Khách hàng tố chủ đầu tư Gamuda Land bán nhà sai cam kết
Phản ánh tới Báo CAND, một số khách hàng mua nhà tại Dự án khu đô thị mới C2 quận Hoàng Mai, Hà Nội cho rằng, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam đã không thực hiện đúng hợp đồng mua bán.
Gặp phải phản ứng từ phía khách hàng, chủ đầu tư và khách hàng đã tiến hành thương lượng, thỏa thuận có sự tham gia của cả chính quyền. Thế nhưng, bản thỏa thuận sau đó lại không được phía chủ đầu tư thực hiện. Cư dân càng bức xúc hơn khi mới đây, chủ đầu tư còn gửi thư đe dọa sẽ chấm dứt hợp đồng mua bán.
Khách hàng bức xúc
Bức xúc về việc mua nhà tại dự án này, chị Nguyễn Thị Kiều Ngân, cư dân hiện đang sinh sống tại Khu ST4 – Khu đô thị Gamuda Garden cho biết, chị và chủ đầu tư thống nhất việc mua nhà thông qua Hợp đồng mua bán nhà ở số: 038/SmT356, ký ngày 25/7/2018. Thế nhưng, mặc dù đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng thỏa thuận mà năm lần bảy lượt chị yêu cầu bàn giao nhà, chủ đầu tư vẫn không thực hiện được.
Khách hàng căng băng rôn phản đối chủ đầu tư bán nhà sai thỏa thuận hợp đồng.
Ngày 15/7/2020, chị đến nhận bàn giao nhà theo lịch hẹn. Thế nhưng, chủ đầu tư lại nói không có người xuống bàn giao, cộng thêm những yêu cầu vô lý từ phía chủ đầu tư mà việc bàn giao nhà không thực hiện được. Sau nhiều lần đề nghị bàn giao nhà, ngày 21/8/2020, chủ đầu tư đã thông báo lịch bàn giao vào 26/8/2020. Thế nhưng, đến ngày nhận bàn giao, tại văn phòng công ty thì lại nhận được thông tin không có lịch bàn giao nhà. Sau đó, nhiều lần chị đã hối thúc, yêu cầu bàn giao nhà mà vẫn không được.
“Tính đến thời điểm 26/3/2020, tôi đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán với tổng số tiền là 5,7 tỷ đồng. Theo thỏa thuận, công ty phải bàn giao nhà cho tôi. Việc công ty không bàn giao nhà đã gây ra nhiều thiệt hại với cá nhân tôi như phải chịu chi phí tiền lãi vay ngân hàng, phải trả thêm tiền thuê nhà…
Video đang HOT
Bức xúc nhất là việc lỗi do phía chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết bàn giao nhà nhưng lại vô cớ quy trách nhiệm cho tôi là tôi sai phạm, chậm nộp thanh toán và phải đóng lãi phạt tới 90 triệu đồng. Không những vậy, chủ đầu tư còn đơn phương tự ý ra thông báo chấm dứt hợp đồng với tôi một cách bất hợp lý. Rất nhiều lần tôi gửi văn bản và email kiến nghị nhưng không bao giờ nhận lại được phản hồi”, chị Ngân bức xúc cho hay.
Bức xúc của chị Ngân chỉ là một trong số những lý do mà số cư dân này phản ánh tới Báo CAND. Theo những khách hàng này, phía chủ đầu tư đã có hàng loạt sai phạm như: Gamuda Land đã huy động vốn trái phép khi ký hợp đồng mua bán nhà trước khi được Bộ Xây dựng phê duyệt thiết kế cơ sở; không thực hiện bàn giao căn hộ theo hợp đồng; diện tích nhà bị thiếu hụt; bàn giao nhà thiếu chiều cao lan can theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam; thiếu chiều cao thông thủy theo Tiêu chuẩn quốc gia; không hoàn thiện cơ sở hạ tầng gồm 3 con đường của dự án….
Anh Cao Tuấn Hùng, khách hàng khu ST5 của dự án này cho biết, trước hàng loạt lỗi này, chủ đầu tư và khách hàng đã phải tiến hành thương lượng và thỏa thuận có sự chứng kiến của chính quyền quận Hoàng Mai. Dù bản thỏa thuận đã được hai bên thống nhất và soạn thảo xong vào cuối tháng 11/2020, nhưng phía chủ đầu tư đã không thực hiện nghiêm túc.
“Họ không hề thông báo cụ thể và chính thức đến cư dân về việc ký kết thỏa thuận mà chỉ làm việc với một số gia đình thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng hoặc nhân viên kinh doanh. Bản thỏa thuận thì được các nhân viên này gửi ảnh chụp chắp vá. Qua các nhân viên này, việc ký kết thỏa thuận được truyền tải khác nhau. Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với công ty qua công văn và email nhưng không bao giờ nhận được hồi đáp. Dù không thiện chí ký thỏa thuận cho cư dân nhưng công ty lại gửi thông báo đe dọa chấm dứt hợp đồng, gửi thông báo tính lãi phạt cao tới 12%/năm trong khi lỗi là từ phía họ. Thậm chí, chủ đầu tư còn gửi thông báo khởi kiện một số khách hàng với lý do không thiện chí thương lượng hòa giải”, anh Hùng cho biết.
Khách hàng có quyền khởi kiện
Để có thông tin hai chiều về sự việc, Báo CAND đã trao đổi với chủ đầu tư để làm rõ những vấn đề trên. Trong văn bản trả lời Báo CAND do Tổng giám đốc Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam NG TECK YOW ký khẳng định, có sự việc vướng mắc giữa đơn vị này và những chủ sở hữu nhà ở tại Tiểu khu ST5 thuộc KĐT mới Gamuda Garden và các vấn đề này phát sinh từ giữa năm 2020.
Phía chủ đầu tư cho rằng, kể từ thời điểm phát sinh Gamuda Land đã nhiều lần chủ động trao đổi làm rõ các vướng mắc nhằm giải quyết triệt để vấn đề. Trong quá trình trao đổi, giải quyết vướng mắc giữa hai bên cũng đã có sự tham gia của chính quyền địa phương. Tuy vậy, có một số ít chủ sở hữu vẫn kiên quyết không chấp nhận phương án giải quyết mà Gamuda Land đưa ra.
“Hiện nay, hợp đồng mua bán nhà ở giữa Gamuda Land Việt Nam và các khách hàng nói trên đã chấm dứt do khách hàng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng (nghĩa vụ thanh toán) và với tình trạng khách hàng gửi khiếu nại, yêu cầu vô lý kéo dài đã làm ảnh hưởng tới công ty. Chúng tôi đã và đang tiến hành việc gửi hồ sơ yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và thỏa thuận tại hợp đồng mua bán đã ký giữa hai bên”, văn bản của Gamuda Land Việt Nam thể hiện.
Trong văn bản giải thích về các vấn đề mà khách hàng phản ánh gửi tới Báo CAND, phía chủ đầu tư đã trả lời rất nhiều vấn đề như: tại sao lại tăng phí quản lý vận hành lên 11 nghìn đồng, tại sao lại tăng tiền đặt cọc hoàn thiện căn hộ lên 50 triệu đồng, vấn đề hoàn thiện hạ tầng (3 con đường mà cư dân phản ánh), vấn đề thiếu hụt diện tích xây dựng. Các vấn đề này đều được phía chủ đầu tư trả lời, giải thích rõ và chủ đầu tư cho biết đã được đa số cư dân đồng thuận.
Tuy vậy, những vấn đề như: Khách hàng tố cáo chủ đầu tư đã huy động vốn trái phép khi ký nhiều hợp đồng bán nhà từ tháng 7/2018 trước khi nửa năm sau thiết kế cơ sở mới được Bộ Xây dựng phê duyệt (14/1/2019)? Chủ đầu tư phớt lờ cư dân khi ký bản thỏa thuận giữa hai bên khi nhiều lần cư dân gửi văn bản hoặc email kiến nghị (theo quy định trong hợp đồng mua bán) mà không bao giờ nhận được phản hồi? Những vấn đề này đã không được chủ đầu tư đề cập đến. Trong khi đó, vấn đề phát sinh có nguyên nhân rất lớn từ việc thực hiện theo bản thỏa thuận đã được hai bên thống nhất.
Theo Luật sư Mai Thảo, Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội) thì các nội dung mà cư dân phản ánh như: Chủ đầu tư tự ý áp đặt sai hợp đồng tăng thời gian thu phí quản lý từ 12 tháng lên 12,5 tháng; Thu tiền đặt cọc hoàn thiện căn hộ từ 20.000.000 đồng lên 50.000.000 đồng (tăng 150% so với hợp đồng); tự ý áp phí vận hành giá 11.000 đồng, tăng so với cư dân cũ đang là 7.700 đồng;
Không bàn giao căn hộ, tự áp đặt thu tiền vô lý ngoài hợp đồng nếu muốn được nhận căn hộ; Bàn giao căn hộ thiếu chiều cao lan can theo bảng 3.2 quy chuẩn xây dựng Việt Nam số 05:2008/BXD; Bàn giao thiếu chiều cao thông thuỷ đến 24,9cm không đạt Tiêu chuẩn quốc gia TCVN9411:2021;
Không xây dựng 3 con đường là vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà đã ký giữa hai bên. “Tuy nhiên, các vi phạm này không phải là căn cứ loại trừ nghĩa vụ thanh toán hoặc dừng thanh toán theo hợp đồng đã ký kết, do đó cư dân vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Trường hợp nếu xác định Gamuda không làm đúng hợp đồng cam kết người dân có thể chủ động khởi kiện yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng và bồi thưởng thiệt hại (nếu có). Như vậy, trong vụ việc này, nếu cư dân mong muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng với Gamuada thì trên cơ sở các vi phạm nêu trên của Gamuda, cư dân có thể yêu cầu chủ đầu tư phải khắc phục, trường hợp không khắc phục có thể khởi kiện ra toà án buộc chủ đầu tư phải thực hiện và bồi thường thiệt hại (nếu có). Trường hợp cư dân muốn chấm dứt hợp đồng, lấy lại tiền thì căn cứ vào vi phạm chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán khi chưa được phê duyệt thiết kế cơ sở kiện tuyên vô hiệu hợp đồng với lý do vào thời điểm chuyển nhượng, chủ đầu tư chưa đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật”, Luật sư Mai Thảo phân tích.
33.000 công nhân nhà máy Pouyuen tạm nghỉ việc
Hơn 33.000 công nhân Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam, quận Bình Tân, tạm nghỉ việc khiến sản xuất của nhà máy gặp nhiều khó khăn.
Chiều 12/7, ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết sáng nay gần 10.000 công nhân sống ở Long An đã không đến được nhà máy theo quyết định hạn chế đi lại để phòng chống dịch của chính quyền tỉnh này. Hơn 3.500 công nhân ở Tiền Giang, Bến Tre phải tạm nghỉ với lý do tượng tự. Tất cả công nhân nói trên mỗi ngày đến nhà máy bằng xe đưa đón của công ty.
Công nhân Công ty Pouyuen làm việc tại phân xưởng, tháng 6/2021. Ảnh: Lê Tuyết.
Trước đó, sau khi dịch bùng phát mạnh một số địa phương, cụ thể như Long An ngoài giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở một số địa bàn đã siết chặt phương tiện qua lại. Chỉ có xe công vụ, chở lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu mới được đi qua. Tỉnh cũng yêu cầu các địa phương sử dụng lao động đang sống tại Long An, trong đó có TP HCM phải chủ động bố trí nơi ăn nghỉ tại chỗ cho công nhân.
Ngoài ra, thời gian qua gần 20.000 công nhân của nhà máy phải tạm nghỉ việc do liên quan các ca nhiễm, phải cách ly tập trung và tại nhà, sống ở vùng phong tỏa hoặc chủ động xin nghỉ phép. Trong tháng 6, công nhân tạm nghỉ vẫn được nhận đủ lương. Tuy nhiên trong tháng 7, nhiều trường hợp nghỉ quá 14 ngày nên phương án chi trả lương phải thỏa thuận lại.
Ông Nghiệp cho biết thêm tình hình sản xuất của nhà máy đang gặp khó khăn do quá nhiều lao động nghỉ việc. Một số công nhân đến nhà máy nhưng không chịu làm việc, tâm lý lo lắng. Phía công đoàn đã kiến nghị với lãnh đạo nhà máy đánh giá lại toàn bộ tình hình để có hướng giải quyết cho những ngày tới.
Ngoài ra, công ty đang có nhiều đơn hàng gấp nhưng thiếu nhân công khiến tiến độ sản xuất bị chậm lại rất nhiều. Một số đơn hàng thời gian hoàn thành dài gấp 2-3 lần so với trước. Nếu không thoả thuận được với khách hàng, công ty sẽ phải bồi thường do chậm trễ.
Hiện, công ty vẫn phối hợp ngành y tế nếu phát hiện ca nhiễm sẽ chủ động xét nghiệm, truy vết, cách ly các trường hợp liên quan, dừng sản xuất khu vực đó. Sáng nay, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM tiến hành lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19 cho hơn 5.000 công nhân.
Công ty Pouyuen Việt Nam chuyên sản xuất da giày cho các nhãn hàng lớn, có khoảng 56.000 lao động, là nhà máy đông công nhân nhất Sài Gòn. Theo Sở Y tế, tính đến ngày 11/7, Pouyuen phát hiện 43 ca nhiễm.
Hôm qua, Công ty TNHH Pouchen Việt Nam, TP Biên Hoà (Đồng Nai), cùng Tập đoàn quốc tế PouChen (Đài Loan) với Pouyuen, đã cho 17.000 công nhân nghỉ 14 ngày khi công ty nằm trong khu vực bị phong toả. Tập đoàn PouChen có 8 công ty con ở Việt Nam, với trên 130.000 lao động, đặt tại 5 tỉnh thành
TP HCM hiện có 1,6 triệu công nhân đang làm việc trong các nhà máy. Ở đợt dịch thứ 4, nhiều nhà máy phát hiện hàng chục ca nhiễm nên bị phong tỏa, ngừng sản xuất. Thông tin từ Liên đoàn lao động TP HCM cho hay tính đến ngày 7/7 đã có hơn 1.800 công nhân, lao động bị nhiễm Covid-19.
Hơn 3.500 công nhân Pouyuen phải nghỉ việc 7 ngày 46 Công nhân Pouyuen thấp thỏm vì dịch Thêm 1.800 công nhân Công ty Pouyuen tạm nghỉ việc
Xử phạt Văn phòng công chứng Chấn Phong 30 triệu đồng do vi phạm phòng dịch Biết khách hàng tới từ địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội do dịch nhưng Văn phòng công chứng Chấn Phong (phường Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) không khai báo mà còn khai gian dối thời gian khách hàng đến giao dịch VPCC Chấn Phong vừa bị UBND thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà...