Khách Tây rùng mình với thịt chó Việt
“Tôi bỗng thấy nôn nao, bụng cồn cào như sắp nôn ọe. Tôi lao vào phòng vệ sinh nhưng không kịp…” – Jason Picard kể lại.
Gần đây một số người nước ngoài lên tiếng chỉ trích thói quen ăn thịt chó của người Việt, thậm chí tuyên bố tẩy chay Việt Nam vì điều này. Trong khi đó, người dân của các nước có thói quen ăn thịt chó như Hàn Quốc, Trung Quốc cũng bắt đầu phản đối chuyện giết thịt loài động vật gần gũi với con người. Ăn thịt chó từ chỗ là thói quen bình thường đến giờ đã trở thành vấn đề gây tranh cãi. Vì thế, chúng tôi xin giới thiệu loạt bài ghi nhận nhiều quan điểm xung quanh món ẩm thực phổ biến ở Việt Nam và một số nước châu Á.
Thịt chó – điều tồi tệ nhất Việt Nam?
Du khách người Pháp Annie Peysson kể rằng ông biết đến Việt Nam là quốc gia xinh đẹp và hiếu khách. Nhưng khi đến và chứng kiến cảnh giết các con vật đầy máu me, vô nhân đạo, ông đã mất cảm tình.
“Những sự thật này không đại diện cho trí thông minh của một nền văn minh thật sự. Nó là hành vi biểu hiện cho sự chậm phát triển, và sự tàn ác đáng xấu hổ này sẽ phá hủy các giá trị văn hóa, tinh thần của chúng ta. Vì lý do này, chúng tôi sẽ không đến Việt Nam du lịch nữa nếu các bạn còn tiếp tục ăn thịt chó, không có luật bảo vệ và tôn trọng vật nuôi và các loài động vật khác”, ông Peysson tuyên bố.
“Chúng tôi sẽ không đến Việt Nam du lịch nữa nếu các bạn còn tiếp tục ăn thịt chó” – du khách người Pháp nói (Ảnh minh họa)
Nathan Wynn đến Việt Nam du lịch với hi vọng được chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp của một đất nước miền nhiệt đới. Nhưng sau chuyến du lịch, cái in đậm trong tâm trí ông không phải phong cảnh đẹp mà là những tiếng kêu thảm thiết đến rợn người.
“Đó là điều tồi tệ nhất mà tôi thấy ở Việt Nam. Những con chó đang trên đường ra chợ, để bị ăn. Chúng không được đối xử nhân đạo. Tôi không thể quên được cái cảnh người ta bắt các con chó nhốt vào lồng. Những âm thanh khủng khiếp”, ông Wynn bày tỏ.
Ý kiến của ông Wynn đang làm dấy lên một cuộc tranh cãi về chuyện ăn thịt chó ở Việt Nam. Có người cho rằng đó là một “nét văn hóa”. Người khác lại bảo phải bỏ ăn thịt chó mới là văn minh.
Day dứt khi thấy chó phanh thây
Video đang HOT
Jason Picard, người Mỹ làm việc tại Việt Nam kể lại trên báo Đại đoàn kết về lần đầu tiên ăn món thịt chó tại Việt Nam, năm 1997: “Lúc đầu, tôi ăn thử một miếng thịt luộc mà không chấm gì cả. Ngay khi lưỡi tôi chạm tới miếng thịt thì tôi biết bữa ăn này sẽ rất khó khăn với tôi, cái vị này thật là “vô tiền khoáng hậu”. Khi đang nhai, tôi cảm thấy nóng mặt và có lẽ đôi má tôi đỏ lựng như hai quả bồ quân”.
Nơi Jason “tận hưởng” lần đầu ấy tại một quán bình dân trông như cái lều, nơi một nhóm người đang đang ngồi nhậu cùng nhau. Tất cả đều ngạc nhiên khi Jason bước vào quán. Họ xem xét theo dõi tất cả mọi hành động, cử chỉ của anh.
Sau đó, câu chuyện “lần đầu” này được Jason Picard kể lại ngay với cô bạn thân là Việt kiều đang ở ký túc xá ĐH Bách khoa (Hà Nội). Cô bạn thốt lên tiếng cười thật to: “Trời ơi, anh đã ăn thịt chó (dog meat) rồi!”.
“Tôi đứng lặng người, không nói được gì. Tôi như người ngơ ngẩn khi nghe thấy hai từ “thịt chó” cô bạn vừa nói. Trời ơi, gia đình tôi có một con chó, gần gũi như thành viên trong nhà. Mẹ của tôi sẽ nghĩ thế nào đây khi biết chuyện này. Tôi bỗng thấy nôn nao, bụng cồn cào như sắp nôn ọe. Tôi lao vào phòng vệ sinh nhưng không kịp…”.
Có người cho rằng ăn thịt chó là một “nét văn hóa” (Ảnh minh họa)
Một người Pháp tên là Annie Peysson, cho biết, ông cực kỳ sốc khi chứng kiến người Việt ăn thịt chó. Ông rợn người khi tham gia một lễ hội mà ở đó người ta xẻo thịt lợn khi chúng vẫn còn sống. Những con vật vô tội bị giết dã man trong tiếng hò reo vui mừng của con người.
Còn Johann, một khách du lịch người Ý cho biết, anh đến Việt Nam chơi theo lời mời của một người bạn. Bạn anh rất sành ăn, dẫn anh đi thưởng thức rất nhiều món ngon ở Hà Nội. Anh rất thích phở và bún chả ở đây. Thế nhưng một số món ăn của người Việt lại khiến anh “nổi da gà”.
Robert Lucius – một sỹ quan Hải quân lục chiến Mỹ đã đến Việt Nam với tư cách là tùy viên Hải quân ở Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Trong một chuyến đi đến Lai Châu để viện trợ các thiết bị y tế cho một trạm xá ở nông thôn vào năm 2006, ông đã trải qua một thời khắc thật khó quên.
Đó là khi một chiếc xe máy chất đầy những chú chó vượt qua chiếc ô tô của ông. Những chú chó như hút lấy cặp mắt ông. “Một sự cảm thương ngay lập tức ùa vào tâm trí tôi. Tôi có nhận ra nỗi khiếp sợ, sự chết chóc và tuyệt vọng”, Lucius chia sẻ.
Nhưng ngay sau đó, trong một bữa ăn với các đồng nghiệp Việt Nam, ông đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng rùng rợn: một chú chó bị làm lông và phanh thay nằm trên sàn nhà bếp của một quán ăn. Điều đó đã khiến ông day dứt nhiều ngày.
Chuyện ăn thịt chó cũng như một số loài động vật khác ở Việt Nam có thể khiến một số người nước ngoài hiểu nhầm nếu không tìm hiểu kỹ.
Giáo sư Joel Brinkley, hiện giảng dạy báo chí tại Đại học Stanford (Mỹ), trong một bài viết đăng tải cuối tháng 1/2013 trên tờ Chicago Tribune (Mỹ) tạo cho người đọc cảm giác người Việt Nam dường như đã ăn thịt hết mọi loài động vật.
Cựu phóng viên tờ New York Times này quy kết Việt Nam là “một quốc gia hung hăng” do đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Vị giáo sư từng đoạt giải báo chí danh giá Pulitzer sau đó còn biện giải rằng tính cách “hung hăng” của người Việt là do họ thích ăn thịt, đặc biệt là thịt chó, thịt chuột và chim chóc.
“Tôi cho rằng vì người Việt thường ăn thịt qua nhiều thế hệ, bổ sung một nguồn chất đạm quan trọng trong chế độ ăn uống của họ, điều này cũng giải thích thiên hướng hung hăng của quốc gia này – và tạo ra một mối tương phản rõ rệt so với các nước láng giềng của nó”.
Tuy nhiên, Brinkley sau đó vấp phải rất nhiều ý kiến chỉ trích và phải xin lỗi vì “thông tin không chính xác và lập luận không đúng”, quy chụp chuyện ăn thịt động vật với “tính hung hăng” của người Việt.
Theo 24h
Nhộn nhịp "chợ cầy tơ" ở TPHCM
Mỗi ngày, hàng trăm chú cầy tơ từ khắp nơi đổ về khu chợ trên đường Tô Ký, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 - TPHCM, sau đó bị "hóa kiếp" trong đêm để hôm sau tỏa đi các quán nhậu khắp thành phố.
Đường Tô Ký, kéo dài từ xã Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn, TPHCM) đến chợ Tân Chánh Hiệp (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12) từ lâu đã trở thành trục vận chuyển chó. Mỗi ngày, hàng trăm "thú cưng" đi qua con đường này để đến một khu chợ tự phát nằm gần ngã tư chợ Tân Chánh Hiệp.
Bán chó như... lái taxi!
15 giờ ngày 12/9, chúng tôi có mặt tại ngã ba Tô Ký - đường 12, thuộc xã Thới Tam Thôn. Bãi đất trống có quán nước mía là nơi mua bán chó tự phát. Đây là một chốt chặn mà chủ các lò mổ thường tập trung để chọn hàng trước khi chúng được chở đến khu chợ cầy chính ở gần ngã tư chợ Tân Chánh Hiệp.
Người bán hàng không biết từ đâu lũ lượt kéo về. Trong mỗi chiếc rọ sắt, cả chục con chó nằm đè lên nhau. Chủ lò mổ túc trực tại ngã ba, hễ thấy chiếc xe nào trờ tới là lao ra hỏi: "Bán không, bán không?". Những chú chó to, mập nhưng tuổi còn non được lựa chọn đầu tiên con nào già sẽ rớt lại sau và có cơ may tạm thoát chết trong ngày.
Một chủ lò tên Lượng mang theo cái cân đặt sẵn bên vệ đường, vợ anh ta dựng chiếc rọ bên cạnh để thu mua. Giá chó hơi được kỳ kèo từ 50.000 đến 57.000 đồng/kg. "Bán chó thịt cũng như lái taxi vậy, càng mưa càng làm ăn được" - người đàn ông chạy xe ôm ngồi trong quán nước cùng chúng tôi giải thích về cảnh mua-bán chó nhộn nhịp giữa trời mưa.
Mỗi ngày, hàng chục người đi xe máy chở theo những lồng đựng chó vào bán cho các chủ lò mổ ở huyện Hóc Môn (Ảnh: QUÝ LÂM)
Theo chân những chiếc xe chở hàng, chúng tôi đến khu chợ chó chính. Không khó để tìm được khu chợ này vì vừa đến ngã tư chợ Tân Chánh Hiệp, chúng tôi đã có thể ngửi thấy mùi khét đặc trưng của cầy thui bã mía. Đi sâu vào trong, ở đây có khoảng trên chục ki-ốt, phía trước bày bán những con chó đã được thui sẵn, da vàng ươm.
Ngồi quán cà phê bên hông chợ nhìn ra đường Tô Ký, hình ảnh dễ thấy nhất là những người mặc áo màu xanh như công nhân thu gom rác, chạy xe máy biển số mờ, chở theo chiếc rọ đựng chó sống cùng vài chiếc bao lác và cây gậy có vòng sắt. Họ tiến vào trong chợ, một lát trở ra, hàng đã được bán hết.
Việc thu mua chó hơi diễn ra lai rai cả ngày. Tuy nhiên, từ sau 0 giờ đến sáng, khu chợ này càng tấp nập xe ra vào. Bác tài xế xe ôm đưa chúng tôi đi cho biết: "Chó sống bán buổi chiều thường được gom từ Củ Chi, Tây Ninh, Long An... về. Còn những chú chó đưa đến bán giữa đêm khuya hầu hết là bị bắt trộm trong khu vực TP và vùng ven, có giá rẻ hơn do đã chết hoặc đang ngắc ngứ vì mới bị bắn điện, siết cổ".
Hoạt động cả đêm
Trong vai người sắp mở quán bán thịt chó, cần tìm mối mua hàng sỉ, chúng tôi tìm tới lò mổ của ông Lượng, nằm trong một con hẻm gần bên dòng kênh hôi hám thuộc khu phố 6, phường Trung Mỹ Tây - quận 12. Căn nhà không lớn, chẳng có biển hiệu gì nhưng là lò giết mổ thuộc hàng quy mô trong khu vực.
Một người hàng xóm cho biết mỗi tối, lò của ông Lượng mổ 40 - 70 con chó, tập trung vào thời điểm 3-4 giờ sáng. Tiếp chúng tôi, người nhà của ông Lượng gợi ý: "Cần bao nhiêu, bất cứ giờ nào cũng luôn sẵn có. Hàng sống có cả bầy, chú không lo mua phải chó bệnh, xà mâu. Lựa con nào giết con đó. Ở đây làm bằng máy, chờ 15 phút là giao hàng luôn".
Khoảng 1 giờ ngày 13/9, chúng tôi trở lại khu lò mổ nằm gần chợ chó. Dù là giờ mọi người đang yên giấc nhưng ở đây, mọi thứ vẫn nhộn nhịp. Một thanh niên đi chiếc xe Dream, phía trước chở một bao tải, chạy đến trước cửa một lò mổ cách chợ khoảng 200 m rồi lấy điện thoại ra gọi.
Ngay lập tức, cửa mở, một người đàn ông bước ra. Người thanh niên lấy chiếc bao, nặng chừng hơn chục ký đưa cho chủ nhà, lấy tiền rồi chạy đi. Tiếp đó, một thanh niên khác đi xe Wave, phía sau chở chiếc thùng sắt đựng 2 con chó đã chết trờ tới, lại giao hàng và nhận tiền.
Chúng tôi vào lò mổ của một người tên Kỳ nằm sát chợ chó và chứng kiến trên sàn gần chục con đã bị giết, làm lông nằm la liệt. Cạnh đó, tiết chó đựng trong những chiếc xô cáu bẩn, lòng chó để vãi trên sàn nhà đang chờ bạn hàng đến lấy. Vào khoảng 3 giờ, những chiếc xe máy chở từng lồng chó phía sau vẫn ra vào tấp nập ở khu vực này.
Mất "thú cưng" liên tụcTheo người dân sống quanh chợ chó ở quận 12, thời điểm đi tập thể dục lúc tảng sáng, họ rất dễ bắt gặp các tay trộm. Nhiều tên liều lĩnh dùng súng điện bắn chó ngã gục rồi thản nhiên trùm bao ôm đi.Anh Nguyễn Đăng Khoa, người từng hành nghề "đập đầu chó thuê", cho biết: "Dùng bã thuốc hay dây phanh xe đạp siết cổ là cách làm cũ, dễ bị phát hiện. Súng điện vừa bắn hạ chó nhanh vừa là vũ khí phòng thân của kẻ trộm".Tại khu vực gần chợ Tân Chánh Hiệp, bọn trộm chó càn quét liên tục nhiều năm qua khiến người dân luôn lo canh cánh. Anh Nguyễn Quang Phú, chủ tiệm đồ gỗ nội thất đối diện Công viên Phần mềm Quang Trung, cho biết nhà anh và hầu hết các hộ hàng xóm đều đã bị mất 2-3 con chó vì bọn trộm."Ai yêu quý các chú khuyển lắm mới gắng nuôi nhưng phải luôn xích bên trong nhà, đi vệ sinh phải có người dắt. Chó như người thân của mình, bị bắt trộm đau lắm nhưng báo chính quyền thì chẳng ai giải quyết vì họ coi là... chuyện nhỏ"- anh Phú chua chát.Theo 24h
Món cầy tơ và nghề buôn chó liên tỉnh Rời làng "hóa kiếp" chó ở huyện Hoài Đức - TP Hà Nội, chúng tôi về làng Sơn Đông (xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc - Thanh Hóa). Đi dọc làng này tuyệt nhiên không thấy quán thịt chó nhưng đây lại là nơi thu gom và phân phối cầy tơ lớn nhất nước, thị phần chiếm đến 60% toàn miền Bắc. Hậu...