Khách Tây đánh vần tiếng Việt từ NHẸ, thắc mắc vì sao trong nhẹ lại có NẶNG, nghe netizen giải thích mà sang chấn tâm lý giùm
Câu hỏi tiếng Việt này chắc nhiều người Việt cũng thắc mắc lắm!
Một trong những gạch đầu dòng quan trọng cho các sinh viên quốc tế muốn đến Việt Nam học tập và sinh sống là phải học tiếng Việt. Khác với các ngôn ngữ khác, tiếng Việt có hệ thống 29 chữ cái và 6 thanh điệu tạo nên độ trầm bổng trong tiếng nói. Sau khi thuộc bảng chữ cái, người muốn học tiếng Việt phải học được cách ghép vần và đánh vần để tạo ra từ có nghĩa.
Nhiều người bảo đánh vần tiếng Việt thì rất dễ nhưng với cô nàng người Nga tên Lilly, dù đã có thời gian dài tiếp xúc và gắn bó với tiếng Việt nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung lại không cho như vậy. Trong một đoạn TikTok cô nàng đăng tải, cô đã chỉ ra điểm khó hiểu của việc đánh vần bằng tiếng Việt. Cô nàng trích dẫn một số từ sau đây:
NHẸ: Nhờ – e – nhe – nặng nhẹ => trong NHẸ lại có NẶNG?
HIỂU: Hờ – iêu – hiêu – hỏi hiểu => Đã HiểU lại còn HỎI?
VỮNG: Vờ – ưng – vưng – ngã – vững => Đã VỮNG lại còn NGÃ?
Chữ NGẮN lại dài hơn chữ DÀI?
Cô gái Tây thắc mắc về những từ tiếng Việt mà đến người bản địa cũng không giải thích được! (Nguồn: Hàng Xóm Tây)
Nghe đến đây, nhiều dân mạng Việt Nam không khỏi bật cười vì sự nghịch lý này. Đã từng có nhiều người có thắc mắc y chang nhưng chẳng thể nào giải thích được. Tuy nhiên, đây chỉ là những thắc mắc vui thôi chứ ai cũng biết nặng, hỏi, ngã, huyền khi đánh vần đều là để thể hiện cho dấu cấu tạo chữ, không mang trường nghĩa nào cả.
Dù thế, dân mạng cũng nhiệt tình giải đáp cho cô nàng này bằng nhiều cách trả lời đầy thú vị và sáng tạo:
“Ngôn ngữ nước nào cũng có sự xoắn não. Nếu bạn biết tiếng Anh, trong tất cả các mối quan hệ đều có sự kết thúc. End trong Boyfriend, End trong Girlfriend, chỉ có Family kết là ILY là I Love You!”
“Có nặng mới có nhẹ, có hỏi thì mới hiểu được, có ngã thì mới có thể đứng vững!”
“Tiếng Anh cũng vậy mà chị. Trong ‘believe’ là tin tưởng vẫn có ‘lie’ là lừa dối thôi!”
Trong tiếng Việt, để đánh vần, thường tuân theo các nguyên tắc/cách cấu tạo sau đây:
1. Nguyên âm đơn/ghép dấu: Ôi, Ai, Áo, Ở, . . .
2. (Nguyên âm đơn/ghép dấu) phụ âm: Ăn, Uống, Ông. . .
3. Phụ âm (nguyên âm đơn/ghép dấu): Da, Hỏi, Cười. . .
4. Phụ âm (nguyên âm đơn/ghép dấu) phụ âm: Cơm, Thương, Không, Nguyễn.
Anh Tây lại khóc hết nước mắt với 1 từ Tiếng Việt: Lúc mang nghĩa tích cực, khi lại khiến người đối diện bẽ bàng
Anh Tây chưa lường trước được sự đa nghĩa của các từ Tiếng Việt.
Chuyện các anh Tây hoang mang, rối bời khi học Tiếng Việt không phải chủ đề xa lạ nhưng lần nào được chia sẻ trên mạng xã hội cũng gây cười. Từng có nhiều anh Tây tuyên bố sẽ chinh phục được Tiếng Việt nhưng khi "xông trận", mới học được vài quy tắc đọc viết đã vội "cởi giáp xin hàng". Có anh Tây kể lại, nguyên việc học các ngôi xưng hô như: "tôi, tới, mình, cậu, anh, em, chị, cô, dì, chú, bác,..." đã khiến họ toát mồ hôi. Đó là chưa kể Tiếng Việt còn có rất nhiều từ đa nghĩa.
Mới đây, trong 1 topic về học Tiếng Việt, dân tình lại chia sẻ thêm câu chuyện cực hài hước. Chuyện là có anh Tây nọ đang hoang mang, rối bời với một từ Tiếng Việt. Từ này khi thì mang nghĩa tích cực, chỉ một loại hoa quả tốt cho sức khỏe; lúc lại mang nghĩa tiêu cực, có thể khiến người đối diện "quê ơi là quê".
Từ mà anh chàng này nhắc tới chính là từ "bơ": vừa có nghĩa là "quả bơ" (avocado), vừa mang nghĩa "bơ" (butter), lại có thể là động từ "bơ" (ignore) thể hiện sự ngó lơ, phớt lơ ai đó. Khi một người Việt nói "ăn bơ không?", có thể hiểu bạn đang được mời ăn quả bơ, hoặc bơ thực vật để nấu ăn. Nhưng khi nói "bạn bị "ăn bơ" rồi", thì lại mang nghĩa khác hoàn toàn. Thế đó, "bơ" cũng có "bơ this", "bơ that", tùy ngữ cảnh mà sử dụng!
Một ví dụ điển hình về "bơ" (ignore). Gửi tin nhắn mà tận 2 năm mới được trả lời thì đúng là bị "ăn bơ" rồi còn gì!
Dưới câu chuyện về anh Tây, rất nhiều cư dân mạng đã để lại loạt bình luận hài hước. Không ít người nêu thêm những điều thú vị khác về Tiếng Việt khiến chính người bản địa cũng "hoang mang" chứ đừng nói là người nước ngoài.
Tài khoản Facebook T.H chia sẻ: "Thế đã biết đến những từ Tiếng Việt bỏ dấu đi vẫn nguyên nghĩa chưa? "Tư" là 4 mà "tứ" cũng là 4 nhé". Hay một tài khoản Facebook tên M.N cũng góp vui thêm 1 từ đa nghĩa: "Mấy từ kiểu "bơ" thì nhiều lắm. Chẳng hạn như từ "sao", vừa có thể hiểu là ngôi sao "star", vừa hiểu là người nổi tiếng "celebrity", hoặc mình nói gắng gỏng "Sao?" cũng giống như từ "What?" ấy,...
Thế mới thấy, Tiếng Việt của chúng ta thật thú vị!
Bài tập chữa lỗi sai tiếng Việt của học sinh Nhật Bản khiến người Việt "xịn" 100% toát mồ hôi: Học khối C cũng chịu thua luôn á Nhiều cư dân mạng cho biết mới đọc qua họ cũng choáng váng không biết sai chỗ nào. Ai cũng biết Tiếng Việt siêu khó. Vậy nên mới có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Đừng nói chuyện học tiếng Việt trong nước mình, ngay cả nhiều bài tập tiếng Việt dành cho người nước ngoài đôi khi...