Khách Việt có thể bị bắt khi mang thực phẩm không kiểm dịch tới nước ngoài
Nếu mang thực phẩm, rau củ quả tới Nhật Bản không có giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ chịu phạt tối đa 3 năm tù hoặc phạt tiền lên đến 200 triệu đồng.
Tại Úc, nếu không kê khai hoặc kê khai sai có thể bị bắt giam và chịu phạt lên tới 7 tỉ đồng.
Hãng hàng không Vietnam Airlines ngày 5-3 tiếp tục đưa ra những khuyến cáo đối với hành khách về các quy định của Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Úc về việc cấm hành khách nhập cảnh khi mang theo một số loại thực phẩm.
Hành khách ở ga đi quốc tế sân bay Nội Bài
Theo đó, nhằm phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh đang bùng phát tại một số quốc gia, khi nhập cảnh vào Đài Loan (Trung Quốc), hành khách mang thịt, các thực phẩm làm từ thịt có thể sẽ bị phạt từ 10 ngàn đến 1 triệu Đài tệ (tương đương khoảng 7,5 triệu đồng đến 750 triệu đồng).
Tại Nhật Bản, hành khách mang thực phẩm tươi sống, thực phẩm qua chế biến, rau củ quả phải tuân thủ các thủ tục về kiểm dịch. Trong trường hợp không có giấy chứng nhận sẽ chịu phạt tối đa 3 năm tù hoặc số tiền lên đến 1 triệu Yên Nhật (tương đương khoảng 200 triệu đồng).
Trong khi tại Úc, hành khách phải hoàn thành Phiếu Hành Khách Nhập Cảnh (Incoming Passenger Card) để khai báo hàng hóa có nguy cơ rủi ro bao gồm: Các thực phẩm, nguyên liệu thực vật và các sản phẩm từ động vật dù là một lượng nhỏ đồ ăn nhẹ hay các nguyên liệu để nấu ăn. Nếu không kê khai hoặc kê khai sai trên Phiếu, khách sẽ có thể bị bắt giam và chịu hình phạt dân sự lên tới 420 ngàn AUD (tương đương khoảng 7 tỉ đồng).
Video đang HOT
Các hành khách khi nhập cảnh đến các quốc gia, vùng lãnh thổ này cần tuân thủ quy định nêu trên để tránh bị phạt nặng và ngăn chặn dịch bệnh.
Trước đó, Bộ Ngoại giao cũng đã khuyến cáo về việc Cục Kiểm dịch và Phòng dịch động thực vật thuộc Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan ra thông báo cho biết Việt Nam là nước thứ 3 ở châu Á, sau Trung Quốc và Mông Cổ, và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á phát hiện dịch tả lợn châu Phi. Vì vậy, kể từ 00 giờ ngày 20-2-2019, tất cả các du khách xuất cảnh từ Việt Nam khi nhập cảnh Đài Loan (Trung Quốc), nếu bị phát hiện mang theo các chế phẩm từ thịt lợn sẽ bị phạt hành chính lần đầu là 200.000 Đài tệ (tương đương 6.500 USD); vi phạm lần 2 sẽ bị nâng mức phạt hành chính lên 1 triệu Đài tệ (tương đương 33.000 USD); trong trường hợp không nộp đủ tiền phạt sẽ bị cơ quan di trú Đài Loan từ chối cho phép nhập cảnh.
Vừa qua, một nữ hành khách 56 tuổi bay từ Việt Nam sang Đài Loan thăm người thân có mang theo hai chiếc bánh tét làm quà. Bị chặn lại ở cửa hải quan, người phụ nữ Việt được yêu cầu trả khoản tiền phạt 200.000 Đài tệ. Bức xúc khi thấy khoản tiền phạt quá lớn, nữ hành khách đã từ chối nộp phạt, đồng thời rời Đài Loan trong cùng ngày.
Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đã phát tờ rơi thông báo cho hành khách tại khu vực làm thủ tục đối với các chuyến bay đi từ Việt Nam, phát thanh và trình chiếu video khuyến cáo trên các chuyến bay đi Đài Loan, Nhật, Úc cũng như bố trí nhân viên sân bay nhắc nhở khách về quy định này.
D.Ngọc
Theo nld.com.vn
Giá gần 10 triệu/kg, nấm hương Nhật được bà nội trợ Việt "săn lùng"
Nấm hương Oita của Nhật Bản với hương thơm, vị miễn chê, đồng thời được trồng trên một loại gỗ quý với số lượng có hạn nên chúng đang được các bà nội trợ Việt săn lùng dù có giá đắt ngang nhân sâm, khoảng 8,6 triệu đồng/kg.
Được trồng trên loại gỗ quý, chất lượng miễn chê với mùi thơm, nấm hương Nhật Bản được xem là loại nấm quý, có vị thơm ngon và chữa được nhiều bệnh, rất tốt cho sức khỏe.
Nấm hương Nhật Bản được xem là loại nấm quý, có vị thơm ngon và chữa được nhiều bệnh.
Nấm hương hay còn gọi là nấm Đông Cô, được sử dụng như một loại thực phẩm hay rau gia vị hàng trăm năm nay. Nhiều người mua nấm Nhật Bản về xào rau cải, sốt đậu phụ hay làm rau gia vị trong món gà hầm...Nấm Đông Cô là loại thực phẩm rất dễ sử dụng, chế biến được nhiều món ăn phù hợp với tất cả mọi người từ các buổi tiệc đến các món ăn thường ngày của gia đình.
Một người bán loại nấm này cho hay, loại nấm hương ở Nhật nhìn cũng giống như nấm hương ở Việt Nam, tuy nhiên, chúng khác ở quy trình trồng. Người Nhật không trồng nấm hương bằng bịch phôi nấm mà họ đục lỗ, cấy phôi trồng nấm trên khúc gỗ sồi với mục đích nhằm đảm bảo cho nấm hương sinh trưởng và phát triển giống mới môi trường tự nhiên nhất.
Các nhà sản xuất Nhật Bản chọn gỗ sồi trong rừng để làm nấm vì chúng là loại gỗ có chất lượng tốt.
Ở Nhật có một khu rừng sồi bạt ngàn ở tỉnh Oita (niềm Nam nước Nhật), là một khu nổi tiếng về trồng nấm hương. Do trồng trên gỗ sồi nên sản lượng nấm không cao, nhưng đổi lại chất lượng nấm hương lại tương đương với loại nấm được khai thác ngoài tự nhiên. Đó cũng là lý do khiến giá của nấm hương gỗ sồi luôn nằm trong top nấm đắt đỏ.
Theo quảng cáo của một số người bán hàng thì loại nấm hạng sang của Nhật Bản này không chỉ mang lại hiệu quả cao trong vấn đề phong ngừa ung thư mà loại nấm này còn giúp người dùng có một làn da đẹp, trắng da, làm mờ vết sẹo thâm, đốm đồi mồi, đem lại dinh dưỡng cao.
Các nhà sản xuất Nhật Bản chọn gỗ sồi trong rừng để làm nấm vì chúng là loại gỗ có chất lượng tốt, dày, tạo ra mùi thơm và hương vị nấm đặc biệt.
Nấm hương Nhật Bản được cho là dày và thơm hơn và mùa thu và mùa xuân.
Theo đó, loại nấm hương Nhật Bản được cho là dày và thơm hơn và mùa thu và mùa xuân. Vì vậy nên việc thu hoạch loại nấm này vào thời gian nào cũng rất quan trọng.
Trên thị trường hiện nay, loại nấm này được bán khá phổ biến, từ loại nấm tươi cho đến nấm khô.
Nấm Đông Cô còn là một trong những món ăn rất được yêu thích khi bạn có dự định cho một buổi tiệc chay như Nấm Đông Cô kho chay, Nấm xào với cải thìa... hương thơm dịu, vị ngọt tự nhiên và độ giòn dai là một đặc trưng chỉ có ở Nấm Đông Cô.
Theo Danviet
Phát hiện 3 nhà hàng ăn ở chùa Hương vi phạm an toàn thực phẩm Cả 3 nhà hàng kinh doanh ăn uống trong khu vực chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) khi được kiểm tra sáng 14/2 đều tồn tại những vi phạm về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), trong đó 2 nhà hàng bị lập biên bản xử lý. Sáng nay, 14/2, Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP số 1 của...