Khách hàng tố Gucci bán hàng kém chất lượng
Thông tin cửa hàng Gucci ở TPHCM bị niêm phong khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang vì họ không biết đang sở hữu sản phẩm của thương hiệu này là thật hay giả. Cũng có khách hàng “tố” vì mua phải sản phẩm Gucci kém chất lượng.
Giày hiệu mới mang đã ra màu
Sáng 7/12, chị Khánh Vân (ngụ Q.1, TPHCM) đã phản ánh đến Dân trí về những bức xúc của mình khi mua phải sản phẩm “dỏm” của thương hiệu Gucci. Chị Vân đến cửa hàng Gucci & Milano (số 88 Đồng Khởi, Q.1, TPHCM, thuộc tầng hầm của khách sạn Sheraton) để mua một đôi giày và khăn quàng cổ. Sau khi giảm giá 30% thì chiếc khăn còn giá 6 triệu đồng, đôi giày gần 9 triệu đồng.
Giày hiệu nhưng ra màu dù không gặp nước
Thường thì những sản phẩm của thương hiệu này xài cả 10 năm cũng chưa hư hỏng. Chị Vân cũng ít khi dùng đôi giày này vì mang vài lần, giày đã bị nhem nhuốc, màu ở viền giày lem sang phần vải. Phần gót phía bên trong giày cứng khiến chân đau nên chị Khánh Vân phải dùng thêm miếng lót. Ngày 6/12, chị Vân đem đôi giày đến cửa hàng Gucci phản ánh về chất lượng dịch vụ. Do không mang theo hóa đơn mua hàng nên chị Vân nói mình là VIP hơn 5 năm của Gucci, có tên trên hệ thống.
Nhân viên cửa hàng liền “quạt” một trận: “Chị là khách hàng VIP thì tự biết giày sẽ ra màu. Giày chị trúng nước mà chất liệu bằng da thì ra màu nhuộm chứ”. Chị Vân cho biết, chị ít đi đôi giày này, cũng không có để giày thấm nước hay mưa ướt thì tại sao lại có chuyện ra màu. Mà nếu có thể ra màu khi gặp nước thì khi bán sản phẩm hoặc thông tin trên sản phẩm cho người tiêu dùng ở nước nhiệt đới như Việt Nam thì cũng phải khuyến cáo đến người tiêu dùng. Căn cứ theo code đôi giày chị Vân mua, chúng tôi tra thông tin thì xuất hiện toàn chữ Trung Quốc.
Đế giày cứng, đau chân nên chị Vân dùng thêm lớp đệm
Do không tìm ra hóa đơn nên chị Vân phải bỏ ra 100.000 đồng nhờ ngân hàng sao kê tài khoản thanh toán mua 2 sản phẩm này để làm việc lại với Gucci. Tuy nhiên, đến sáng 7/12 thì cửa hàng này vẫn bị cơ quan công an niêm phong. “Một người phụ nữ quý phái như tôi lại mang tiếng đi xài hàng giả. Nhục ơi là nhục”, chị Vân dí dỏm.
Video đang HOT
Người bạn của chị Khánh Vân càng “bi đát” hơn. Chị là “tín đồ” của cửa hàng Gucci & Milano 88 Đồng Khởi. Cứ mỗi khi có chương trình khuyến mãi hạ giá thì chị nhận được tin nhắn của cửa hàng. Chị rủ bạn bè, anh em trong công ty sang đây mua. Nhưng giờ đây, chị hoang mang vì vừa mới “tậu” một chiếc túi xách giá 43 triệu đồng nhưng không biết là hàng thật hay giả.
Hàng hiệu nhưng sale off 80%
Thông tin cửa hàng Gucci bị công an niêm phong, nhiều “tín đồ” hàng hiệu như sực tỉnh. Lâu nay, họ hoàn toàn tin tưởng vào thương hiệu này. Không nghĩ một cửa hàng lớn, ngay mặt tiền của khách sạn hoành tráng bậc nhất giữa trung tâm TPHCM lại buôn bán hàng giả. Trong 3 tháng 10, 11, 12 này, Gucci & Milano liên tục có 3 đợt giảm giá từ 30-50%. Ngày 10/8 vừa qua thì giảm giá đến 80%.
Mỗi lần giảm giá thì khách hàng chen chân đến đây mua quần áo, giày dép rất sầm uất. Có những sản phẩm hàng hiệu nhưng giá chỉ có 800.000 đồng trong đợt đại hạ giá này, phù hợp túi tiền nên các nhân viên văn phòng cũng đến rất đông. “Giờ thì tôi mới hiểu tại sao hàng hiệu mà liên tục giảm giá mức khủng như thế. Chỉ là hàng hiệu chất lượng dỏm thôi. May mà tui chỉ thường đi mua giùm cho sếp”, anh Cường, nhân viên một công ty tài chính ở đường Hàm Nghi, Q.1 thở phào.
Cửa đóng then cài khi bị công an niêm phong nhưng vẫn trưng bảng sale off 30%
Sáng 7/12, theo ghi nhận của Dân trí, cửa hàng Gucci & Milano ở 88 Đồng Khởi vẫn đang trong tình trạng bị niêm phong, cửa chốt then cài. Mọi nỗ lực liên hệ với chủ cửa hàng này đều vô vọng.
Trước đó, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Hồ Chí Minh (PC46) bắt giữ 4 chiếc ôtô tải chở hàng tấn áo quần, túi xách, dây nịt các loại mang nhãn hiệu Gucci, Dolce&Gabbana của Italy nhưng xuất xứ từ Trung Quốc ở dưới tầng hầm khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi.
Hàng hiệu nhưng liên tục nhắn tin đến các VIP về chương trình khuyến mãi, có lúc sale off đến 80%
Giấy tờ nhập khẩu lô hàng này do công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Nam Đế đứng tên. Công ty xuất hàng nằm tại Quảng Đông, Trung Quốc. Đường đi của lô hàng bắt đầu từ Hong Kong. Trong tờ khai nhập khẩu của Công ty Nam Đế, nhiều mặt hàng sơ mi nam, áo thun nữ, quần dài nam có giá nhập khẩu rẻ mạt dù mang mác xịn. Ví dụ váy ngắn chỉ 5,5 USD mỗi cái, giầy nam 3,8 USD mỗi đôi, áo khoác nữ 3,7 USD một cái. Trị giá của lô hàng này trong tờ khai nhập khẩu là 3.725,35 USD và tiền thuế chỉ có 26,7 triệu đồng. Nhiều thông tin cho rằng, cửa hàng này bán lẫn lộn giữa hàng thật và hàng giả. Lô hàng bị bắt nếu là hàng thật thì giá trị lên đến tiền tỉ nhưng bị hạ thấp giá trị, đội lốt Trung Quốc để trốn thuế.
Hiện cơ quan chức năng TPHCM đang dùng biện pháp nghiệp vụ để truy tìm chủ lô hàng và xác định số hàng trên là thật hay giả để có biện pháp xử lý.
Theo Dantri
Kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ bán ngô trên quốc lộ
Sau khi trừ đi các khoản chi phí, chỉ cần làm một phép tính đơn giản với mức lãi 2.000 đồng/bắp, mỗi ngày có thể kiếm được triệu đồng và thậm chí có thể gấp đôi nếu gặp khách.
Nhiều năm nay, nông dân lấn chiếm lòng đường "mở chợ ngô" dài gần 10 km trên QL2 từ Ngã ba Kim Anh đến gần thị xã Phúc Yên. Bán hàng ở đây giúp họ kiếm bạc triệu mỗi ngày.
"Chợ ngô" hay "con đường ngô" bám hai bên lề đường QL2. Các "gian hàng" ngô được bày bán la liệt, tạo lên không khí tấp nập giống như một khu chợ thật sự.
Vất vả từ sáng đến tối, thậm chí đến 11 giờ đêm, các hàng ngô vẫn sáng đèn để phục vụ khách đi đường nhưng công việc ở chợ ngô giúp nhiều người kiếm bạc triệu mỗi ngày.
Nông dân trồng ngô trên những cánh đồng dọc hai bên quốc lộ. Đến khi thu hoạch, họ thu ngô tươi đem bán ngay trên lề đường.
Lượng ngô được tiêu thụ ngày càng lớn, giá của mỗi bắp ngô cũng tăng lên khiến nhiều người nông dân chuyển sang luôn nghề buôn bán ngô. Theo những người bán ngô ở dọc quốc lộ, họ đi mua buôn ngô của các địa phương khác (thường là các tỉnh lân cận) rồi về bán tại "chợ ngô". Bởi vậy mà chợ ngô ngày càng trở nên tấp nập hơn
Chị Nguyễn Thị Thanh, một tiểu thương bán ngô nói rằng: " Mấy năm trước mỗi bắp ngô chỉ có 1.500 đồng đến 2.000 đồng còn bây giờ thì đắt hơn nhiều rồi".
Chị Thanh chia sẻ, hiện nay chị bán chủ yếu là ngô nếp non (loại chưa luộc) là 4.000 đồng/bắp, nếu ngô xấu thì khoảng 3.500 đồng/bắp. Ngô luộc tại chỗ có giá là 5.000 đồng/bắp. Trong khi, giá thu mua ngô của từ những nơi khác chỉ từ 1.500 - 2.500 đồng/bắp tùy vào chất lượng. Đặc biệt, nếu bước vào vụ chính vụ đông, giá ngô nhập về bán sẽ còn hạ thấp hơn. Như vậy, tính trung bình, mỗi bắp ngô người bán sẽ thu lãi 2.000 đồng.
Cô Ngô Thị Hương, một người bán ngô kể: "Mùa này đông lắm, khách vào ăn ngô nhiều, mua về cũng nhiều. Có hôm gặp khách đi ô tô xuống mua thì lời to".
Chị Hương cho biết, khách ô tô là những khách lưu thông qua đoạn đường này bằng ô tô, có thể là ô tô tải, ô tô khách, nhất là ô tô con. Họ có thể mua đến hàng chục, hoặc hàng trăm bắp một lúc. Và vì đây là đoạn đường nhiều xe cộ lưu thông nên những khoản hời như thế không phải là hiếm.
Theo chị Hương, trung bình mỗi ngày, chi bán được 500 bắp ngô, hôm nào gặp khách ô tô, con số này có thể lên đến 600 - 700 bắp. Hôm nào ế ẩm thì chỉ bán được 300 - 400 bắp. Như vậy, sau khi trừ đi các khoản chi phí, chỉ cần làm một phép tính đơn giản với mức lãi 2.000 đồng/bắp, mỗi ngày có thể kiếm được triệu đồng và thậm chí có thể gấp đôi nếu gặp khách.
Chị Hương kể, trước kia chị cũng là một người nông dân trồng ngô, sau dần thấy bán lãi thu được lớn hơn gấp nhiều lần trồng ngô mà lại không vất vả, chị quay sang chuyên thu mua ngô về bán. "Bây giờ người ta trồng ngô nhiều hơn trồng lúa. Cây ngô tốn ít công chăm hơn mà lại có thu nhập cao hơn. Nhiều nhà ở xã tôi thậm chí đã thoát nghèo vì trồng ngô".
Ngô bây giờ có thể trồng quanh năm và cũng nhanh được thu hoạch hơn trước kia. Trung bình cứ khoảng 2 tháng (mùa hè) hay 3 tháng (mùa đông) là người nông dân được thu hoạch một lứa ngô. Mỗi xào ngô có thể đem lại thu nhập khoảng 3 - 4 triệu đồng/lứa ngô. Nhiều nhà thậm chí còn trồng cả mẫu ngô. Nhờ vậy mà nguồn thu từ việc trồng ngô dần giúp họ thoát nghèo - chị Hương cho hay.
Anh Nguyễn Văn Tình bán ngô ở đây thành thật chia sẻ: "Công an đuổi thì mình chạy chứ chẳng ai thôi bán. Thậm chí, có nhiều người, biết dễ kiếm tiền còn rủ cả anh chị em của mình ra đây rồi mỗi người mở một điểm buôn bán ngô".
Anh Tình dẫn chứng, ngồi cạnh điểm bán ngô nhà anh là bốn điểm bán ngô liền kề nhau đều của chung một gia đình bố mẹ, con gái và cả con dâu. Mỗi người một chỗ chỉ việc ngồi bán còn việc đi thu mua ngô từ các địa phương khác đã có đứa con rể lo hết.
Không ít gia đình rồng rắn cả nhà ra mở chợ, không ít người bằng mọi giá vấn cố kiên quyết bám trụ trên "con đường ngô" để kiếm tiền khiến các điểm bán ngô càng ngày càng mọc lên nhiều hơn và "con đường ngô" cứ sau một thời gian lại được nối dài thêm một đoạn đáng kể.
Theo Dantri
Hàng hiệu Ý gian lận xuất xứ để trốn thuế ?: Có quá nhiều điều bất thường Đến hôm qua 3.12, người đại diện của công ty nhập khẩu và kể cả công ty tự nhận là chủ của lô hàng vẫn chưa đến làm việc với cơ quan điều tra. Xe tải bị niêm phong tạm giữ tại trụ sở PC46 - Ảnh: Đàm Huy "Người áp tải" biến mất Theo thông tin mới nhất từ cơ quan công...