Khách ngoại mua nhà và những băn khoăn
Khi Luật Nhà ở 2014 chính thức có hiệu lực, những điều khoản nới rộng điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho người nước ngoài và Việt kiều khiến các đối tượng này rất hào hứng. Tuy nhiên, sau gần 1 năm Luật có hiệu lực, vẫn còn nhiều rào cản để họ có thể sở hữu căn hộ tại Việt Nam.
Giai đoạn sắp tới, nhu cầu mua nhà Việt Nam của người nước ngoài là khá lớn. Ảnh: Lê Toàn
Luật Nhà ở 2014 quy định đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không chỉ là các tổ chức, cá nhân trong nước, mà còn bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Theo đó, điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài “dễ dàng” hơn, chẳng hạn cá nhân chỉ cần được phép nhập cảnh vào Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài… cũng được phép sở hữu nhà ở. Đồng thời, Luật giao Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Để hướng dẫn Luật Nhà ở, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung của Luật. Để tạo thuận lợi cho khách hàng, một số dự án đã “biên soạn” hướng dẫn cho khách là người nước ngoài mua nhà với đầy đủ các thông tin như là điều kiện được mua nhà, quy trình giao dịch, thủ tục thanh toán, chuyển tiền cho thuê nhà, các loại thuế, phí, lệ phí đối với việc mua bán bất động sản tại Việt Nam, thủ tục cấp sổ đỏ, vay vốn ngân hàng,thế chấp nhà ở…
Video đang HOT
Dù vậy, việc sở hữu nhà ở với người nước ngoài chưa hẳn đã thông, vẫn có một số vướng mắc. Một trường hợp người Việt ở nước ngoài được chia thừa kế và nhận kỷ phần bằng tiền nhưng do vướng mắc về thủ tục, cá nhân này đã không thể chuyển tiền ra nước ngoài. Khoản tiền này được để lại ở Việt Nam để mua căn hộ. Căn hộ mua xong rồi lại không thể làm được thủ tục để cấp sổ đỏ. Do đó, người này đã phải bán căn hộ nhưng tiền vẫn không thể chuyển ra nước ngoài.
Đây cũng là băn khoăn của không ít cá nhân nước ngoài khi có ý định mua nhà ở Việt Nam. Mua xong rồi, bán đi liệu có dễ dàng chuyển tiền ra nước ngoài?
Về nguyên tắc, Luật sư Bùi Thị Mai (Công ty Luật Basico) cho rằng, chiểu theo Pháp lệnh ngoại hối, người nước ngoài có nguồn thu bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài. Theo đó, người nước ngoài bán nhà ở tại Việt Nam, đã nộp thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị chuyển nhượng, nộp đủ các loại phí, lệ phí (nếu bên bán chấp nhận nộp thay cho bên mua) và làm đủ các thủ tục ngân hàng yêu cầu thì được mua ngoại tệ để chuyển ra về mẫu quốc.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cũng cho hay, việc chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam qua hệ thống ngân hàng không có hạn chế nào, người nước ngoài có thể chuyển tiền để thanh toán việc mua nhà. Trường hợp người nước ngoài bán nhà tại Việt Nam để chuyển tiền ra nước ngoài thì theo quy định về ngoại hối có thể đổi thành USD chuyển vào tài khoản ở nước ngoài, nhưng phải có đủ giấy tờ hợp pháp.
Tuy nhiên, do trước đây người nước ngoài được sở hữu nhà ở rất ít, nên ngân hàng hầu như không có phát sinh yêu cầu giao dịch này. Cũng không có hướng dẫn nào đối với việc chuyển thu nhập từ việc bán căn hộ ra nước ngoài. Do đó, các nhân viên ngân hàng thường khá lúng túng khi xử lý những trường hợp này và việc có hướng dẫn riêng cho nghiệp vụ này rất cần được ban hành sớm.
Đáng chú ý, bên cạnh vấn đề xử lý thu nhập khi bán nhà, cá nhân nước ngoài cũng được quyền cho thuê, thế chấp… căn hộ. Do đó, tiền thuê nhà sẽ được chuyển ra nước ngoài như thế nào cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Ngoài ra, nếu người nước ngoài có nhu cầu vốn mua nhà thì tài sản bảo đảm sẽ được tính đến. Liệu có thể dùng chính căn hộ này để thế chấp vay vốn ngân hàng? Một số ngân hàng đang cân nhắc các yếu tố pháp lý, yếu tố rủi ro để xây dựng sản phẩm đặc thù này.
Dù điều kiện mua nhà với người nước ngoài đã thông thoáng hơn, song theo chia sẻ của đại diện Keller Williams, một nhà môi giới ngoại, thị trường mua bán nhà cho người nước ngoài chưa thực sự sôi động do nhiều thủ tục chưa rõ ràng. Nếu giải quyết được những vấn đề này, chắc chắn lượng giao dịch sẽ có chuyển biến rõ rệt bởi nhu cầu mua nhà ở Việt Nam, đặc biệt với người Việt ở nước ngoài là có thật.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Trở lực lớn với 'vốn mồi'
Ông Marc Towsend - TGĐ CBRE Việt Nam, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ đầu tháng 7/2015 đã tác động đến cả hoạt động đầu tư thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ đầu tháng 7/2015 đã tác động đến cả hoạt động đầu tư thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Người nước ngoài đang có tâm lý lạc quan vào thị trường bất động sản thương mại. Trên thực tế, sau 1 tháng Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS có hiệu lực, theo ước tính của Cty cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc Nova (Novaland), Việt kiều mua căn hộ trong các dự án do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư chiếm tới 10% tổng lượng giao dịch. Các hợp đồng mua căn hộ của Việt kiều đa phần tập trung vào các chung cư cao cấp có vị trí đắc địa. Tương tự, từ đầu tháng 7 đến ngày 8/8/2015, Cty Phú Mỹ Hưng cũng đã ghi nhận hơn 100 trường hợp giao dịch của Việt kiều và người nước ngoài.
Nhìn rộng hơn những con số thống kê đó vẫn khá khiêm tốn so với tiềm năng và nhu cầu thực tế của thị trường BĐS Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy cộng đồng người Việt ở nước ngoài có khoảng 4,5 triệu người, trong đó có hơn 2 triệu người tại Mỹ. Bên cạnh đó, hiện có khoảng 80.000 người Hàn Quốc đang sống và làm việc tại Việt Nam. Đó là chưa kể riêng tại TP.HCM đã có khoảng 30.000 nhà quản lý và các chuyên gia đang làm việc với nhu cầu mua nhà rất lớn.
TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính, phân tích với khoảng 4,5 triệu kiều bào, trong đó có khoảng 500.000 người đang có nhu cầu mua nhà ở Việt Nam để sống những năm tháng tuổi già. Điều đáng lưu tâm hơn nữa là tổng thu nhập của Việt kiều lên tới khoảng 100 tỉ USD và đây là phân khúc lớn.
Tại hội thảo mở nút thắt cho người nước ngoài và Việt kiều mua nhà tại Việt Nam ông Trần Hòa Phương - Phó Chủ tịch Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM đã chỉ ra 5 nút thắt khiến cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam gặp khó khăn. Một là, chậm triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 2014. Hai là, thủ tục hành chính chưa được đơn giản hóa, vẫn còn giấy này đòi phải đi kèm với các giấy "con" khác; Ba là, quy định bảo vệ quyền lợi của các chủ đầu tư dự án BĐS là kiều bào vẫn chưa có; Bốn là, cơ sở dữ liệu yếu; Năm là, phương thức thanh toán cứng nhắc, tức là chỉ được chuyển tiền về nước mua nhà nhưng chưa được phép chuyển ra nước ngoài lại sau khi bán hoặc chuyển nhượng nhà ở.
Rõ ràng, sự biến động của tỷ giá sẽ có tác động kích cầu dòng tiền này vào thị trường BĐS. Trong bối cảnh hiện nay động lực từ tăng tỷ giá chưa vượt qua được áp lực rào cản thị trường. Chất xúc tác đã có nhưng điều các nhà đầu tư nước ngoài, Việt kiều quan tâm hơn cả đó chính là các điều kiện pháp lý cần phải thông thoáng hơn nữa khi quyết định đầu tư vào BĐS tại Việt Nam.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn tổ chức, cá nhân nước ngoài mua nhà Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) góp ý về việc mua nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trước đó, HoREA đã gửi liên tiếp hai công văn (Công văn số 47/CV-HoREA và 53/CV-HoREA) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hướng dẫn chuyển khoản tiền mua nhà ở,...