Khách tha hồ lựa mua đông dược quý hiếm, “cao lương mỹ vị” qua “chợ ảo”
Với chủ đề “ Làng nghề Việt Nam trong kinh tế số”, Hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam trực tuyến năm 2021 diễn ra trong 5 ngày từ ngày 21-25/12, trên công nghệ SmartROOM nền tảng số triển lãm trực tuyến với quy mô 50 gian hàng trực tuyến.
Các đại biểu ấn nút khai mạc Hội chợ làng nghề và các sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2021. Ảnh: TQ
Với chủ đề “Làng nghề Việt Nam trong kinh tế số”, Hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam trực tuyến năm 2021 là nơi quy tụ 50 gian hàng trực tuyến đến từ gần 20 tỉnh thành phố trong cả nước.
Hội chợ trưng bày giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề, nông sản và sản phẩm OCOP 3-4 sao như: Lụa tơ tằm, trái cây 3 miền; gạo hữu cơ, chả mực; yến sào (hay còn gọi là tổ yếu,một trong 8 món ăn “cao lương mỹ vị”), đông trùng hạ thảo (một loại đông dược quý hiếm); trà, cà phê các loại…
Hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam trực tuyến năm 2021 được xây dựng dưới hình thức trực tuyến với các tính năng cho phép kết nối trong thời gian thực giữa những người tham dự, nhà tổ chức, và các đơn vị tham gia gian hàng tại Hội chợ trực tuyến.
Hội chợ có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, được mô phỏng một mô hình hội chợ trực tiếp dưới hình thức 3D.
Giao diện của Hội chợ trực tuyến sẽ tạo môi trường thân quen cho khách hàng thăm quan, thuận tiện cho tìm hiểu thông tin tại mỗi khu vực chức năng, tương tác với các doanh nghiệp tham gia gian hàng thông qua các công cụ kết nối trực tuyến.
Hội chợ trực tuyến bao gồm 5 phân khu chức năng chính như: Phần trang chủ: Mô phỏng hình ảnh tòa nhà Triển lãm Nông nghiệp gàn gũi với người tham quan; Khu vực gian hàng Hội chợ trực tuyến; Khu gian hàng trưng bày triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ chung; Khu tổ chức các sự kiện trực tuyến bên lề Hội chợ và Khu vực sàn thông tin chào mua – chào bán sản phẩm nông nghiệp.
Ông Đào Văn Hồ – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NNPTNT) cho biết, Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới việc tổ chức hội chợ trực tiếp thì việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là một hướng đi tất yếu, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Video đang HOT
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp kỳ vọng, thông qua các hoạt động của hội chợ trực tuyến sẽ là điều kiện tốt nhằm quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm của các làng nghề truyền thống; là cầu nối sản xuất và tiêu thụ góp phần nâng cao hình ảnh và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề trên thị trường.
Bên cạnh đó, hội chợ còn giúp đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị nông sản Việt, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông lâm thủy sản gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, gắn kết với hoạt động của Diễn đàn Thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản do Tổ diễn đàn Thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản triển khai.
Một loại trái cây ở ĐBSCL bán 40.000 đồng/kg, sang Mỹ bán 500.000 đồng/kg, giá tăng do chi phí logistics
Sau đại dịch Covid-19, TP.HCM sẽ phục hồi kinh tế nhanh hơn các tỉnh ĐBSCL. Bởi lẽ, TP.HCM là một thực thể kinh tế nên có sự chủ động hơn trong điều phối, còn các tỉnh ĐBSCL vẫn là 13 "mảnh ghép" còn rời rạc...
Theo ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NNPTNT, nếu ĐBSCL vẫn tiếp tục tư duy như là 13 thực thể thì chúng ta sẽ bị cắt rời. Một chuỗi ngành hàng cá tra thôi chúng ta đã thấy lộ ra những vấn đề đó rồi. Chuỗi ngành hàng tôm, gạo, trái cây... cũng y như vậy.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan (khoác khăn rằn) tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm các tỉnh, thành ĐBSCL tại Mekoong Connect 2021 - Ảnh: Quốc Hải
Các tỉnh ĐBSCL còn thiếu chủ động?
Chia sẻ tại diễn đàn Mekong Connect 2021, lãnh đạo nhiều DN tại TP.HCM cho biết các tỉnh ĐBSCL còn thiếu nhiệt tình mời gọi họ đầu tư.
"Vua hồ tiêu" Phan Minh Thông - Tổng giám đốc Công ty CP Phúc Sinh, kể rằng hơn 20 năm kinh doanh đủ các loại nông sản trong nước, ông chưa bao giờ được mời xúc tiến thương mại tại Đồng bằng sông Cửu Long để xây nhà máy cả.
"Tôi từng được lãnh đạo tỉnh Sơn La mời gọi đầu tư một nhà máy chế biến cà phê tại tỉnh này. Và chỉ 8 tháng sau cuộc gặp gỡ đó, nhà máy đã hoàn thành. Đến nay thương hiệu cà phê Sơn La đã rất nổi tiếng trên thế giới. Nông dân là người được hưởng lợi nhất khi có đầu ra ổn định, giá bán rất cao...", ông Thông nói.
Cũng theo chia sẻ của ông Thông, Phúc Sinh lâu nay muốn xây dựng nhà máy chế biến gạo để xuất khẩu, để mua giá của dân cao như của nông dân Sơn La, nhưng chưa thể làm được.
Nguyên nhân là vì không ai chấp nhận được việc di chuyển từ TP.HCM đến Cà Mau mất 5 tiếng đồng hồ, chưa kể các thủ tục giấy phép.
Ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI Cần Thơ - cũng chia sẻ, chi phí đường thủy cao hơn chi phí đường bộ là nghịch lý. Theo ông Lam, chi phí một container từ ĐBSCL đi TP.HCM bằng từ TP.HCM đi Đà Nẵng cho thấy sự không đồng bộ.
"Liên kết vùng là câu chuyện lớn và đã nói nhiều lần. Nhưng logistics là vấn đề rất cụ thể và cần thiết để TP.HCM và ĐBSCL phải giải quyết để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam", ông Lam cho biết.
Lãnh đạo các tỉnh thành, doanh nghiệp cùng tham quan các gian hàng đặc sản vùng ĐBSCL - Ảnh: Quốc Hải
Đồng tình quan điểm này, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Vina T&T, cho biết, giá vú sữa đạt chuẩn xuất khẩu nông dân ĐBSCL đang bán ra là 40.000 đồng/kg, nhưng giá bán tại Mỹ lên tới 500.000 đồng/kg. Phần chênh lệch này đa số nằm ở chi phí logistics.
"Giá cước quá cao cả đường biển lẫn đường hàng không, và muốn có chỗ để xuất khẩu hàng cũng không có. Nếu giải quyết được các vấn đề này, thì nông dân trồng vú sữa sẽ khấm khá rất nhiều", ông Tùng nói.
"Mạch máu" của 13 tỉnh ĐBSCL không thể đóng khuôn trong một địa giới hành chính
Theo ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NNPTNT, khi còn là Bí thư Đồng Tháp, ông mời một doanh nhân người Australia tổ chức xúc tiến đầu tư để mời gọi các doanh nghiệp Australia khác đầu tư vào tỉnh mình.
Tuy nhiên, vị này thẳng thắn từ chối vì lý do các doanh nghiệp ở Australia không biết Đồng Tháp, An Giang,... ở đâu mà chỉ biết Mekong Delta (tên tiếng anh của đồng bằng sông Cửu Long) với ý nghĩa đây chỉ là một vùng đồng bằng rộng lớn trên thế giới.
Nhận định này giúp ông nhận ra rằng cần chuyển đổi tư duy liên kết vùng thay vì tư duy địa phương. Có lẽ, đã đến lúc phải nghĩ đến việc mỗi cái tên của địa phương có thể viết nhỏ lại một chút để chữ Mekong hay chữ Việt Nam lớn hơn, tạo ra hình ảnh sức mạnh.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi: Hai chữ "phục hồi" và "liên kết" đã nói lên quyết tâm mạnh mẽ của các địa phươngĐỌC NGAY
"Nền kinh tế thị trường thì phải hiểu sức mạnh trên quy mô thị trường. Thực tế, nhiều khi chúng ta đang ngồi trong địa giới hành chính để tự hào sản lượng lớn, nhưng thật ra góc thị trường rất nhỏ", Bộ trưởng Bộ NNPTNT phân tích.
Theo ông Hoan, ĐBSCL phải được nhìn nhận như là một thực thể kinh tế. Chẳng hạn, về con cá tra, cá giống được sản xuất ở Long An, nhà máy chế biến nằm ở Cần Thơ, thị trường tiêu thụ phải đi qua cửa ngõ TP.HCM. Hay một ông thương lái ở Cần Thơ đi thu mua lúa gạo ở Đồng Tháp, Bến Tre... Những "mạch máu" kinh tế như thế nằm chi chít khắp 13 tỉnh, TP ở ĐBSCL, không đóng khuôn trong một địa giới hành chính nào.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan (bên phải) tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm của tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: Quốc Hải
Tuy nhiên, câu chuyện liên kết vùng ĐBSCL đã được nói đến 20 năm nay nhưng vẫn chưa thể thực hiện triệt để được. Một trong những nguyên nhân thường được "đổ lỗi" việc không thực hiện liên kết được, là do cơ sở hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ.
"5-10 năm nay, tôi trăn trở việc đó. Có phải chỉ do hạ tầng không, hay ta mượn hạ tầng để nói?", ông Hoan đặt vấn đề và cho rằng, hạ tầng chỉ là điều kiện cần, không phải điều kiện đủ.
"Lãnh đạo các tỉnh thành không thể ngồi riêng với nhau để tháo gỡ vấn đề này, mà cần bàn bạc với doanh nghiệp, người dân nếu muốn tính chuyện lớn. Dù diễn đàn không thể giải quyết tất cả các vấn đề nhưng từ những kho, vựa ý tưởng tại diễn đàn, sẽ gợi mở cho từng địa phương, lãnh đạo các bộ, ngành rằng có cách để chúng ta tư duy khác, điều hành khác" - ông Hoan nói.
Chúng ta phải nhìn đồng bằng với một tâm thế khác, mới hơn, khác hơn, rộng lớn hơn. Thay vì những than phiền, cảm xúc tiêu cực, cả chính quyền, doanh nghiệp, thương lái, người nông dân cùng ngồi lại với nhau để đưa ra ý tưởng, sáng kiến rồi hành động...
Ngành Công Thương Thanh Hoá: Phấn đấu đạt doanh thu bán lẻ và dịch vụ đạt 265.000 tỷ đồng năm 2025 Cùng với việc huy động nguồn lực phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại, việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử đang được ngành Công Thương Thanh Hoá định hướng là nhiệm vụ trọng tâm. Phấn đấu nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đến năm 2025...