Khách tố Vietravel Airlines làm mất hành lý chuyến bay quốc tế nhưng đền bù giá “bèo”
Hành khách bay chuyến bay của Vietravel Airlines từ Bangkok về Nội Bài bị thất lạc hành lý ký gửi và được hãng đề xuất đền bù mức 5 USD/kg
Thời gian qua, mạng xã hội xôn xao về việc hành khách N.N.K bay chuyến bay quốc tế từ Bangkok về Nội Bài vào ngày 17/2 trên chuyến bay số hiệu VU136 của Viettravel Airlines nhưng đã bị mất hành lý ký gửi đi cùng.
Theo hành khách N.N.K, ngay sau khi phát hiện không có hành lý đi ra từ băng chuyền, anh đã báo ngay bộ phận thất lạc hành lý tại sân bay Nội Bài nhưng nhiều ngày trôi qua không nhận được hành lý.
Đến cuối tháng 2, hành lý của hành khách N.N.K vẫn chưa được tìm thấy và đại diện Vietravel Airlines cho biết “có thể đã mất” và đưa ra cơ chế bồi thường là 5 USD/kg.
Dù vậy, hành khách N.N.K cho rằng, mức giá này quá vô lý vì có khi đền bù cả kiện hành lý bị mất cũng chưa đủ tiền để mua 1 chiếc valy.
Hãng bay Vietravel Airlines bị khách “tố” đền bù hành lý thất lạc trên chuyến bay quốc tế với giá “bèo”
Thông tin về việc này, Vietravel Airlines cho biết, hãng rất lấy làm tiếc khi hành khách trên chuyến bay của hãng đã có những trải nghiệm không trọn vẹn do sự cố thất lạc hành lý như vừa qua
Video đang HOT
Khi đến sân bay quốc tế Nội Bài, hành khách không nhận được hành lý ký gửi của mình nên đã liên hệ quầy Thất lạc hành lý (Lost & Found) để thông báo về việc hành lý thất lạc.
Sau khi tiếp nhận thông tin từ hành khách, nhân viên đại diện quầy Thất lạc hành lý, đại diện hãng bay và các bộ phận liên quan đã kiểm tra và rà soát lại toàn bộ quá trình vận chuyển hành lý ký gửi từ sân bay quốc tế Suvarnabhumi – sân bay quốc tế Nội Bài, các thông tin về tình trạng tìm kiếm hành lý thất lạc luôn được nhân viên phụ trách Lost & Found cập nhật trực tiếp cho hành khách qua điện thoại theo đúng quy trình từ ngày 17/2/2023.
Trao đổi với hành khách tại thời điểm xảy ra vụ việc, nhân viên đại diện hãng đã ghi nhận cũng như đôn đốc các bộ phận liên quan tại sân bay nhanh chóng tìm kiếm hành lý bị thất lạc.
Song song đó, đại diện hãng cũng đề xuất và trao đổi về mức bồi thường thiện chí ngay lập tức là 5 USD/kg. Bên cạnh đó, theo điều lệ vận chuyển và chính sách dịch vụ của hãng, Vietravel Airlines có trách nhiệm với hành lý của hành khách thất lạc do hãng phục vụ, trong trường hợp sau 21 ngày tính từ ngày thực hiện chuyến bay, mức bồi thường thiệt hại là 20 USD/kg.
Lãnh đạo Vietravel Airlines cho biết rất lấy làm tiếc khi hành khách trên chuyến bay của hãng đã có những trải nghiệm không trọn vẹn do sự cố thất lạc hành lý như vừa qua.
Hãng vẫn đang tích cực làm việc với các đơn vị liên quan trong việc phục vụ mặt đất tại sân bay để rà soát thật kỹ và nhanh chóng trao trả lại hành lý nếu tìm thấy.
Sau sự việc trên, hãng cũng đã họp lại với các đơn vị cung ứng các dịch vụ mặt đất trong việc đảm bảo không để xảy ra các trường hợp như trên, làm ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm của khách mà hãng hướng đến.
Chuyện gì đang xảy ra với những băng chuyền hành lý ở sân bay Tân Sơn Nhất?
Những ngày gần đây, Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về tình trạng chờ mỏi mòn cả tiếng đồng hồ mới lấy được hành lý ký gửi sau khi đáp chuyến bay xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Đáp chuyến bay của hãng hàng không Vietjet từ Hà Nội vào TP.HCM lúc gần 22 giờ 30 phút, gia đình chị Kiều Nga (Q.11, TP.HCM) vội vã tìm khu vực lấy trả hành lý ký gửi.
Hành khách mòn mỏi chờ hành lý tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh NVCC
Số chuyến bay không nhiều, sân bay khá thông thoáng nhưng tại 2 băng chuyền đầu tiên gần cổng đường băng đi vào, hành khách đứng chờ hành lý rất đông. Theo quán tính, chị Nga cũng tới tìm số hiệu chuyến bay tại 2 băng chuyền này nhưng không thấy thông tin.
Mặc dù vậy, gia đình chị vẫn cố nán lại chờ bởi trước đó, tại chuyến bay chặng đi đáp tại sân bay Nội Bài cũng của hãng Vietjet, nhà chị Kiều Nga "đỏ mắt" tìm khắp các băng chuyền vẫn không thấy số hiệu chuyến bay. Cuối cùng, hành lý lại về ở 1 băng chuyền "ngẫu nhiên", không hề hiển thị số hiệu chuyến của chị.
Chờ khoảng 10 phút vẫn không thấy, nhà chị Nga tủa đi tìm khắp nơi và phải xuống gần tới băng chuyền phía cuối bên trong nhà ga mới nhìn thấy số hiệu chuyến bay của mình. Hành lý vẫn chưa ra, mặc dù trên bảng thông tin đã hiển thị "All bag on belt" (Đã trả toàn bộ hành lý trên băng chuyền).
Bảng thông tin hiển thị hành lý đã tới nhưng thực chất phía bên dưới chỉ là những băng chuyền trống. Ảnh NVCC
Lượng khách ra ngày càng đông, quây kín cả băng chuyền nhưng đã gần 30 phút, băng chuyền vẫn chạy vòng trống không. Một số hành khách bắt đầu sốt ruột, bực bội, nhăn nhó trông theo mỗi chiếc xe chở hàng ghé tới phía ngoài đường băng rồi lại thất vọng khi không thấy động tĩnh gì.
"Đúng 23 giờ 43 phút, những chiếc vali đầu tiên xuất hiện. Hơn 1 giờ đồng hồ chờ hành lý vào khung giờ bay đêm, mùa thấp điểm. Tôi mua vé bay chuyến 19 giờ, bị delay tới gần 20 giờ 30 mới bay, đáp xuống sân bay vẫn tiếp tục chờ mòn mỏi, về tới nhà thì đã qua ngày mới. Tổng hành trình bay từ Hà Nội vào TP.HCM tính ra hơn 5 giờ đồng hồ. Quá tệ!" - chị Kiều Nga bức xúc.
Chỉ vài ngày sau, đường dây nóng báo Thanh Niên tiếp tục nhận về phản ánh của chị Thùy Linh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) về tình trạng kẹt băng chuyền hành lý. Chuyến bay của hãng Bamboo Airways hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 20 giờ nhưng phải tới gần 21 giờ 30 phút, gia đình mới đón được chị Linh phía ngoài sân bay vì chờ lấy hành lý.
"Tôi bay Hà Nội - TP.HCM khá thường xuyên, lần nào cũng gửi hành lý nhưng đây là lần đầu tiên phải chờ đợi thế này. Không hiểu có chuyện gì, máy bay đáp hơn 1 giờ sau hành lý mới đẩy ra. Thùng trái cây của tôi đã đóng gói cẩn thận còn rách hết, nát tươm hộp giấy bên ngoài. Bực bội không chịu được. Bây giờ đã thế thì đợt tết tới không biết ra sao" - chị Thùy Linh ái ngại.
Tương tự, chị Lam Khê (Q.4, TP.HCM) sau khi đáp chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines xuống sân bay Tân Sơn Nhất ngày 4.11 lúc 21 giờ 30 cũng phải chờ gần 30 phút mới lấy được hành lý.
Liên hệ với các hãng hàng không, chúng tôi nhận được câu trả lời ngắn gọn: "Có thể do bộ phận phục vụ mặt đất ở Tân Sơn Nhất thiếu người nên làm chậm".
Trong khi đó, đại diện Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết đã tiếp nhận thông tin phản ánh và sẽ làm việc với các đơn vị để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp kịp thời cải thiện tình trạng này.
Theo tìm hiểu, ngành hàng không đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân lực sau đại dịch. Hầu hết các bộ phận từ phục vụ mặt đất, an ninh, kỹ sư xây dựng, lái xe cho tới y sĩ tại sân bay Tân Sơn Nhất đều bị thiếu hụt một lượng lớn người lao động. Đáng nói, từ đầu năm đến nay, các đơn vị đã tổ chức nhiều lần tuyển dụng nhưng không tuyển được, thậm chí không đủ thí sinh dự tuyển.
Thanh Niên sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin tới bạn đọc.
Cổ phiếu trôi về vùng đáy, cổ đông lớn nhất của Vietravel (VTR) muốn thoái bớt 11% vốn Tạm tính tại mức thị giá cổ phiếu VTR hiện tại, Vietravel Corporation có thể thu về khoảng 38 tỷ đồng từ thương vụ thoái bớt vốn. CTCP Tập đoàn Vietravel (Vietravel Corporation) vừa đăng ký bán hơn 1,78 triệu cổ phiếu VTR, tương đương 10,7% vốn của CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel). Giao dịch...