Khách Tây “vỡ mộng” vì chợ đêm phố cổ Hà Nội tràn ngập đồ Trung Quốc
Tại chợ đêm phố cổ Hà Nội vốn được xem là nơi giới thiệu những sản phẩm đặc trưng và văn hóa riêng biệt của Việt Nam đến bạn bè quốc tế, thì lạ thay, chính hàng Việt lại bị “lép vế”, “chìm nghỉm” giữa “ma trận” hàng nhái…
Gia đình ông Dharmesh (Anh) cùng một vài người bạn đã dành trọn 3 tiếng đồng hồ để dạo quanh khu chợ đêm phố cổ Hà Nội với mong muốn tìm được những món quà độc đáo mang về quê hương.
Thế nhưng suốt 3 tiếng đồng hồ tìm kiếm, “chiến lợi phẩm” họ thu về lại là những chiếc kính râm, túi xách gắn thương hiệu nước ngoài nổi tiếng với giá “cực sốc”.
“Giá của những chiếc kính râm này rất rẻ mà nhìn cũng đẹp đấy chứ. Ở nước tôi không bao giờ có giá này đâu”. Thế nhưng ông Dharmesh cũng cho biết: “Tôi biết đây không phải hàng chính hãng. Và tất nhiên rồi, nó cũng không phải món hàng đặc trưng của Việt Nam nhỉ? Tôi đã nghĩ mình đến đây sẽ tìm mua được áo dài hay nón lá nhưng thực tế, chỉ tìm thấy những thứ kính râm, túi xách… Vì giá quá rẻ nên tôi mua dù chẳng biết chúng xuất xứ từ đâu nữa”.
Chợ đêm phố cổ Hà Nội vốn là một địa điểm để giới thiệu đến bạn bè quốc tế sản phẩm đặc trưng của Việt Nam, thế nhưng, thực tế là hiện nay, chính hàng Việt lại bị “lép vế”, “chìm nghỉm” giữa “ma trận” hàng nhái, hàng Trung Quốc. Trước đây, khi khu chợ này mới mở cũng có khá nhiều quầy hàng bán các sản phẩm làng nghề, đồ handmade của Việt Nam, nhưng nay thì thưa thớt, lác đác.
Trong khu chợ đón cả chục ngàn lượt du khách mỗi đêm cuối tuần này, người ta chủ yếu tìm thấy giày dép, kính hay túi xách có gắn mác các thương hiệu nổi tiếng thế giới hoặc quần áo thông thường: áo phông, quần jean,… Thậm chí đồ ăn tại chợ đêm phố cổ cũng toàn cơm cuộn Hàn Quốc, xúc xích, sushi Nhật Bản,…
Chị Ashley đến từ Nam Phi chia sẻ: “Lí do tôi đến đây là vì tôi rất thích khu chợ, và không khí của cả khu chợ. Đặc biệt tôi thích đồ ăn Việt Nam. Thế nhưng tại đây tôi thấy rất nhiều đồ ăn ở các quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản trong khi đồ ăn Việt thì ít lắm. Tôi đành phải đến khu vực khác để thưởng thức đồ ăn Việt.”
Sau 4 tuần tham quan và khám phá tại Việt Nam, Ashley cũng nhận ra: “Hàng hóa ở đây rất rẻ, tôi thấy dùng khá ổn so với mức giá đó nhưng hàng hóa đều ghi “made in China”. Vì rẻ và tiện dụng nên tôi mua một số đồ như túi xách tại đây nhưng tôi biết nó không phải đồ truyền thống của các bạn. Khá khó khăn để tôi tìm thấy món quà Việt Nam để mang về nước.”
“Đỏ mắt tìm đồ Việt xịn”
Quần áo là mặt hàng chiếm đa số tại chợ đêm, với giá cả rẻ bất ngờ và mẫu mã bắt mắt. Nhiều cửa hàng trưng biển đại hạ giá với dòng quảng cáo “Hàng Quảng Châu xịn”, “Hàng Thái xịn”… nhưng không thấy ở đâu ghi “Hàng Việt Nam xịn”.
Không chỉ có quần áo, tại đây còn bày bán nhiều mặt hàng, phụ kiện đi kèm như dây lưng, giày dép, ví da… có giá “rẻ như cho”. Dây lưng có giá 10.000 – 25.000 đồng; ví, túi xách dao động từ 50.000 – 150.000 đồng; giày dép đủ chủng loại, mẫu mã bắt mắt có giá chỉ từ 20.000 – 100.000 đồng.
Anh Ryan đến từ Mỹ chia sẻ: “Tôi không biết những đồ thổ cẩm hay đồ đan lát có phải của Việt Nam các bạn hay không. Nhìn chúng cũng đẹp đấy nhưng trông không giống làm thủ công cho lắm. Bạn bè của tôi thì nói đó là hàng sản xuất hàng loạt từ Trung Quốc. Họ đã từng thấy chúng ở một vài khu chợ châu Á khác không riêng ở Việt Nam.”
Hầu hết du khách quốc tế đến khu chợ phố cổ này đều có mong muốn khám phá nét văn hóa truyền thống của người Việt và mua những món đồ đặc trưng của người Việt, vậy nhưng những gì họ tìm được lại toàn hàng nhái, hàng Trung Quốc. Thật đáng buồn khi hàng Việt lại “lép vế” ngay tại chợ Việt.
Theo Dân trí
Tòa lâu đài bí ẩn giữa đại dương - nơi quay "chúa tể của những chiếc nhẫn"
Một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhất tại Pháp, chỉ đứng sau tháp Eiffel và lâu đài Versailles chính là Đảo tu viện Mont Saint Michel, được xem là mộttrong những tòa lâu đài đẹp nhất Châu Âu.
Sự hùng vĩ và dáng vẻ bên ngoài bí ẩn như một tòa lâu đài trong truyện cổ tích của tu viện đã khiến các nhà làm phim Hollywood lựa chọn nơi này để quay bộ phim nổi tiếng "Chúa tể của những chiếc nhẫn".
Hình ảnh Đảo tu viện Mont Saint Michel.
Lịch sử thăng trầm
Mont Saint Michel còn được người dân Pháp gọi với cái tên thân thiện khác là đảo đá. Từ hàng triệu năm trước, nơi này là một vùng đất nằm trong đất liền nhưng dần bị sóng biển "đục đẽo", tạo thành một đảo đá nằm lẻ loi giữa vịnh và cũng là hòn đảo nhỏ nhất nước Pháp. Lịch sử của hòn đảo cũng phủ trùm một màu sắc huyền sử kỳ bí.
Theo đó, vào thế kỷ thứ 8, Đức giám mục Aubert d'Avranches đã 3 lần nằm mơ thấy Thánh Michel - người Thống lĩnh các đạo binh thiên quốc - báo mộng yêu cầu xây dựng một tu viện trên đảo. Năm 708, Giám mục Aubert d'Avranches đã tiến hành thực hiện "ý chỉ" này và hai năm sau đó, năm 710, công trình được hoàn thành.
Tên gọi ban đầu của đảo là Mont Tomb, sau đó được đổi lại là Mont Saint Michel theo tên của Thánh Michel. Lúc đó, đây là một pháo đài trọng yếu của nước Pháp và cũng là nhà thờ chính của thành Saint Michel. Trước khi được định hình như ngày nay, hơn 1.300 năm qua, Đảo tu viện Mont Saint Michel đã nếm trải biết bao thăng trầm của lịch sử Pháp quốc.
Sau khi được xây dựng, trải qua nhiều cuộc binh biến và xâm chiếm của người Norman, nhiều công trình kiến trúc đầu tiên của nhà nguyện này bị hư hại. Cụ thể, vụ cháy lớn năm 922 thiêu trụi toàn bộ những công trình tôn giáo đầu tiên gồm cả tu viện Mont Saint Michel.
Năm 966, Công tước vùng Normandie là Richard I đã cho xây dựng một tu viện dòng Benedict trên đảo. Được gia cố và xây dựng thêm nhiều phần, nhưng vào năm năm 1203, tu viện Mont Saint Michel lại bị đốt cháy. Vua Pháp khi đó là Phillip Augustus đã dành một khoản tiền lớn của mình để xây dựng lại nhà thờ.
Năm 1228, một tu viện mới được xây dựng lại với theo phong cách Gothich (loại kiến trúc theo kiểu vòm nhọn, nhiều cửa sổ có kích thước lớn, thường được nhẫn thấy trong nhiều mẫu kiến trúc của nhà thờ, cung điện) với nhiều công trình cơ bản vẫn còn giữ được đến ngày nay.
Vào năm 1421, một trận hỏa hoạn tiếp tục thiêu hủy hoàn toàn thị trấn và nhà thờ. Mãi đến đầu thế kỷ XVI, khi cuộc chiến tranh kéo dài suốt trăm năm với quân Anh chấm dứt, Pháp mới khởi công xây lại lâu đài với tu viện Mont Saint Michel trên đỉnh.
Nhưng sau cuộc chiến đó, Mont Saint Michel lại trở thành nhà tù trong hơn 100 năm, từ cuối thời kỳ Phục hưng tới Cách mạng Pháp. Nhiều căn phòng trong tu viện này đã được chuyển thành những công xưởng với hàng trăm người lao động khổ sai. Hiện nay, Mont Saint Michel vẫn còn lưu giữ những hệ thống dòng dọc dùng để vận chuyển tù nhân.
Các phạm nhân đứng bên trong bánh xe lớn và dùng sức làm quay bánh xe, vận chuyển tù nhân từ dưới chân đồi lên trên. Dưới sức ép của nhiều nhà văn, trong đó có Victor Hugo, Flaubert... nhà tù Mont Saint Michel đã bị bãi bỏ năm 1863.
Trước đây, để đến được tu viện này, người ta phải chờ thủy chiều rút. Mãi đến năm 1879, chính quyền mới cho xây một câu cầu nối đất liền với đảo. Còn một đặc điểm nữa khiến cho đảo đá Mont Saint Michel không giống bất kỳ hòn đảo nào khác trên thế giới, đó là nó luôn thay đổi theo sự biến đổi của thủy triều. Ít có nơi nào trên thế giới, thủy triều lại thay đổi nhanh và mạnh như ở đây.
Một năm có khoảng 53 ngày nước thủy triều lên mức đỉnh điểm, và sự lên xuống của thủy triều diễn ra rất nhanh chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Chính sự thay đổi của thủy triều làm cho Mont Saint Michel lúc trông như một pháo đài trên cạn, lúc lại giống như một lâu đài kỳ bí giữa đại dương.
Tu viện đẹp tựa tòa lâu đài
Đảo tu viện Mont Saint Michel ngày nay thuộc tỉnh Manche, thành phố Normandy nước Pháp, cách thủ đô Paris hơn 350km và cách bờ biển phía Tây Nam 1km. Trải qua nhiều thế kỷ xây dựng và hoàn thiện, lâu đài cổ kính này đã được đánh giá là một trong mười tòa lâu đài đẹp nhất châu Âu. Tu viện nằm trên đỉnh của hòn đảo, cách mặt nước biển 73 mét.
Nhìn từ ngoài vào, hòn đảo thực chất chỉ như một công trình kiến trúc với một lâu đài lớn và một vài công trình nhỏ xung quanh. Toàn bộ kiến trúc trên đảo đều mang phong cách Gothic và đa phần được xây dựng bằng đá, mang đến cho đảo một vẻ đồng nhất. Toàn cảnh về kiến trúc của tu viện từ thời kỳ Trung cổ sẽ có ba tầng lớp.
Trên cùng là sân thượng có thể nhìn xuống vịnh với quang cảnh ngoạn mục. Tầng giữa là nơi cư ngụ của các tu sĩ có dạng vòm nhọn đối xứng, trần nhà cao với những căn phòng thênh thang và cửa sổ lớn hoành tráng. Còn tầng dưới là nơi dành cho khách hành hương ăn, ở.
Đặc biệt, đỉnh của tu viện là một ngọn tháp nhọn đâm thẳng lên bầu trời mang lại một vẻ kỳ bí khó tả. Ngay tại tháp chuông là bức tượng bằng đồng về Thánh Michel đang chiến đấu và đánh bại một con rồng hung ác cũng là biểu tượng của quỷ dữ. Bức tượng này được làm bằng thạch cao, là bản sao của bức tượng bằng đồng được đặt ở điểm cao nhất của lâu đài.
Bên trong tu viện, từng cột đá, bức vách, dãy cầu thang dài với những cột đá đều được chạm trổ cầu kỳ và vô vàn phù điêu, bức tượng trầm mặc có niên đại từ thế kỷ 13, 14. Nổi tiếng nhất là những bức tượng Black Virgin đúc từ năm 1366, bức tranh "The Meeting Held on Three Deaths and the Three Lives" có từ thế kỷ 13, bức tượng Pieta có từ thế kỷ thứ 15...
ất cả gần như được gìn giữ cẩn thận để giữ trọn vẻ cổ kính nguyên bản. Ngày nay, Đảo tu viện Mont Saint Michel là hòn đảo nhỏ nhất nước Pháp với diện tích chỉ khoảng 100ha, nhưng lại được nhiều người biết đến với tổ hợp hàng trăm công trình kiến trúc tự nhiên và nhân tạo vô cùng độc đáo. Chính vì vậy, với diện tích nhỏ bé và bốn mặt giáp biển nên cư dân trên đảo vỏn vẹn chưa đến 50 người. Thế nhưng hàng năm có gần 3 triệu lượt du khách đổ về đây tham quan.
Vào năm 1979, Mont Saint Michel được UNESCO công nhận là di sản thế giới bởi nét văn hóa, lịch sử, nét kiến trúc Gothic tuyệt đẹp của nó. Năm 2009, UNESCO đã xếp di sản văn hóa này vào danh sách những di sản cần bảo vệ. Một đập nước đã được xây dựng vắt quá con sông hướng ra đảo nhằm ngăn chặn việc nước biển dâng gây ngập lụt ở hòn đảo bé nhỏ này.
Trái ngược cái tấp nập ồn ào phía dưới chân lâu đài, càng đi sâu vào bên trong và càng lên cao, bạn sẽ càng thấy bốn bề yên lặng, chỉ có tiếng sóng biển và tiếng cánh những con chim hải âu hay mòng biển vỗ rất vui tai. Các dịch vụ ăn uống và lưu trú với bao nhà hàng, khách sạn, hàng lưu niệm mọc lên như nấm ở hòn đảo nhỏ này.
Nhưng giống như hầu hết phần còn lại của châu Âu, cái văn minh lịch sự của những người dân địa phương làm dịch vụ không khiến du khách cảm thấy khó chịu vì sự công nghiệp hóa, mà trái lại nơi đây vẫn giữ được nét bản địa truyền thống trong sinh hoạt thường ngày đầy thú vị.
An Yên
Theo phapluatplus.vn
Những điểm đến "vẫy gọi" du khách Việt trong dịp nghỉ lễ 2/9 Agoda, một trong những nền tảng đặt dịch vụ du lịch trực tuyến lớn nhất thế giới, mới đây cho biết du khách Việt có xu hướng chọn những điểm đến ven biển trong kỳ nghỉ lễ 2/9 sắp tới. Với 7 trên 10 điểm đến được yêu thích nhất nằm trên 2.000 km bờ biển của Việt Nam, có vẻ như du...