Khách sạn, nhà hàng phục vụ miễn phí các đoàn cứu trợ miền Trung
Cùng chung tâm trí hướng về miền Trung “ruột thịt”, nhiều khách sạn, nhà hàng cũng phục vụ miễn phí cho các đoàn từ thiện, mong họ đủ sức khỏe để giúp đỡ được nhiều bà con.
Chỉ vài ngày trước, khách sạn Phương Anh (TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) cũng bị nước lũ ngập đến 1 mét. Thấu hiểu cảnh khổ sở khi bị bao vây trong biển nước mênh mông, ngay khi lũ vừa rút, anh Hoàng Liên Sơn bàn với gia đình, cung cấp miễn phí nơi ở cho các đoàn tới làm từ thiện tại tỉnh Quảng Trị.
Anh Sơn chia sẻ với PV VietNamNet: “ Trong vòng 3 phút, nhận được sự hưởng ứng của người thân, tôi lập tức đăng thông tin lên mạng xã hội, mong mọi người chia sẻ đến các đoàn từ thiện. Người ta đi ủng hộ cũng đã khổ rồi, tôi muốn họ có chốn nghỉ ngơi để ổn định sức khỏe“.
Khách sạn kín phòng sau khi đăng tải thông tin phục vụ miễn phí
Chỉ sau 1 ngày đăng tải thông tin, anh Sơn liên tục nhận được các cuộc gọi liên hệ để đặt phòng. Trong 2 ngày 21-22/10, 15 phòng của khách sạn đã kín khách. Những ngày sau đó cũng có nhiều đoàn khách hẹn trước. Tuy nhiên, theo chia sẻ của anh Sơn, do gia đình cũng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nên không có khả năng hỗ trợ lâu dài. Trước mắt gia đình anh sẽ thực hiện miễn phí tiền phòng đến hết chủ nhật (25/10), sau đó nếu không đủ kinh phí thì sẽ thu một chút ít để bù vào tiền điện nước.
Anh Sơn bày tỏ: “ Đây chỉ là việc làm nhỏ nên tôi không muốn lấy câu chuyện từ thiện để vụ lợi, chỉ mong có thể giúp sức cho đồng bào quê hương mình“.
Bên dưới bài chia sẻ trên mạng xã hội của anh Sơn, nhiều người bày tỏ tình cảm chân thành trước việc làm của gia đình. Chị Nguyễn Hằng chia sẻ: “ Rất tuyệt vời anh ơi. Cho đi là còn mãi“. Còn anh Hoàng Định đánh giá: “ Mỗi người giúp một việc, nhưng chung lại là vì bà con. Thật tuyệt vời!“.
Trước đó, cộng đồng mạng cũng chia sẻ thông tin khách sạn – nhà hàng chay Long Hoa (TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) phục vụ miễn phí cho các đoàn từ phía Nam ra miền Trung làm từ thiện.
Video đang HOT
Nhiều nhà hàng, quán ăn cũng phục vụ miễn phí cho các đoàn cứu trợ
Anh Kim Thiền, chủ khách sạn cho biết: “ Khách sạn của chúng tôi ở ngay quốc lộ nên lượng xe đi từ thiện nhiều. Trước đây chúng tôi chỉ có nhà hàng chay. Từ năm 2016, cứ đến mùa lũ, thấy các đoàn xe đi làm từ thiện thường xuyên ghé vào nghỉ ngơi, chúng tôi mới khởi phát ý nguyện hỗ trợ miễn phí ăn uống, nghỉ tạm. Đến khi xây khách sạn Long Hoa thì thực hiên tích hợp, ăn uống nghỉ ngơi qua đêm miễn phí cho các đoàn từ thiện, để họ ổn định sức khỏe, giúp sức bà con“.
Chỉ riêng ngày 20/10, gia đình anh Kim Thiền đã tiếp đón 5 đoàn từ thiện ghé nghỉ chân. Chi phí cho hoạt động này do gia đình anh cùng 5 nhân viên dùng lợi nhuận kinh doanh và tiền lương hằng tháng để thực hiện. Những nhân viên khác thì phát tâm thiện nguyện trong những trường hợp vụ thể, ví dụ như giúp đỡ cho bà con vùng lũ miền Trung đợt này.
Hoạt động phục vụ miễn phí ăn, ở được gia đình anh Kim Thiền thực xuyên suốt đến nay đã 3 năm. Tuy nhiên, gia đình anh chưa gặp khúc mắc hay trở ngại từ những vị khách có quen thuộc lẫn xa lạ.
“ Giai đoạn này, tôi chỉ mong gửi chút tấm lòng đến bà con. Mong bà con được an toàn và giữ gìn sức khỏe để vượt qua thiên tai“.
“Trạm dừng chân Bạn hữu tự do Bình Định 77″ cũng đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng.
Cùng ở quê hương Phú Yên, trên đường QL 1A, khu vực Cù Mông, Sông Cầu, bảng thông báo “Trạm dừng chân Bạn hữu tự do Bình Định 77″ nổi bật ở bên đường. Đây là quán cơm gà của vợ chồng anh Trung Bạch.
Khi nhìn thấy hình ảnh miền Trung gặp nạn do bão lũ, anh Trung Bạch nhớ lại cảnh bản thân mình đã trải qua khi quê hương anh gánh chịu trận lũ lụt nặng năm 2009. Anh đã bàn với vợ, giúp đỡ cho những đoàn từ thiện đi xe đường dài từ phía Nam ra miền Trung cứu trợ. Mong gửi gắm chút tấm lòng đến với bà con đng gặp khó khăn.
“ Bản thân tôi cũng từng làm tài xế, tôi hiểu cảnh đi lại xa xôi vất vả như thế nào. Trong khi quãng đường ra tới vùng lũ còn xa. Chúng tôi đã nhờ thêm vài người bạn phụ giúp nếu khó khăn quá. Với ý nghĩ mình làm được đến đâu hay đến đó, nhưng phải quyết tâm hết sức để phục vụ bà con. Bởi địa điểm không rộng, nên những người khách ghé quán có thể nghỉ ngơi, ăn uống, tắm rửa trước khi bước vào hành trình tiếp theo“, anh chia sẻ.
Bên cạnh đó, một số khách sạn tại Quảng Trị cũng đã giảm giá để hỗ trợ cho các đoàn từ thiện tham gia cứu trợ bà con.
Hơn 1.000 tấn cá mú tồn trong ao nuôi ở Cam Ranh
Hơn 1.000 tấn cá mú trong các ao tại TP Cam Ranh bị tồn vì giá rẻ, khó tiêu thụ, khiến người nuôi đối mặt với nhiều khó khăn.
Các ao nuôi cá mú ở xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh, khá vắng vẻ trong nhiều ngày nay. Xung quanh, vài người làm thay nhau trông coi, chăm sóc cá và ít cảnh thương lái tìm tới hỏi mua như trước.
Người nuôi làm vệ sinh ao cá mú ở TP Cam Ranh khi chưa xuất bán được gì giá thấp. Ảnh: Xuân Ngọc.
Ông Võ Đình Trí, 45 tuổi, có khoảng 20 tấn cá mú Trân Châu thương phẩm đã quá lứa, nhưng vẫn đang nuôi dưới bốn ao rộng hơn 4.000 m2. Số cá này ông thả nuôi 18 tháng, mỗi con đã đạt trọng lượng 1,2-1,5 kg. Hiện giá chỉ 130.00 đồng mỗi kg, trong khi cùng kỳ năm ngoái, 160.000-200.000 đồng mỗi kg.
Nếu bán với giá này, ông sẽ lỗ nặng, nhưng cũng khó tìm được thương lái. Khi giữ lại, ông buộc phải cắt giảm khẩu phần ăn của chúng. Để có kinh phí duy trì, hàng tuần ông tự đưa vài trăm kg ra siêu thị bán, theo hình thức "giải cứu cá mú", với giá 159.000 đồng mỗi kg.
Ông Trí cho biết đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng, hiện chưa tính được lỗ bao nhiêu, vì phải chờ bán hết sản lượng cá. Tuy nhiên, gia đình ông định hướng sau vụ cá này sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. "Tôm thẻ chân trắng ít vốn đầu tư, mau thu hồi vốn vì thời gian nuôi chỉ 3-4 tháng có thể xuất bán", ông nói.
Cá mú của ông Võ Đình Trí nuôi trong ao ở Cam Ranh đã đạt 1,2-1,5 kg, nhưng không bán được. Ảnh: Xuân Ngọc.
Cách đó gần 2 km, ông Hồ Văn Thành, 46 tuổi, cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Gia đình ông đầu tư khoảng 21 tỷ đồng (vay ngân hàng 7 tỷ) để nuôi khoảng 80 tấn cá mú Trân Châu và 40 tấn cá mú nghệ. Thấy cá phát triển đều, khỏe mạnh, ông hy vọng có lãi vừa trả được nợ ngân hàng, có thêm vốn đầu tư.
Tuy nhiên, đến lúc cá xuất bán thì Covid-19 bùng phát. Ảnh hưởng dịch bệnh khiến cá không thể xuất khẩu và sức tiêu thụ trong nước giảm mạnh. Mỗi ngày, ông gọi gần chục cuộc tới các thương lái hỏi giá. "Họ nói cá hiện nay không xuất đi được, tiêu thụ chậm nên giá rẻ. Họ cũng không mặn mà", ông Thành nói và cho biết, trước đây, thương lái vào tận đìa, có bao nhiêu mua bấy nhiêu.
Hiện, mỗi tuần ông Thành chỉ cho cá ăn một lần, tốn hơn 40 triệu đồng, thay vì 2-3 lần như trước. Để tránh cá bị nhiễm bệnh, hàng ngày, ông cùng 15 người làm phải thay nhau làm vệ sinh hơn 30 ao, rộng hơn 10 ha.
Có thâm niên hơn 15 năm trong nghề, ông Thành nói chưa bao giờ người nuôi cá mú gặp khó khăn như hiện nay. "Hy vọng giá sẽ tăng và tiêu thụ mạnh trở lại, chứ tình trạng này kéo dài người nuôi lâm cảnh nợ nần", ông Thành nói.
Ông Hồ Văn Thành, xã Cam Thịnh Đông lo lắng khi còn tồn khoảng 120 tấn cá mú. Ảnh: Xuân Ngọc.
Là người nhân giống cá mú tại phường Cam Nghĩa, ông Nguyễn Công Văn (47 tuổi) cho hay, trung bình mọi năm cơ sở phải bán hơn 500.000 con. Giá con giống tùy theo lớn, nhỏ. Chẳng hạn, con giống một cm, bán 3.000-4.000 đồng, nhưng không đủ để cung cấp.
Đầu năm tới nay, ông bán chưa tới 200.000 con và giá thấp một nửa. Nguyên nhân là cá trong các ao bán không được, khiến người nuôi ít mặn mà làm vụ mới.
Thương lái chuyên mua cá mú ở Cam Ranh, ông Phan Kiều Sang cho biết, thời gian này năm ngoái, ông phải đi khắp nơi tìm mua, gom một ngày vài tấn, có lúc cả chục tấn cá mú để bán cho các resort, khách sạn, nhà hàng... phục vụ khách du lịch, chuyển vào TP HCM, các tỉnh miền Tây, số khác bán sang Trung Quốc.
Còn bây giờ, mỗi ngày ông chỉ mua hơn tấn, vì thị trường tiêu thụ chậm, cũng không xuất khẩu. Mặt khác, giá thấp nên người nuôi vẫn giữ cá để chờ thời cơ.
Ông Lê Minh Hải, Trưởng phòng Kinh tế TP Cam Ranh, cho hay toàn thành phố có 120 ha đìa nuôi, thống kê còn hơn 1.000 tấn cá mú Trân Châu đang bị tồn trong các ao nuôi do giá giảm mạnh.
Theo ông Hải, cá mú thường xuất đi các địa phương trong nước, bán sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Từ khi Covid-19 bùng phát, nước bạn có nhiều yêu cầu phải xuất theo đường chính ngạch, nhiều yêu cầu khắt khe, đòi hỏi cá mú phải sạch, an toàn vệ sinh nên việc bán cũng khó khăn.
"Địa phương đã làm việc với Chi cục thủy sản tỉnh để có khuyến cáo, hướng dẫn cho người nuôi thường xuyên kiểm tra, vệ sinh, tạo môi trường thông thoáng cho cá phát triển, hạn chế nhiễm bệnh trong thời gian chờ xuất bán", ông Hải nói.
Đề xuất quản lý người sử dụng trái phép chất ma tuý Bộ Công an đề xuất quản lý một năm với người đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý, 6 tháng với người dưới 18 tuổi. Chiều 11/9, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Thay mặt Chính phủ đọc tờ trình, Thứ trưởng Công an...