Khách quốc tế đến Việt Nam: Tăng lượng, chưa tăng chất
Trong khi khách Việt Nam ra nước ngoài đang tăng nhanh cả số lượng, thời gian, chi phí thì thực tế khá buồn đang diễn ra trong nước là khách quốc tế đến Việt Nam không chi tiêu tiền nhiều và thời gian lưu trú ngắn.
Đây là bài toán nan giải đòi hỏi các cơ quan quản lý về du lịch, các DN lữ hành, DN kinh doanh dịch vụ cần phải trăn trở.
Khách quốc tế đang chi tiêu khá “khiêm tốn” khi tới Việt Nam. Ảnh: Hồng Hạnh.
Thiếu chỗ tiêu tiền
Làm thế nào để khách quốc tế khi du lịch đến Việt Nam tiêu tiền là câu chuyện đã bàn đến rất nhiều trong các cuộc hội thảo của ngành Du lịch nhưng đến nay xem ra tình hình vẫn “giậm chân tại chỗ”. Khảo sát của Tổng cục Du lịch trong 5 năm trở lại đây cho thấy khoảng 60% chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam dành cho lưu trú và ăn uống; dịch vụ mua sắm bị coi là sản phẩm yếu nhất của du lịch Việt. Theo đó, khách quốc tế chỉ chi 15- 18% cho mua sắm trong tổng chi tiêu. Trong khi đó tại Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hong Kong, tỷ lệ này chiếm gần 50%.
Theo đánh giá của Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam (TAB), mặc dù có những phát triển ấn tượng trong thời gian qua, đặc biệt là số lượng khách đến. Cụ thể, khách đến Việt Nam năm 2018 là hơn 15 triệu, tăng 2 triệu so với 2017. Và đến hiện tại, lượng khách đến đã đạt hơn 10 triệu lượt. Song đóng góp của khách du lịch quốc tế cho nền kinh tế trong nước vẫn còn khá khiêm tốn. Cụ thể, năm 2017, Việt Nam thu về 8,3 tỷ USD từ khách quốc tế, nhưng Singapore thu được 18,4 tỷ, Indonesia là 12,6 tỷ USD và con số này ở Thái Lan là 52,5 tỷ USD. Và hiện tại, trung bình mỗi ngày khách đến Việt Nam chi có 96 USD, trong khi Thái Lan là 163 USD và Singapore là 325 USD.
Nhiều du khách khi được hỏi đều cho biết, dù muốn tiêu tiền tại Việt Nam song họ ít có cơ hội do các sản phẩm cũng như dịch vụ của các khu du lịch còn khá nghèo nàn. Hầu hết du khách đến Việt Nam chủ yêu ngắm cảnh, ăn uông, nghỉ ngơi rồi về, ít có hoạt động giải trí, mua sắm. Và thực tế này khiến cho phóng viên nhớ lại chuyến đi Hàn Quốc của mình không lâu trước đó và thấy rằng Hàn Quốc làm du lịch quá chuyên nghiệp, họ đã khéo léo “móc túi du khách đến đồng tiền cuối cùng”, từ những sản phẩm đặc trưng của Hàn như sâm, kim chi, tinh dầu thông đỏ, rong biển… đến thời trang, mỹ phẩm. Tất cả đều được giới thiệu là đặc trưng, tinh túy nhất của văn hóa Hàn Quốc, niềm tự hào Hàn Quốc khiến du khách không thể chần chừ móc ví, và tự hào khi được sở hữu sản phẩm đó.
Còn khi khách quốc tế đến Việt Nam nếu có nhu cầu mua sắm thường có tâm lý đề phòng do lo sợ mua phải hàng không tốt và nhiều lúc, nhiều nơi còn đối diện tình trạng “chặt chém”. Chị Linda, du khách Mỹ đến Việt Nam đầu tháng 7 vừa qua thốt lên, dù Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, thiên nhiên ưu đãi song lại ít có lựa chọn để vui chơi, giải trí, du khách không biết tiêu tiền vào đâu. “Khi có nhu cầu thì thực sự không biết nên mua cái gì và mua ở đâu tốt bởi đi đến điểm du lịch nào cũng thấy các sản phẩm gần giống nhau song giá lại chênh nhau đến cả vài lần”, chị Linda nói.
Video đang HOT
Nhìn nhận về thực tế này, về phía DN lữ hành, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Transviet Travel phân tích, ngay một trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, dù lượng khách năm sau luôn tăng hơn năm trước, song dịch vụ, sản phẩm phục vụ du khách thì bao năm qua vẫn không thấy nhiều cái mới. Chẳng hạn, cả năm 2018, Thủ đô chỉ có thêm 1 khách sạn 5 sao (InterContinental Hanoi Landmark72 với 358 buồng phòng), khiến cho các DN lữ hành gặp khó khăn trong việc tổ chức tour.
Hay ngay cả “Thành phố đáng sống” Đà Nẵng- nơi sở hữu nhiều thế mạnh về du lịch, theo ông Đạt, song các hoạt động, dịch vụ vui chơi giải trí về đêm lại chưa được đẩy mạnh, thiếu nhiều bar, khu vui chơi về đêm. Bởi vậy, du khách khi tới đây chỉ có thể trải nghiệm vài dịch vụ tối thiểu tắm biển, ăn hải sản, thăm Làng đá Non nước, chơi Bà Nà Hills là hết tour. “Từ Đà Nẵng, du khách có thể di chuyển ra thành phố Hội An chơi phố, tuy nhiên, Hội An “đi ngủ” hơi sớm, khoảng 10h tối đã thấy đường sá tối om, vắng tanh, trong khi tại các thành phố châu Á khác, khu chợ thường kéo dài đến quá nửa đêm”, ông Đạt nói.
Bỏ mác du lịch “giá rẻ”
Mới đây, Hà Nội, TP HCM và Hội An đứng trong danh sách Top 10 thành phố có chi phí du lịch rẻ nhất thế giới năm 2019 của trang Price of Travel. Trước thông tin này, ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam chia sẻ, là người làm du lịch ông thấy buồn bởi qua đó cho thấy chúng ta chưa thu được nhiều tiền của khách. Và vấn đề cần đặt ra trong thời gian tới với các cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các cơ sở kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại là làm sao để khách tiêu nhiều tiền hơn khi đến Việt Nam.
Và để làm được điều này, nhiều ý kiến cho rằng chúng ta cần phải đa dạng sản phẩm du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng, quà lưu niệm, trung tâm vui chơi giải trí đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, cần có sự kết hợp giữa nhiều bên như quản lý nhà nước, DN lữ hành và các trung tâm mua sắm. Cần có sự hỗ trợ của nhà nước, có sự trợ giá các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, ăn uống để giảm giá tour. Quảng bá những chương trình văn hóa nghệ thuật đặc trưng vùng miền đến du khách nước ngoài, chú trọng việc đổi mới, tránh nhàm chán cho du khách.
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch hội đồng thành viên Lửa Việt Tour, cho rằng muốn khách ở lại lâu, tăng chi tiêu, Việt Nam cần phát triển các dịch vụ du lịch đa dạng trong ngày, để thời điểm nào khách cũng có thể tiêu tiền. “Phải đảm bảo hàng là sản phẩm “Made in Việt Nam”, mức giá hợp lý. Đồng thời tại các trung tâm mua sắm lớn cần phải kiểm soát vận hành để khách an tâm tiêu tiền. Các cơ quan quản lý địa phương cũng cần có biện pháp quản lý đầu vào hàng hóa cũng như giá cả bán cho du khách, tránh tình trạng giành giật khách, chụp giật. Ngoài ra, ở gần sân bay phải tạo ra các điểm bán quần áo, mỹ phẩm, hàng hóa… để khách có thể tiêu đến đồng tiền cuối cùng”, ông Mỹ lưu ý.
Ý kiến của ông Nguyễn Tiến Đạt cho rằng, ngành Du lịch Việt Nam nên chú trọng phát triển và quảng bá văn hóa ẩm thực của đất nước, biến nó thành thương hiệu đặc trưng của Việt Nam. Ví dụ như Đài Loan, họ xây dựng cả một hệ thống các món ăn vặt và in mác rất đặc trưng, mẫu mã đa dạng phong phú, từ bánh dứa tới trà sữa gói, kẹo, cá chiên giòn… và bán trong chuỗi các cửa hàng sạch đẹp gần trong chợ đêm nổi tiếng hay các khu du lịch.
“Khi khách quốc tế đến Đài Loan, hầu như ai cũng háo hức mua mang về làm quà dù giá không rẻ. Từ đó có thể thấy, làm du lịch mà muốn khách chi tiền nhiều thì phải hiểu mình đang phục vụ khách gì, nhu cầu của họ ra sao… để có sản phẩm phù hợp. Không thể chung chung làm theo kiểu đại trà và bắt chước nhau, rồi hệ quả là đánh mất bản sắc riêng. Chúng ta cần có những khu mua sắm quy mô và chất lượng; những sản phẩm thủ công, mỹ nghệ mẫu mã đẹp, sản xuất theo nhu cầu của khách thay vì chỉ có những sản phẩm thuần tuý từ các làng nghề”, ông Đạt nói.
D.Ngân
Theo haiquanonline.com.vn
Sau "liên hoàn phốt" bị bóc mẽ nhan sắc thật, Ashley Thảo Đinh lại bị tố bán đồ cũ vẫn nói "chưa mặc lần nào"
Bằng chứng cho việc nói dối này đã có từ rất lâu tuy nhiên, các "Conan MXH" đã nhanh tay lật lại.
Ashley Thảo Đinh là gái xinh khá đình đám trên Instagram nhờ sở hữu vẻ ngoài gợi cảm. Cô nàng thường xuyên đăng tải hình ảnh mình đang khoe dáng quyến rũ trong những bộ trang phục có phần thoải mái, bốc lửa.
Cách đây không lâu, gái xinh đã dính "liên hoàn phốt" khi liên tục bị tố chỉnh ảnh quá đà, photoshop mỏi tay để có được vẻ đẹp như trong ảnh. Trong những tấm ảnh chưa qua chỉnh sửa, cô nàng lộ thân hình khá sồ sề, kém thon gọn và cả khuôn mặt với những đường nét kém sắc sảo.
Ashley Thảo Đinh bị bóc mẽ là chỉnh ảnh quá đà
Thân hình gợi cảm của cô nàng đều chỉ là sản phẩm của photoshop
Mới đây, dân tình lại tiếp tục "bõc mẽ" Ashley pass đồ cũ không có tâm. Chẳng là cô nàng quảng cáo chiếc đầm của hãng F21 mình chưa mặc lần nào, muốn bán lại với giá 200k. Tuy nhiên, dân mạng đã nhanh mắt tia ra bức ảnh cô nàng đã mặc chiếc váy này từ tận năm 2015 chứ không phải chưa từng dùng qua.
Ngoài ra, việc cô nàng bán lại cả body suit đã mặc và chụp ảnh qua khá nhiều lần cũng khiến một số người "nóng máu". Họ cho rằng body suit, tương tự như đồ lót nên không nên pass lại dù đã mặc chỉ 1 lần chứ đừng nói trường hợp Ashley đã mặc kha khá lần.
Cô nàng bị bóc mẽ là đã nói dối chuyện quần áo bán lại chưa mặc lần nào
Cô nàng còn pass lại bộ body suit đã mặc khá nhiều lần
Pass cả bikini
Dẫu biết việc pass đồ, ai cũng tích cực PR một chút để nhanh chóng bán thuận lợi và có thể bán đồ gì tuỳ thích. Tuy nhiên, có lẽ Ashley Thảo Đinh nên thận trọng và kĩ càng hơn bởi vì, lúc nào cũng có rất nhiều người soi từng hành động, từng câu chữ của cô nàng. Gì chứ 1 câu nói dối 1 điều nho nhỏ cũng không qua được mắt của các "thánh soi" đâu!
Theo Helino
Phẫu thuật thẩm mỹ xong, cô gái đột nhiên mất luôn mối tình 6 năm mặn nồng chỉ vì "người tôi yêu đã chọn... con giáp thứ 13" "Nhưng mà mọi người ạ, con bé anh quen biết tôi và anh yêu nhau nhưng vẫn quyết tâm chen ngang". Tình yêu vốn là một phạm trù phức tạp và chẳng ai dám nói trước được điều gì. Mới hôm qua, cả hai còn mặn nồng, thề thốt sẽ bên nhau suốt cả cuộc đời, ấy vậy mà chỉ vừa kịp chớp...