Khách sạn, hàng không xoay xở vượt dịch Covid-19
Mùa dịch bệnh, các khách sạn 5 sao, đại lý du lịch, hãng hàng không… đang chủ động chuyển hướng, đổi mới sản phẩm dịch vụ để tự cứu mình và giữ chân người lao động.
Các hãng hàng không tận dụng máy bay chở khách để chở hàng hóa. Ảnh: CAO THĂNG
Giao thức ăn tận nơi phong cách 5 sao
Dịch Covid-19 đã làm thay đổi cách thức vận hành dịch vụ của nhiều nhà hàng cao cấp, trong đó có nhiều khách sạn 5 sao tại TPHCM. Hình thức giao hàng tận nơi cho các đơn hàng nhỏ, vốn không phổ biến, nay được khách sạn 5 sao áp dụng đồng loạt để vượt qua khó khăn, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Bà Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc khách sạn Grand Saigon (thành viên Saigontourist Group), cho biết, khách sạn đang chuyển sang hình thức phục vụ tiệc, bữa ăn tại nhà hoặc tại công ty cho khách (outside cartering). Ngồi nhà, khách có thể đặt hàng và được bếp 5 sao giao đến tận nơi các món đặc sản vùng miền, như bún cá đọt mây, lá nhíp Bình Phước, gà tre hầm sâm dây Ngọc Linh, rượu đông trùng hạ thảo An Tâm Tửu…
Khách sạn 5 sao Park Hyatt Saigon còn mở dịch vụ cử đầu bếp đến nhà khách hàng nấu. Gói dịch vụ phải đặt trước 48 giờ, có giá 4,1 triệu đồng cho 6 người ăn, chưa gồm 10% thuế VAT và dịch vụ đầu bếp 1 triệu đồng. Đầu bếp đến tận nơi chế biến, phục vụ món bò Wellington theo phong cách Park Hyatt… Thậm chí, một số khách sạn sử dụng ô tô riêng để phục vụ giao hàng tận nơi. Để trụ được mùa dịch, website chuyên về du lịch trực tuyến Ivivu.com cũng chuyển sang bán và phục vụ tận nhà combo cơm trưa dành cho công nhân viên. Trên nền tảng công nghệ có sẵn, Ivivu liên kết các nhà hàng, giao cơm tận nhà cho khách và miễn phí giao hàng.
Tương tự, khách sạn Rex chia sẻ: “Vài tuần nay, bộ phận phụ trách ẩm thực của khách sạn nỗ lực chăm sóc khách hàng, như gọi điện thoại thăm hỏi khách hàng thân thiết, giới thiệu các món ăn, nhận lịch hẹn đặt hàng từ khách. Khách không ra ngoài được thời điểm này thì chúng tôi kết nối giao món ăn tận nhà…”. Bà Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc khách sạn Grand Saigon, đánh giá việc giao hàng tận nơi trong thời điểm này giúp tạo cảm giác an toàn và thân tình; đồng thời góp phần giữ liên lạc với khách, để khách sớm quay trở lại khi dịch Covid-19 kết thúc.
Tạo thêm doanh thu
Không chỉ nhà hàng, khách sạn mà ngành hàng không cũng nỗ lực tìm cách tạo thêm doanh thu, tháo gỡ khó khăn. Trước đó, Bộ GTVT yêu cầu tạm dừng và hạn chế nhiều chuyến bay chở khách từ ngày 1-4, nhưng các chuyến bay chở hàng không bị hạn chế. Do đó, các hãng hàng không tranh thủ tận dụng máy bay chở khách để chở hàng hóa. Thông tin từ Vietnam Airlines, trong tháng 4, hãng tăng cường vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế. Cụ thể, hãng dự tính khai thác khoảng 150 chuyến bay trong tháng này để chuyên chở hàng hóa giữa Hà Nội – TPHCM; từ Nha Trang, Cần Thơ đi Hà Nội. Vietnam Airlines cũng khai thác hơn 130 chuyến bay chuyên chở hàng hóa đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Công, Thái Lan, Singapore, Anh, Pháp, Đức, Nga, Australia. Các chuyến bay chở hàng được khai thác bằng máy bay Boeing 787-9, Airbus A350 với sản lượng đạt 20-25 tấn/chiều, tương đương hệ số sử dụng tải đạt 95%-100%. Theo Vietnam Airlines, đây là những chuyến bay chở hàng thuần túy đầu tiên của hãng, không có hành khách, không có tiếp viên; tổ lái được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cần thiết; đồng thời toàn bộ hầm hàng cũng được khử trùng ngay sau khi khai thác. Hãng này cũng cho hay sẽ tiếp tục đẩy mạnh lĩnh vực vận chuyển hàng hóa đến cuối năm để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phía Vietjet cũng thông tin, vẫn chở hàng hóa trên một số đường bay gồm nội địa và quốc tế, do nhu cầu vận chuyển hàng trong mùa dịch tăng cao.
Thống kê của Sở Du lịch TPHCM cho thấy, tổng doanh thu của ngành du lịch quý 1-2020 chỉ đạt 25.591 tỷ đồng, giảm 26% so cùng kỳ 2019. Riêng tháng 3-2020, giảm đến 65,26%. Du lịch là ngành chịu tổn thất nặng nề bởi dịch Covid-19. Theo bà Nguyễn Thị Khánh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch TPHCM, việc doanh nghiệp nỗ lực tự vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện tại là điều rất đáng trân quý. Toàn ngành du lịch đang nóng lòng mong chờ các giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước, để các doanh nghiệp có thể tồn tại qua mùa dịch Covid-19.
Video đang HOT
THI HỒNG
VIB đã giảm 2500 tỷ đồng lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp bị dịch COVID-19
Theo lãnh đạo VIB, theo ước tính ban đầu, ngân hàng này sẽ có khoảng gần 6.500 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Giao dịch tại VIB. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Quốc tế (VIB) chủ động cập nhật tình hình, đánh giá các tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đối với các doanh nghiệp.
Nhận định tình hình dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài, VIB đã bước đầu rà soát và phân nhóm khách hàng theo cấp độ ảnh hưởng. Ngay từ thời điểm dịch bùng phát, VIB đã triển khai gói hỗ trợ giảm lãi suất và giảm phí nhằm hỗ trợ gần 600 khách hàng doanh nghiệp bị thiệt hại.
[Ngân hàng không ỷ lại vào Nhà nước khi hỗ trợ DN bị ảnh hưởng COVID-19]
Tổng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp được giảm lãi trong đợt này là khoảng 2.500 tỷ đồng với mức lãi giảm từ 0,5-1,5%/năm.
Cũng theo lãnh đạo VIB, theo ước tính ban đầu, ngân hàng sẽ có khoảng gần 6.500 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong đó có khoảng 86 doanh nghiệp lớn và vừa, còn lại là doanh nghiệp siêu nhỏ và khách hàng cá nhân.
Các khách hàng doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Du lịch, giải trí nhà hàng, khách sạn, hàng không, dịch vụ vận tải và kho bãi, thực phẩm và đồ uống, hàng gia dụng và đồ dùng cá nhân, hàng hóa và dịch vụ công nghiệp, bán lẻ, giáo dục và đào tạo.
Hiện ngân hàng đang xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các doanh nghiệp sau khi có thông tư hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, VIB cũng đang xây dựng chính sách cấp tín dụng mới phù hợp với các nhóm khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Ngay từ đầu năm 2020 đến nay, VIB đã điều chỉnh giảm lãi vay đối với khách hàng doanh nghiệp, bình quân lãi suất cho vay ngắn hạn đã giảm khoảng 0,5%/năm./.
Thúy Hà
(Theo Vietnam )
Doanh nhân Đặng Hồng Anh: Cần nhất lúc này là "gói cứu trợ về cơ chế" của Chính phủ cho doanh nghiệp Theo ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, dù Chính phủ và các bộ, ngành rất quyết liệt về việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhưng khâu thực thi còn chậm so với kỳ vọng của doanh nghiệp cũng như diễn biến ngày càng nhanh của dịch bệnh và những ảnh hưởng khó...