“Khách quý” của bản làng
Ở xã Đồng Văn (xã cao nhất và cũng khó khăn nhất của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh), tới đâu bác sĩ người dân tộc Tày Vi Văn Nồng – Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đồng Văn – cũng được chào đón như khách quý. Cứ theo như Phùn Tắc Hềnh (bản Phai Lầu) nói: “Ở xã vùng cao này, bà con biết tới bác sĩ trạm y tế xã nhiều hơn biết bí thư, chủ tịch…”.
Đuổi “con ma” cho cụ Tắc
Mặc dù thời tiết ở trung tâm xã Đồng Văn đang tạnh ráo, nhưng bác sĩ Vi Văn Nồng vẫn dúi vào tay tôi chiếc áo mưa, với lời dặn dò: “Cứ cầm lấy, lên bản thể nào cũng mưa!”. Qua cột mốc biên giới 1326, tôi nhận ra bác sĩ Nồng nói đúng. Càng đi, sương mù càng dày đặc. Mưa lắc rắc bay nhưng đủ để xuyên qua lớp áo mưa mỏng, thấm cả ngực áo gió tôi đang mặc. Đường rừng ướt nhoét.
Bác sĩ Vi Văn Nồng phát thuốc cho bà con dân tộc Dao ở xã Đồng Văn. N.Q
Ở xã Đồng Văn (xã cao nhất và cũng khó khăn nhất của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh), tới đâu bác sĩ người dân tộc Tày Vi Văn Nồng – Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đồng Văn – cũng được chào đón như khách quý. Cứ theo như Phùn Tắc Hềnh (bản Phai Lầu) nói: “Ở xã vùng cao này, bà con biết tới bác sĩ trạm y tế xã nhiều hơn biết bí thư, chủ tịch…”.
Bác sĩ Nồng nói như hét sau tay lái: “Ở mấy bản Khe Tiền, Phạt Chỉ quanh năm đều có sương mù. Mùa hè còn phải đắp chăn bông, mưa thì hầu như ngày nào cũng thấy”.
Căn nhà đầu tiên chúng tôi đến là nhà cụ Dường Dì Tắc (86 tuổi, ở bản Khe Tiền, xã Đồng Văn). Căn nhà trình tường được dựng từ năm bao nhiêu, cụ Tắc cũng không biết, chỉ biết rằng từ ngày bé đã ở cùng bố mẹ trong căn nhà này rồi, qua mấy lần sửa chữa giờ là nơi trú ngụ của cụ Tắc cùng vợ và con trai, con dâu.
Bản Khe Tiền có 60 hộ thì có tới 58 hộ nghèo, nhà cụ Dường Dì Tắc nằm trong số đó. Ở tuổi 86, cụ vẫn lên rừng lấy lá về băm nuôi lợn, rượu uống hàng ngày, và đặc biệt rất ít khi thấy cụ Tắc ốm. Chỉ có duy nhất 1 lần cụ phải nhờ tới bác sĩ, thế mà nhớ và ơn bác sĩ Vi Văn Nồng từ đó đến giờ. Đó là dạo tháng 5 năm 2014, cụ Tắc thấy trong người mỏi mệt, rét run, rồi sốt kéo dài, tiêu hóa rối loạn. Đến ngày thứ 5 uống nước lá không thấy giảm, mà thấy mắt cụ dại đi, người vẫn sốt hầm hập, con cháu hoảng quá phóng xe tới Trạm Y tế xã đón bác sĩ Vi Văn Nồng về tận Khe Tiền thăm khám cho cụ. Những biểu hiện của cụ Tắc khiến bác sĩ Nồng nghi là triệu chứng của bệnh sốt rét, ngay lập tức bác sĩ đã test nhanh tìm kháng nguyên sốt rét, kết quả đúng như dự đoán. Sau 2 ngày uống thuốc, cụ Tắc dứt cơn sốt và dần phục hồi sức khỏe. Các biện pháp khử trùng tại nhà được tiến hành nhằm phòng ngừa ổ dịch sốt rét tái phát.
Video đang HOT
Cụ Tắc tưởng như đã bị “con ma” bắt đi, thế mà 2 tuần sau đã lại thấy cụ lên rừng hái lá.
Vui, buồn dưới núi Cao Ba Lanh
“Hấp tíu” tại nhà cụ Dường Dì Tắc. N.Q
Mốc biên giới 1327 cũng là chỉ giới thôn Phạt Chỉ. Nhưng đi thêm cả cây số nữa cũng chẳng thấy một nóc nhà. Chỉ thấy ngút ngàn rừng xanh, và gió. Gió lạnh như cắt da cắt thịt, khiến tôi thèm được chui vào một mái nhà, mường tượng cảnh khum người hơ bên bếp củi.
Trước khi đến nhà Dường Cắm Voỏng, bác sĩ Nồng kể tôi nghe câu chuyện về đứa con trai 5 tuổi của nhà này. Mùa đông năm 2012, vợ Dường Cắm Voỏng chuyển dạ chuẩn bị sinh đứa thứ 4. Phong tục của người Dao ở Đồng Văn là phụ nữ không được sinh nở trong nhà, mà phải dựng lán trong rừng, đến khi cắt rốn xong mới được mang con về nhà. Do nhà xa trạm y tế, 3 đứa con trước vợ Voỏng đều đẻ trong rừng, nên lần này cũng vậy, Voỏng dựng lán rồi đưa vợ vào rừng từ khi vợ đau bụng chuyển dạ. Nhưng đã 4 hôm ở trong lán, vợ Voỏng cứ đau bụng mãi, rồi đến ngày thứ 5 thì bỗng dưng thấy máu chảy khá nhiều. Voỏng tá hỏa chạy về nói với người nhà. Thế rồi người chạy đi tìm bà đỡ có kinh nghiệm, người đi tìm bác sỹ, người lại tìm thầy cúng vì từ trước đến nay, người nào khó đẻ, hay có những trường hợp bất thường đều do… con ma cả. May sao, bác sĩ Nồng đã kịp thời có mặt. Sau khi khám bác sĩ kết luận là nút nhầy ở cổ tử cung đã bong, chỉ khoảng mấy giờ sau đó nước ối bị vỡ và ca sinh nở bắt đầu. Bác sĩ Nồng làm các thủ thuật để đón đứa trẻ chào đời, rồi khi bế đứa trẻ sơ sinh về nhà Voỏng thì ông thầy cúng cũng vừa đến. Nhưng rồi ông vẫn bày hương lễ, nhang đèn cúng khấn…
“Hôm ấy nếu tôi chỉ đến chậm 1 giờ, rất có thể đứa bé không còn nữa. Với những trường hợp như thế, nếu không có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ, nguy cơ đứa trẻ sơ sinh bị chết ngạt là rất cao, thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng của người mẹ” – bác sĩ Nồng kể lại.
Khi chúng tôi đến, nhà Voỏng đi vắng cả. “Thằng cu ấy khỏe mạnh lắm, thỉnh thoảng vẫn theo mẹ đến Trạm Y tế tiêm phòng. Giờ này chắc cả nhà nó đi làm rừng rồi” – bác sĩ Nồng nói.
Từ bên hiên nhà Voỏng, nhìn dãy núi Cao Ba Lanh phía trước mặt vốn nhiều bí sử, nay càng huyền ảo hơn dưới lớp sương mờ. Bác sĩ Nồng ngồi kể cho tôi nghe thêm nhiều câu chuyện lạ lùng, buồn vui với nghề thầy thuốc mà anh đã gắn bó 21 năm qua ở Đồng Văn.
Câu chuyện đau lòng mà anh nhớ nhất, đó là một ngày mùa thu năm 2009. “Khi đó Đồng Văn chưa có y tá thôn, khe, bản như bây giờ, nên vừa trực Trạm, tôi vừa phải xuống tận nhà bệnh nhân mỗi khi có tin báo. Khi hay tin nhà M ở bản Sông Moóc B có ca khó đẻ, tôi liền giao người trực Trạm rồi xuống bản. Tới nơi, đã thấy đứa trẻ oa oa trong căn lều ở bìa rừng. Đó là đứa con thứ 8 của vợ chồng M. Khi tôi đến cũng là lúc M định mang vứt đứa con đó đi, chỉ vì nhà đã đẻ đông con lắm rồi, đứa trẻ lại có vẻ yếu. Tôi hoảng hồn, vội xin đứa trẻ đó về nuôi, mục đích đầu tiên là cứu lấy đứa bé. Không phải nói nhiều, M liền đồng ý và giao đứa bé đó cho tôi” – khuôn mặt thoáng buồn, bác sĩ Nồng kể rành rọt như câu chuyện vừa xảy ra hôm qua.
Tôi lập tức bị cuốn vào câu chuyện, quay sang hỏi ngay khi Nồng vừa ngắt: “Thế đứa bé giờ ra sao?”. “Nó lớn lắm rồi. Sau này được một người khác nhận làm con nuôi. Giờ vẫn ở Đồng Văn cùng gia đình ấy” – tôi thở phào, thấy người nhẹ nhõm hẳn sau câu nói ấy của “từ mẫu”.
Xuyên qua lớp sương mù dày đặc, chúng tôi xuôi xuống Phai Làu, ghé nhà Phùn Tắc Hềnh. Vừa thấy bác sĩ, Hềnh vồn vã ra đón bằng một tràng tiếng Dao, nghe như suối chảy. Lấy làm lạ, tôi hỏi: “Anh là người Tày mà cũng hiểu được tiếng Dao à?”. Bác sĩ Nồng cười giải thích: “Làm bác sĩ ở đây bắt buộc phải học thêm “ngoại ngữ”, nếu không làm sao thăm khám được cho bệnh nhân”.
Hềnh lục tục vào nhà cầm ra chai rượu, rồi nói câu gì đó có vẻ rất vui, bác sĩ Nồng dịch ra là: “Khách quý lắm đến chơi mới được mời rượu đó!”. Dù Hềnh có không mời rượu, tôi cũng thấy được tình cảm của anh dành cho bác sỹ nhiều như thế nào. Với bà con ở nơi quanh năm heo hút sương mờ, cây giăng phủ kín này, bác sĩ là những người tận tụy, hết lòng với người bệnh, dù còn bao gian truân, thiếu thốn so với nhân viên y tế nơi thị thành.
Hềnh làm tôi giật mình khi anh hô lên: “Hấp tíu” (uống rượu – tiếng Dao)…
Theo Danviet
Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020: Muốn giao cho xã nhưng sợ yếu năng lực
Ủy ban Dân tộc (UBDT) đang xây dựng dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. "Chủ trương là phân cấp mạnh cho địa phương, nhưng quá trình thực hiện sẽ phải căn cứ vào năng lực, điều kiện thực tế của địa phương để việc phân cấp đạt hiệu quả cao nhất" - ông Võ Văn Bảy-Chánh Văn phòng điều phối Chương trình 135 (UBDT) cho hay.
Phân cấp mạnh cho địa phương
Theo ông Võ Văn Bảy, giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình 135 (CT 135) sẽ tập trung xây dựng theo hướng xóa bỏ các rào cản để có một cơ chế thông thoáng hơn giúp cho địa phương dễ dàng thực hiện. Các nguồn lực cũng cần phân bố hợp lý hơn để đồng bào được hưởng lợi nhiều nhất.
Trường Phổ thông dân tộc nội trú cụm xã Xín Mần, huyện Xín Mần (Hà Giang) được đầu tư nhờ Chương trình 135. Ảnh: C.L
Luật quy định phải có chứng chỉ đấu thầu mới được đấu thầu. Tuy nhiên rất ít cán bộ xã có chứng chỉ này, nên không thể tham gia đấu thầu. Nếu giao cho xã làm chủ đầu tư, cần phải có cơ chế mở hoặc khẩn trương đào tạo cho đội ngũ cán bộ xã...". Ông Hoàng Xuân Tùng -
Phòng Dân tộc huyện Na Hang (Tuyên Quang)
Theo dự thảo thông tư, CT 135 trong 5 năm tới sẽ tiếp tục tăng cường cho các xã làm chủ đầu tư các công trình, dự án. "Qua các giai đoạn thực hiện, chúng tôi đều xác định việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư các dự án là tạo điều kiện cho cấp xã chủ động lựa chọn công trình, đối tượng hỗ trợ theo nguyện vọng của người dân, huy động nội lực của người dân và quan trọng nhất là nâng cao được năng lực quản lý, tổ chức thực hiện cho cán bộ xã..." - ông Bảy cho hay.
Nhiều tỉnh đã có các cách khác nhau để nâng cao năng lực làm chủ đầu tư cho cấp xã. Một số địa phương đã lồng ghép CT 135 với các chương trình, dự án khác có hợp phần đào tạo cán bộ hoặc tự bỏ kinh phí để bồi dưỡng cán bộ cấp xã. Ông Đinh Văn Thành - Phó Trưởng ban dân tộc tỉnh Quảng Ninh cho biết, năm 2020, Quảng Ninh phấn đấu sẽ đưa tất cả các xã, thôn nghèo ra khỏi diện đặc biệt khó khăn. Theo đó, tỉnh sẽ huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ các xã, thôn ra khỏi diện khó khăn, hoàn thành mục tiêu CT 135 góp phần xây dựng nông thôn mới. Những năm tới, tỉnh sẽ hỗ trợ khoảng 6 tỷ đồng (gấp 4 lần so với hiện nay) cho mỗi xã đặc biệt khó khăn để xây dựng các công trình thuộc CT 135, trong đó có hợp phần bồi dưỡng đào tạo cán bộ cấp xã, để họ có thể đảm nhiệm được hoạt động phân cấp.
Gấp rút đào tạo cán bộ xã
Không như Quảng Ninh, CT 135 giai đoạn 2016-2020 vẫn có nhiều nơi không thể phân cấp, trao quyền cho người dân và địa phương. Lý do là năng lực, trình độ địa phương còn yếu. Ông Nguyễn Thành Vinh - Phòng Dân tộc huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cho rằng: "Năng lực cấp xã ở mỗi địa phương là khác nhau. Với địa bàn có tới hơn 90% đồng bào Mông như Mù Cang Chải, nếu thực hiện như quy định là giao cho xã làm chủ đầu tư, huyện cử cán bộ chuyên môn xuống hỗ trợ... thì cuối cùng mọi việc lại đến tay huyện. Vì năng lực của nhiều cán bộ xã còn rất hạn chế". Theo ông Vinh, nên để UBND tỉnh xem xét, dựa trên năng lực cụ thể của mỗi địa phương rồi phân cấp.
Ông Lưu Hồng Khoa - Trưởng phòng Dân tộc huyện Định Hóa (Thái Nguyên) chia sẻ: "Nếu phân cấp cho xã làm chủ đầu tư, cần có những bước đào tạo nâng cao năng lực cho chủ tịch UBND, kế toán và cán bộ địa chính để họ có thể đảm đương được công việc, thay vì nhận xong rồi loay hoay không biết làm. Không nên giao cho thôn, bản làm chủ đầu tư, vì khi công trình, dự án gặp vấn đề gì sẽ rất khó xử lý vì không có gì ràng buộc. Thực tế, đã có trường hợp, giao thôn làm chủ đầu tư, công trình quyết toán sai gần 70 triệu đồng, nhưng trưởng thôn không thể giải trình vì tiền đã chi hết cho bà con trong quá trình thực hiện. Bỏ tù hay cách chức trưởng thôn là việc không thể, vì những sai phạm này là do đã giao nhầm việc cho những người thiếu năng lực, chứ không phải họ cố tình vi phạm...".
Theo Danviet
Già làng Cơtu mê đắm làm ná truyền thống Những chiếc ná một thời đã theo người Cơtu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) lên non ngàn, vượt rừng săn bắn... đang dần mất đi bởi sự thay đổi của tự nhiên và lối sống. Tại thôn Pơ ning, xã Lăng, ngày ngày vẫn có một già làng cao niên lưu giữ nét văn hóa của dân tộc mình qua chiếc ná....