên hợp quốc, trong năm nay, các đợt nắng nóng tại các vùng biển đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo tổ chức Mercator Ocean International chuyên giám sát đại dương tại châu Âu, mùa hè này, khu vực miền Tây Địa Trung Hải đã hứng chịu đợt nắng nóng lớn, khi nhiệt độ nước tăng 5 độ C so với mức bình thường. Tại một số nơi, nhiệt độ nước đã lên tới 30 độ C.
Các cuộc khảo sát do nhóm Septentrion Environnement thực hiện cho thấy kể từ thời điểm đó, khoảng 70 - 90% lượng san hô sừng đỏ ở khu vực có chiều dài từ 10 - 20 m ngoài khơi thành phố Marseille đã chết. Điều này không chỉ xảy ra gần vùng biển miền Nam của Pháp.
Theo chuyên gia Stephane Sartoretto thuộc cơ quan nghiên cứu Ifremer của Pháp, hiện tượng san hô sừng chết dần cũng được ghi nhận tại các vùng biển của Tây Ban Nha và quanh đảo Sardinia của Italy. Mức độ nghiêm trọng sẽ phụ thuộc vào san hô ở độ sâu nào. Dọc theo đường bờ biển của Công viên Quốc gia Calanques ở Pháp, với nhiều sinh vật sống ở vùng nước nông, san hô sừng chỉ cách mặt nước 6 m, nên rất nhiều san hô có xu hướng chết dần. Trong khi đó, tại quần đảo Balearic, san hô ở độ sâu tới 40 m nên ít chịu ảnh hưởng hơn.
Ngoài san hô sừng, bọt biển và các động vật thân mềm hai mảnh vỏ cũng chịu ảnh hưởng. Các đợt nắng nóng tương tự ngoài biển đã tác động tiêu cực đến các trại nuôi trai lấy ngọc, với 150 tấn trai thương mại và 1.000 tấn trai nhỏ để thu hoạch vào năm tới tại Tây Ban Nha đã bị mất trắng trong mùa Hè.
Chuyên gia Basthard-Bogain cho rằng nhiệt độ giảm bớt tại Địa Trung Hải có thể giúp bảo vệ các san hô còn sót lại qua mùa hè vừa rồi. Tuy nhiên, việc nhiệt độ nước vẫn nóng có nguy cơ làm lây lan các mầm bệnh. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng xuất hiện thêm đợt nắng nóng nữa trước cuối mùa Thu.
Chuyên gia Sartoretto lo ngại rằng sự xuất hiện liên tiếp các đợt nắng nóng có thể hủy hoại san hô. Giống như hệ lụy từ các trận cháy rừng trên đất liền, sẽ mất nhiều thập kỷ để các rạn san hô phục hồi. Với tỷ lệ sinh sản thấp, san hô đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn.
Yếu tố kích thích tình trạng tẩy trắng san hô toàn cầu Hai cơ quan khoa học đã lên tiếng cảnh báo rằng các rạn san hô trên khắp thế giới đang trải qua hiện tượng tẩy trắng hàng loạt, do khủng hoảng khí hậu khiến nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục. Rạn san hô Great Barrier ở ngoài khơi bang Queensland, Australia bị tẩy trắng trên diện rộng, ngày 7/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo...