Khách từ Trung Đông vào Việt Nam phải khai y tế
Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu triển khai áp dụng tờ khai y tế đối với hành khách nhập cảnh vào Việt Nam nhằm ngăn chặn kịp thời dịch bệnh xâm nhập.
Ảnh minh họa
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng triển khai áp dụng tờ khai y tế đối với tất cả các hành khách đi trên các chuyến bay xuất phát từ 9 quốc gia vùng Trung Đông, nhập cảnh vào Việt Nam qua 3 sân bay: Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng kể từ ngày 1-7 tới.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do corona virus (MERS-CoV) đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan quốc tế rất lớn.
Theo Duy Tiến
Video đang HOT
An ninh thủ đô
Mùa nắng nóng trẻ vẫn rất dễ bị viêm phổi
Một khi trẻ có những biểu hiện của việc như thở khò khè hay chảy nước mũi, cha mẹ cần nghĩ ngay tới trường hợp con mình rất có thể đã bị viêm phổi.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ
Những ngày hè nắng nóng, dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều có nhu cầu giải nhiệt cho cơ thể. Thế nhưng giải nhiệt như thế nào, bằng cách nào thì lại là vấn đề đang được nhiều người quan tâm, bởi nếu sử dụng không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không thể phủ nhận sự dễ chịu do điều hòa nhiệt độ mang lại, nhưng lạm dụng cũng dẫn tới những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời quá lớn khiến trẻ em khó thích nghi, hơn nữa, việc ngồi trong phòng điều hòa quá lâu khiến da trẻ bị khô, khô họng khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên. Hơn nữa, trẻ dễ bị các loại vi sinh vật tấn công, nhất là các loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp như H. influenzae, phế cầu, liên cầu ...Nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể làm trẻ bị viêm phổi.
Cũng tại nóng nực, trẻ thích tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước với thời gian lâu... Đó cũng là nguyên nhân làm trẻ rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Một số trẻ sau khi tắm xong thấy sốt cao, đau họng, chảy nước mũi, thậm chí khó thở, đó là dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp tính.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi
- Trẻ sốt rất cao và dai dẳng: Sốt cao thường là do virus và vi khuẩn gây ra. Sốt cao sẽ gây ra co giật, mệt mỏi, mất nước, trẻ quấy khóc, bỏ bú, ngủ không sâu. Sốt cao chính là nguyên nhân góp phần làm nặng thêm các rối loạn của bệnh. Khi đang điều trị thuốc mà liên tục từ 3 ngày trở lên trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C thì nên đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra.
- Thở nhanh: Quan sát nhịp thở của bé bằng cử động của lồng ngực. Bạn có thể đặt tay lên lồng ngực của trẻ để đếm từng nhịp thở. Nếu tần số thở trong 1 phút là trên 60 lần/phút với trẻ sơ sinh thì hãy coi chừng, đó là dấu hiệu bệnh đang tiến triển nặng và rất nặng. Không chần chừ, đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
- Tím tái: Tím tái là biểu hiện cơ thể bé từ mặt, chân, tay cho đến thân mình đều có biểu hiện da nhợt nhạt và tím lại thì đó là dấu hiệu của rối loạn hô hấp. Viêm phổi lúc này đã xảy ra khá nặng, cần đưa bé đi cấp cứu càng sớm, càng tốt.
- Bé không mở mắt phản ứng với mẹ hay không có cảm giác tiếp xúc với mẹ. Như thế là bé đang quá mệt hoặc là bé đang rơi vào trạng thái thần kinh u ám. Không có lí do gì giữ bé ở nhà trong trường hợp này.
Các biểu hiện của bệnh diễn ra nhanh, cấp tập, trầm trọng và chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 1-2 ngày.
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho trẻ
Mùa nắng nóng, cơ thể thường bài tiết nhiều mồ hôi hơn, cơ thể có nguy cơ thiếu nước và các chất điện giải. Việc bổ sung đủ nước cho trẻ đồng thời cho ăn các loại rau củ quả, trái cây là rất cần thiết vừa bồi phụ nước, cung cấp thêm dinh dưỡng và vi chất.
Để hạn chế trẻ mắc bệnh trong mùa hè, nhất là bệnh viêm phổi, trước hết trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, hạn chế cho trẻ dùng nước đá, hoa quả lạnh trong tủ lạnh. Khi sử dụng máy điều hòa nên điều chỉnh nhiệt độ hợp lý không quá chênh lệch với nhiệt độ thời tiết bên ngoài. Không nên để gió của máy điều hoà quạt thẳng vào người trẻ. Mặc dù là mùa nắng nóng nhưng khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nên dùng nước ấm là tốt nhất và không nên cho tắm nước lạnh.
Trong các trường hợp nhẹ, mới chớm bệnh, các mẹ có thể nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn cho trẻ, cho trẻ súc miệng bằng dung dịch súc họng hoặc nước muối loãng ấm hằng ngày. Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất.
Nếu thấy các triệu chứng viêm phổi nặng hơn, trẻ cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Không nên tự cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, kháng sinh.
Theo Giáo dục Việt Nam
Khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ Nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng khi thấy con lười ăn, biếng ăn. Trẻ biếng ăn thường hay ốm vặt, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng vì không đủ lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Rồi dần hình thành thói quen không muốn ăn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự Nguyên nhân gây biếng ăn Có rất nhiều...