Khách mua ô tô bình tĩnh chờ thuế, cổ phiếu CTF “bay” nửa giá chỉ trong 1 tháng
Mặc dù doanh thu tiêu thụ xe tăng mạnh nhưng lợi nhuận của nhà phân phối xe Ford City Auto trong quý 3 vừa qua lại khiến giới đầu tư khá thất vọng. Sự thất vọng này thể hiện ngay lập tức vào giá cổ phiếu CTF.
Sắc đỏ vẫn chưa dừng lại ở cổ phiếu CTF của Công ty cổ phần City Auto tính đến hết phiên 14/11/2017 bất chấp sự mong mỏi đến mệt nhoài của nhà đầu tư.
Từ mức giá khá vững quanh ngưỡng 30.000 đồng/cổ phiếu tháng trước, cổ phiếu CTF hiện chỉ còn 16.000 đồng/cổ phiếu tương đương mức giảm 47% chỉ trong một tháng. Nếu tính từ đỉnh giá ~40.000 đồng/cổ phiếu đạt được hồi mới lên sàn niêm yết thì cổ phiếu CTF đã “bốc hơi” hơn 60% giá trị. Nhìn 20 phiên giao dịch gần nhất, nhà đầu tư không khỏi ngậm ngùi khi chỉ có 1 phiên tăng nhẹ duy nhất, 1 phiên đứng giá, còn lại là 2 phiên giảm sàn và 16 phiên giảm điểm.
Khách hàng chờ đợi chính sách thuế
Theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do (FTA), từ năm 2018, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN sẽ giảm còn 0%. Bên cạnh đó, thuế TTĐB giảm còn 35% với xe có dung tích xi lanh từ 1.5L trở xuống, 40% với xe 1.5L – 2.0L. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với linh kiện, phụ tùng ôtô nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước….
Những thông tin về chính sách thuế đã tác động mạnh tới tâm lý người tiêu dùng. Kéo theo đó, giá xe trong nước cũng vừa trải qua những đợt giảm sốc, các hãng xe thi nhau hạ giá để bán hàng. Trong khi đó, người tiêu dùng lại đang đứng trước 2 lựa chọn: Tranh thủ thời gian các dòng xe đang hạ giá mạnh, hay tiếp tục chờ đợi chính sách mới về thuế trong năm sau.
Thế nhưng đến thời điểm này, cuộc tranh cãi kịch liệt giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước, doanh nghiệp nhập khẩu xe, cơ quan nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách thuế vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Trong khi thị trường ô tô đang tranh cãi kịch liệt thì khách hàng lại hết sức bình tĩnh…chờ đợi bất chấp giá hàng loạt ô tô đã giảm giá sốc.
Doanh nghiệp ô tô khốn khổ
Video đang HOT
Báo cáo tài chính quý 3/2017 của City Auto (một đại lý của hãng xe Ford) cho thấy, City Auto thoát lỗ quý 3 này nhờ có thêm khoản thu hỗ trợ chi phí tổ chức sự kiện từ Ford Việt Nam. Mức lợi nhuận bèo bọt 500 triệu đồng quý 3 này khác xa mức lãi hơn 5 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Điều đáng buồn là công ty rơi vào cảnh “làm nhiều, lãi ít” khi mà thực tế thì doanh thu quý 3 của công ty đạt đến 885 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận sụt giảm sâu là bởi các chính sách giảm giá bán xe kích cầu trước giai đoạn thuế nhập khẩu có hiệu lực khiến cho lãi gộp của công ty sụt giảm.
Nhà đầu tư đau đầu với giá cổ phiếu
Mặc dù doanh thu tiêu thụ xe tăng mạnh nhưng lợi nhuận của nhà phân phối xe Ford City Auto trong quý 3 vừa qua lại khiến giới đầu tư khá thất vọng. Sự thất vọng này thể hiện ngay lập tức vào giá cổ phiếu.
Giá cổ phiếu CTF của nhà phân phối xe Ford-City Auto giảm một nửa trong 1 tháng
Niêm yết trên thị trường chứng khoán hồi giữa năm 2017 này, City Auto có lẽ lần đầu cảm nhận được “vị đắng” của thị trường chứng khoán khi mà cổ phiếu liên tục lao dốc. Giảm 10%-20%-30% thị giá rồi cũng chẳng ai quan tâm mua bán như giai đoạn đầu CTF lên sàn niêm yết cùng sóng ngành ô tô.
Hơn 250 tỷ đồng vốn hóa của CTF đã bay hơi, nỗi buồn của nhà đầu tư vẫn còn đó cùng giai đoạn đợi chờ chính sách thuế của khách hàng.
Theo Trí thức trẻ
Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng âm thầm cho thuê sân tennis của trường
Ngân hàng Nhà nước kết luận, việc ông Lý Hoàng Ánh cho thuê sân tennis của trường mà không báo cáo lãnh đạo, không thông qua phòng ban chức năng là sai.
Hồi tháng 5/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận được đơn tố cáo của cán bộ - giảng viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh về việc Hiệu trưởng Lý Hoàng Ánh đem sân tennis của trường đi cho đơn vị bên ngoài thuê trong vòng 10 năm.
Cụ thể, vào đầu năm 2016, thông qua Vụ Tài chính Kế toán, nhà trường có trình lên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (cơ quan quản lý trường) kế hoạch xây dựng 2 sân tennis, để phục vụ cho việc giảng dạy thể thao cho sinh viên nhà trường.
Tổng kinh phí thực hiện 2 sân tennis này lên đến 980 triệu đồng, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Kế hoạch này đã được duyệt, chỉ làm phần nền sân với kinh phí là hơn 680 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau đó, sân tennis này lại không được thực hiện giai đoạn 2, mà lại đem nó đi hợp tác tiếp với 1 đơn vị bên ngoài, là Công ty cổ phần quản lý nhà An Lạc.
Sân tennis của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: CTV)
Việc hợp tác này hoàn toàn không được cho các phòng ban chức năng, cán bộ - giảng viên trong nhà trường biết.
Đến ngày 5/5/2017, khi được một giảng viên đứng lên hỏi về công trình này, thì lúc đó lãnh đạo nhà trường mới trả lời cho toàn thể nhà trường biết là công trình đang hợp tác với đối tác bên ngoài.
Theo đó, đối tác sẽ phải bỏ thêm khoảng 800 triệu đồng nữa, để đầu tư sơn mặt sân và xây dựng một sân tennis đúng theo tiêu chuẩn, bao gồm lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hàng rào quanh khu vực khán đài, khu vực sân, ghế nghỉ...
Nhà trường sẽ được đối tác trả 3 triệu đồng/tháng, với thời hạn thuê là 10 năm, một năm tính tiền thuê 10 tháng (không tính tháng tết, hè).
Đối tác sẽ được phép chiêu sinh dạy tennis (kể cả trong và ngoài nhà trường), bán thức ăn, nước uống và cả trang phục thể thao.
Sinh viên của trường sẽ được giảm 10% chi phí thuê sân để chơi hay học tennis. Các giảng viên của trường khẳng định rằng, hợp đồng cho thuê này không được các phòng, ban có trách nhiệm như phòng Quản trị tài sản, Tài chính Kế toán, Hỗ trợ sinh viên biết và nắm.
Mang danh nghĩa là phục vụ giảng dạy thể thao cho sinh viên, nhưng thực tế sinh viên của trường hoàn toàn không được hưởng lợi gì từ sân tennis này, chỉ trừ chuyện được giảm 10% chi phí thuê sân.
Ngược lại, nhà trường còn phải bỏ ra hơn 680 triệu đồng chi phí đầu tư ban đầu, mà chỉ được đối tác trả tiền thuê có 3 triệu đồng/tháng, chưa kể chi phí liên quan đến hàng ngàn m2 đất dùng làm sân tennis cũng là của trường.
Một giảng viên nhà trường khẳng định, mức tiền nhà trường hưởng là quá thấp so với những gì đã đầu tư. Trong khi đó, tennis lại là môn không bắt buộc phải học trong chương trình đào tạo, sinh viên hoàn toàn không được hưởng lợi gì trong chuyện này.
Trong kết luận mới nhất do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký hồi cuối tháng 10 vừa qua, về những nội dung tố cáo của cán bộ - giảng viên Trường Đại học Ngân hàng thành phố đối với chủ yếu là ông Lý Hoàng Ánh, cơ quan chức năng đã xác định, việc ông Ánh đem sân tennis đi cho thuê mà không báo cáo cơ quan chủ quản là làm trái quy định Nhà nước.
Việc ông Lý Hoàng Ánh ký hợp đồng cho thuê, mà không có phương án thông qua các phòng, ban chức năng để xem xét, có đề xuất, không tổ chức đấu giá để xác định người thuê và giá cho thuê là làm sai với các quy định của pháp luật.
Kết luận đã nêu, trách nhiệm trong vụ việc này, trước hết là của ông Lý Hoàng Ánh - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo GDVN
Dân chạy ôtô Sài Gòn chịu tiếng oan! Giam xe cho "nó" biết, cứ ỷ giàu chạy xế hộp rồi muốn đậu đâu thì đậu, bởi đối với "nó" 700.000 đồng không bằng bữa ăn sáng nên sẵn sàng coi thường pháp luật, có lẽ không ít người đã bình luận như vậy khi thấy hễ ông Đoàn Ngọc Hải, phó chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM, ra quân là hàng...