Khách Tây tư vấn ăn gì, chơi đâu ở Hội An – điểm đến tốt nhất thế giới 151
Ăn bánh xèo, bánh vạc, uống trà trong tiệm của người khiếm thính hay uống cocktail ngắm hoàng hôn là những trải nghiệm đáng nhớ ở phố Hội.
Hội An lên trang chủ Google vì đứng top điểm đến hấp dẫn nhất thế giớiCảnh đồng quê Hội An làm say lòng sao HànBánh mì Phượng ‘mang cả Hội An’ sang Hàn Quốc
Sau khi được tạp chí du lịch uy tín Travel Leisure tôn vinh là thành phố du lịch tốt nhất thế giới năm 2019, Hội An liên tục được du khách khắp nơi chia sẻ kinh nghiệm ăn gì, chơi đâu. Trong bài tư vấn trên trang này, tác giả Tanner Saunders đã nhắc tới 4 địa điểm được khách du lịch nước ngoài gợi ý khi bình chọn cho đô thị cổ Việt Nam vào bảng xếp hạng này.
Bánh xèo Hải Đảo
Nhà hàng Hải Đảo được thực khách trên Travel Leisure yêu thích. Ảnh: bloghoian
Địa chỉ: 160 Lý Thái Tổ, phường Cẩm Châu, Hội An
Giờ mở cửa: 7h -22h
Bánh xèo ở đây được làm chuẩn kiểu miền Trung với vỏ bánh dày, chiếc bánh nhỏ bằng cỡ bàn tay. Vỏ bánh giòn rụm, bên trọng là tôm tươi, giá và một ít thịt lợn, ăn kèm rau sống tươi ngon, hương vị hài hòa. Giá trung bình từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng. Quán khá rộng rãi, thoáng mát. Thực đơn cơ bản gồm có: thịt nướng, bánh xèo, ram, nem nướng… Khi nhắc tới món ăn này, một du khách từng ăn ở Hải Đảo đã miêu tả rằng: “Đây là một món ăn Việt Nam khá đơn giản, giống như bánh crepe với rau xanh, thịt, tôm nhưng khiến tôi tuôn nước miếng khi nghĩ tới”.
Bánh vạc Bông Hồng Trắng
Video đang HOT
Địa chỉ: 533 Hai Bà Trưng, phường Cẩm Phổ, Hội An
Giờ mở cửa: 7h – 20h30
Khách nước ngoài gọi chiếc bánh vạc là “há cảo hình bông hồng trắng” với hình dáng tinh tế, lớp vỏ bánh màu trắng trong, mỏng tang, mềm mại như những cánh hoa, được gấp ngay trước mắt thực khách. Bánh vạc được làm từ bột gạo được tuyển chọn kỹ càng, không sử dụng hàn the. Bột được nhồi thành hình thuôn dài, qua bàn tay của người đầu bếp tài hoa, chỉ một loáng là thành một “bông hoa nhỏ”, với lớp nhân là tôm đất giã nhuyễn, ít tiêu, tỏi, hành, sả… thơm nức. Bánh có vị thanh thanh, ngọt bùi, chấm cùng mắm chua ngọt, thêm vài lát thơm cay xé. Bánh vạc thường được bày trên những chiếc lá chuối xanh, rắc chút hành khô.
Ảnh: finduslost
Địa chỉ: 131 Trần Phú, phường Minh An, Hội An
Giờ mở cửa: 8h30 – 21h
Nằm bên sông Thu Bồn, Reaching Out Tea House được bài trí tinh tế, gọn gàng, mang hơi thở Việt với mái ngói, tường xanh, bàn ghế gỗ, bọc đệm thêu hoa sặc sỡ. Trên bức tường sơn màu xanh của quán có treo một bức thư pháp ghi dòng chữ “the beauty of silence” – vẻ đẹp của sự tĩnh lặng. Trên mỗi bàn có đặt một khay gỗ, bên trên đựng một tập giấy, sáu miếng gỗ nhỏ dính giấy ở trên và hai bút chì. Khách đến quán sẽ gọi đồ bằng cách ghi những gì mình mong muốn lên trên giấy hoặc khi cần gọi thêm nước hay thanh toán, bạn chỉ cần đặt miếng gỗ có ghi sẵn lên bàn, nhân viên sẽ đi qua và mang tới những gì bạn yêu cầu.
“Được thiết kế để dành cho những người thích sự yên lặng, tất cả những người phục vụ đều là người khiếm thính. Khách tới đây sẽ được giao tiếp với một cách thức hoàn toàn khác, đó là bằng cử chỉ tay chân và những nụ cười ấm áp. Một cảm giác bình yên cho những tâm hồn muốn trốn cuộc sống ồn ào”, một du khách chia sẻ trên Travel Leisure.
Shore Club An Bang Beach
Địa chỉ: bãi biển An Bàng, phường Cẩm An, Hội An
Giờ mở cửa: 7h – 23h
Được nhiều khách Tây bình chọn là địa điểm lý tưởng để ngắm hoàng hôn ở Hội An, Shore Club An Bang Beach nằm ngay trên bãi biển. Du khách có thể đi chân trần trên cát, thả mình vào chiếc ghế gỗ với tấm đệm dày, thư thái thưởng thức một ly cocktail và tận hưởng làn gió biển mơn man. Tông màu chủ đạo của quán là xanh – trắng nổi bật. Bạn cũng có thể chọn chỗ ngồi cao hơn nơi những mái nhà lợp cọ hướng biển và thưởng thức các món ăn tối trong nhà hàng.
Theo Ngôi sao
Lên núi Cấm ăn bánh xèo
Bánh xèo là một loại bánh phổ biến ở nhiều vùng miền Việt Nam nhưng đưa bánh xèo thành đặc sản thì có lẻ chỉ ở núi Cấm, ngọn núi cao nhất trong cụm núi Thất Sơn (An Giang).
Các nhà tổ chức tour du lịch đưa luôn cả việc cho khách ăn bánh xèo vào, như một "hạng mục" trong tuyến.
Rất nhiều quán bán bánh ở khu du lịch núi Cấm.
Dù chưa lên núi Cấm, trên con đường rẽ vào, chúng tôi đã thấy cơ man nào là hàng quán bán đặc sản bánh xèo. Dường như bánh xèo vùng Thất Sơn này đã làm phải lòng cả triệu du khách mỗi năm, cứ tính mỗi người ghé qua ăn chừng một hai cái thì nó... nhiều biết dường nào.
Khỏi lo về giá
Núi Cấm, ngọn núi cao 700 mét ấy là một điểm đến hiếm hoi vì hiếm nơi nào ở miền Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài những người hành hương đi bộ thì du khách theo cáp treo, chốc lát đã lên đỉnh núi. Nhưng lên núi mà muốn tham quan các điểm như chùa, tượng Phật lại có một đội quân xe thồ túc trực chở đi với giá 50.000 đồng/người.
Thực ra thì đi xe thồ thì còn có gì mà ngắm, vì họ chở thật nhanh tới tượng Phật, cho chụp hình xong chở về. Còn đi bộ, khách sẽ chen tới hồ cá, ở đây người ta bày bán cá con, bán thức ăn cho cá (chủ yếu là cá chép) với giá 10.000 đồng/ túi và những thức đặc sản ở Châu Đốc. Dọc đường có những người bán đồ ăn vặt như kem, bắp rang, khoai lang... để khách ăn lấy làm vui. Tuy nhiên, nhiều nhất, suốt con đường phải nói đến bánh xèo.
Du khách đến đây, ăn bánh thì khỏi phải lo về giá bán giữa các hàng quán. Bản chất người dân Nam Bộ rất hồn nhiên, dẫu là khách địa phương hay du lịch thì họ cũng bán một giá. Thêm vào đó, vài chục quán bán bánh nằm cạnh nhau thì nếu không thống nhất giá bán sẽ khó bề tồn tại.
Bánh ngon phải có rau rừng
Dẫu biết rằng đặc sản trên núi Cấm là bánh xèo, nhưng lời mời mọc đã diễn ra khắp trên những bước chân chúng tôi đi qua đều có câu "ăn bánh xèo với rau rừng". Hóa ra, bánh xèo là món ngon nhưng chưa thể gọi là đặc sản khi chưa có rau rừng để ăn kèm.
Thật vậy, nhiều quán bánh xèo trình bày rau rừng rất đẹp mắt, cả một chiếc bàn lớn với nhiều loại rau mà không hỏi tôi chẳng biết rau gì. Còn chủ quán thì chẳng cần biết khách có ăn bánh xèo ở quán của mình không? Cứ giới thiệu rằng, "đọt bứa vị chua thanh có tác dụng hạ đàm, ngành ngành làm mát gan, kim thất có nhiều tinh dầu, bổ máu...". Những loại rau ấy đa dạng màu sắc tạo nên một gam màu đẹp và tất nhiên không thể không chen cùng rau để chụp một tấm ảnh.
Người viết bài này từng ăn bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo ở Trảng Bàng (Tây Ninh) nhưng so với rau rừng trên núi Cấm này thì rau rừng ở Trảng Bàng chẳng thấm vào đâu. Có thể, do khí hậu mát mẻ, ẩm ướt nên rau rừng trên ngọn núi phát triển quanh năm, người dân địa phương cứ thế mà đi hái rau (họ giữ lại gốc cho cây tiếp tục phát triển) về bán lại cho những hàng quán. Và tất nhiên, chỉ người dân ở đây mới có thể nhận mặt được các loại rau, còn như người nơi khác đến thì... chưa chắc.
Cuối cùng cũng ăn bánh xèo với rau rừng. Các quán đều có bánh xèo chay và bánh xèo mặn với giá chỉ 15.000 - 20.000 đồng/cái. Mỗi người ăn hai cái là đủ. Ở đây, người ta dọn ra cả rổ rau, khách thích ăn loại rau nào thì ăn. Bánh xèo dọn ra trong chiếc đĩa với màu vàng và dòn rụm.
Bánh xèo mặn thì nhân tôm, thịt ba rọi, giá, đậu xanh. Bánh xèo chay có giá, đậu xanh khoai môn. Món này ăn kèm nước chấm pha chua cay ngọt. Ăn bánh xèo bốc bằng tay, ngắt rau bao quanh, bỏ bánh xèo ở giữa và chấm mắm mà ăn. Nhiều người ăn được tới bốn cái vì cảm giác ăn với rau rừng rất ngon.
.Theo Sgtiepthi.
Tuyển thẳng thí sinh vùng đặc biệt khó khăn: Trúng tuyển nhiều, học rất ít Năm 2012, quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT cho ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh thuộc các huyện nghèo, huyện biên giới, hải đảo vào các trường đại học, cao đẳng. Chính sách này đã tạo hứng khởi từ các địa phương và được sự hưởng ứng của các cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, số thí sinh thực học so...