Khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt mốc 2,95 triệu lượt người
Thông tin Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/11 cho thấy: Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11/2022 đạt 596.900 lượt người, tăng 23,2% so với tháng trước và gấp 39,7 lần so với cùng kỳ năm trước.
Điều này là do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại.
Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11/2022 đạt 596.900 lượt người, tăng 23,2% so với tháng trước và gấp 39,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN
Tính chung 11 tháng của năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 2,95 triệu lượt người, gấp 21,1 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 81,9% so với cùng kỳ năm 2019 khi chưa xảy ra dịch COVID-19.
Trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, lượng khách đến bằng đường hàng không chiếm 88,9% ; bằng đường bộ là gần 11,1% và bằng đường biển chiếm 0,03%..
Video đang HOT
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 11 tháng của năm 2022 ước đạt 536.300 nghìn tỷ đồng, tăng 56,5% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu du lịch lữ hành 11 tháng của năm 2022 ước đạt 22.900 tỷ đồng, gấp 4,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Du lịch đã ra mắt hệ thống thư điện tử (email) xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam tại địa chỉ https://mail.vietnam.travel. Đây là lần đầu tiên ngành du lịch Việt Nam có một hệ thống email chung chuyên trách phục vụ hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, đồng bộ với thương hiệu uy tín vietnam.travel (website quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài của Tổng cục Du lịch).
Việc ra mắt hệ thống email xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch; trong đó chú trọng xây dựng các công cụ, ứng dụng nhằm gia tăng trải nghiệm du lịch.
Như vậy, đến nay ngành du lịch Việt Nam đã có hệ thống email xúc tiến quảng bá du lịch (mail.vietnam.travel) và hệ thống email công vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước (https://mail.vietnamtourism.gov.vn/), qua đó hoàn thiện hệ thống email giao dịch trong ngành du lịch một cách bài bản, chuyên nghiệp, thống nhất về thương hiệu du lịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, từ ngày 2/12, Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) sẽ phối hợp với các đơn vị đối tác khởi động Dự án “Thẻ Việt” thuộc chương trình “Một thẻ quốc gia” do Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện.
Theo đó, ba sản phẩm chủ lực của dự án gồm: Thẻ Việt (thẻ vật lý và thẻ số); Nền tảng đa dịch vụ “Du lịch Việt Nam – Vietnam Travel” và Nền tảng “Quản trị và kinh doanh du lịch” sẽ chính thức được phát hành và sử dụng rộng rãi trên toàn quốc.
Dự án này có ý nghĩa quan trọng, nhằm hình thành các nền tảng số tầm quốc gia, góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong ngành du lịch cũng như thực hiện mục tiêu Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, thông qua dự án cũng khuyến khích tinh thần sáng tạo trong ứng dụng công nghệ số hỗ trợ phát triển du lịch, khơi dậy niềm đam mê khởi nghiệp và lòng tự hào về sản phẩm do chính người Việt làm ra trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Trẻ đầu tiên được cấp giấy khai sinh, thẻ BHYT đồng thời với đăng ký thường trú
Ngày 21/11, tại Bộ phận "Một cửa" UBND xã Thanh Phong (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam), Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh đã tham gia Đoàn Công tác Chính phủ tới kiểm tra việc triển khai thí điểm hai nhóm dịch vụ công (DVC): Liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ em dưới 6 tuổi; Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh trao thẻ BHYT của bé gái cho anh Dinh Tiến Hoàng.
Đây là nhiệm vụ thuộc Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Để triển khai hiệu quả nhiệm vụ này, Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam thực hiện.
Tại sự kiện triển khai thí điểm này, lãnh đạo các Bộ, Ngành đã chứng kiến quy trình người dân đến đăng ký làm thủ tục, khai báo thông tin; đồng thời kiểm tra quy trình liên thông, xử lý dữ liệu từ cơ sở dữ liệu giữa Bộ Công an, Bộ Tư pháp và BHXH Việt Nam để giải quyết các chế độ, chính sách cho người dân.
Là người đầu tiên đến bộ phận "Một cửa" UBND xã Thanh Phong, anh Đinh Tiến Hoàng (26 tuổi) làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con gái mới sinh. Với sự hướng dẫn từ cán bộ tư pháp, anh Hoàng đã tiến hành khai báo thông tin tại Phần mềm liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi trên máy tính. Đăng nhập hệ thống bằng số Căn cước công dân, các thông tin cơ bản của anh Hoàng được tự động cập nhập, anh Hoàng chỉ cần khai báo thêm một số thông tin của con gái. Sau vài thao tác đơn giản, anh Hoàng đã hoàn thành xong thủ tục đăng ký. Sau đó, các thông tin này được cán bộ tư pháp và BHXH huyện tiếp nhận và xử lý. Chưa đầy 30 phút, con gái anh Hoàng có tên là Đinh Bảo N. đã được cấp giấy khai sinh và thẻ BHYT, trở thành trẻ em dưới 6 tuổi đầu tiên trên cả nước được cấp giấy khai sinh và thẻ BHYT theo DVC liên thông. "Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đến để đăng ký khai sinh cho con gái mới sinh nhưng không ngờ bây giờ mọi thủ tục lại nhanh gọn, tích hợp như thế. Chỉ cần khai báo vài thông tin cơ bản, con gái tôi đã được cấp giấy khai sinh, thẻ BHYT và đăng ký thường trú mà không phải đến nhiều cơ quan, chờ đợi dài ngày như trước đây" - anh Hoàng vui vẻ cho biết.
Chứng kiến và trao tận tay tấm thẻ BHYT của bé Đinh Bảo N. cho anh Đinh Văn Hoàng, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh bày tỏ sự vui mừng khi DVC này được triển khai thông suốt, nhanh gọn, đem lại thuận lợi lớn cho người dân. Phó Tổng Giám đốc Chu Mạnh Sinh cho biết, nhằm triển khai hai nhóm DVC nêu trên, thời gian qua, BHXH Việt Nam đã chủ động phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan triển khai điều chỉnh, nâng cấp phần mềm, chia sẻ, kết nối với phần mềm DVC liên thông; thực hiện kiểm thử gửi/nhận hồ sơ. Đến nay, công tác triển khai đã hoàn thành và được triển khai thí điểm tại hai địa phương: TP.Hà Nội và tỉnh Hà Nam.
Việc triển khai hai nhóm DVC này không chỉ mang lại lợi ích, giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho người dân, người lao động khi chỉ cần thực hiện 1 lần nhưng có thể giải quyết được 3 thủ tục hành chính kèm theo, mà còn giúp nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, đặc biệt với ngành BHXH Việt Nam sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo quyền lợi cho người dân, người tham gia BHXH, BHYT.
Để đảm bảo cho việc triển khai thí điểm hiệu quả tại hai địa phương trên, cũng như hướng tới triển khai rộng rãi hai nhóm DVC liên thông trên toàn quốc, thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tập trung triển khai theo hướng ưu tiên cử cán bộ thường trực theo dõi, hỗ trợ để kịp thời tiếp nhận, xử lý hồ sơ; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ vướng mắc, điều chỉnh quy trình, phần mềm cho phù hợp với tình hình thực tế triển khai tại địa phương (nếu có phát sinh).
Ngành hàng không châu Á phục hồi khi các biện pháp chống dịch COVID-19 được nới lỏng Theo ước tính mới nhất của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), lưu lượng hành khách hàng không tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào cuối năm nay sẽ phục hồi về mức tương đương 73% mức ghi nhận năm 2019, trong bối cảnh các nước nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại. Máy bay...