Khách hàng phàn nàn quà tặng năm mới của Starbucks không đáng với 2 từ “sang chảnh”, liền bị nhân viên hãng bảo “hai chữ sang chảnh xin phép quăng ra đường”?
Thái độ mỉa mai khách hàng của các nhân viên Starbucks đang bị cộng đồng mạng lên án dữ dội, bởi không chuyên nghiệp và thiếu tôn trọng khách hàng.
Rất nhiều người đòi tẩy chay thương hiệu cafe sang trọng này bởi cách ứng xử quá kém của một số nhân viên Starbucks, sau khi một chàng trai tên K.N đăng status phàn nàn về quà tặng phong bao lì xì năm mới của hãng. K.N là “fan cứng” lâu năm của Starbucks, nên anh chàng luôn háo hức sưu tập tất cả quà tặng của thương hiệu này. Tuy nhiên, mới đây sau khi nhận được phần quà là bộ phong bao lì xì năm mới 2020, K.N tỏ ra khá thất vọng vì thiết kế không đẹp và sang như kỳ vọng.
Status của K.N đăng trong một group dành riêng cho các fan hâm mộ của thương hiệu Starbucks.
Nhìn thoáng qua thì bộ phong bao quà tặng khá bắt mắt với nhiều màu sắc, mỗi chiếc lì xì đều ghi thông điệp xinh xắn ý nghĩa cho dịp năm mới. Tuy nhiên, theo quan điểm của K.N thì trông như quà dành cho… Tết thiếu nhi: “Tui không hiểu đẹp ở chỗ nào? Rồi 2 chữ “sang chảnh” quăng đi nơi đâu?”.
Bên dưới status chê bộ lì xì, không ít thành viên mạng đã lên tiếng đồng tình, nhận xét rằng cả chất lượng phục vụ lẫn quà tặng của Starbucks ngày càng khiến họ không hài lòng.
Nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm của K.N rằng bộ lì xì tặng khách của Starbucks không đẹp.
Được biết, bộ lì xì này chỉ là 1 trong số nhiều phần quà do Starbucks chuẩn bị trong chương trình quà tặng ưu đãi năm mới dành cho các khách trung thành của thương hiệu này. Theo chia sẻ của nhiều cư dân mạng cũng là fan của Starbucks thì đây là quà ngẫu nhiên, có người được tặng có người không, hoặc quà nhận được khác nhau.
Tuy nhiên, với cá nhân K.N khi cầm trên tay bộ lì xì thì anh cảm thấy ngạc nhiên, bởi món quà này không tương xứng với sự sang chảnh đắt đỏ mà lâu nay mọi người vẫn nghĩ về Starbucks. Điều đáng nói là sau khi K.N đăng lời nhận xét của mình về bộ lì xì lên, trong số những bình luận anh nhận được, lại bất ngờ xuất hiện một số comment chỉ trích ngược lại anh. Ngồi săm soi một hồi, dân mạng té ngửa phát hiện ra trong số các comment đó có một số được cho là đang làm việc tại Starbucks.
Video đang HOT
Cả K.N và nhiều người khác tỏ ra khá sốc với những lời đáp trả mỉa mai gay gắt của những người được cho là nhân viên Starbucks. Thay vì tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng, phản ứng của các bạn trẻ phục vụ tại chuỗi cafe này đã khiến K.N và cư dân mạng bức xúc. Chính K.N cũng đã lên tiếng đối chất với các nhân viên, song có vẻ như anh chàng chỉ nhận về lời mắng té tát, bị “nhắc nhở” rằng nếu không ưng quà thì có thể cho người khác hoặc đem đổi ngay khi nhận được, chứ chẳng phải lỗi của cửa hàng (?!?)
Những bình luận gây bức xúc đến từ những tài khoản được cho là nhân viên đang làm việc tại Starbucks, bênh thương hiệu và mắng ngược khách.
Cô gái trẻ mắng mỏ K.N ở trên tự ghi thông tin cá nhân là barista ở Starbucks.
Thậm chí, có một bình luận từ chính thành viên được cho là đang làm Barista (nhân viên pha chế) của Starbucks đã khẳng định câu gây sốc: “Starbucks không có quan tâm đâu, xin chân thành cảm ơn ý kiến dư thừa của anh”.
Mặc dù ngay sau đó chủ nhân comment đã phải xóa phần cuối, sửa lại bình luận, song cũng kịp bị dân tình chụp lại và gạch đá ầm ầm. Từ một màn góp ý ban đầu về chất lượng quà tặng, cuối cùng đã biến thành cuộc tranh cãi của khách và nhân viên.
Bên cạnh cuộc đôi co giữa K.N với các nhân viên của Starbucks, một số ý kiến khác chia sẻ rằng thực tế bộ lì xì này mang ý nghĩa nhân văn đáng khen bởi hình vẽ trên bao lì xì là tranh của trẻ em tự kỷ, được hãng cafe nổi tiếng mua lại nhằm mục đích gây quỹ từ thiện. Nếu ai không thích bộ lì xì giống như K.N thì có thể tặng lại cho người khác, chứ không nên đem ra làm chủ đề tranh cãi trên MXH.
Hiện tại, K.N vẫn giữ nguyên status của mình với rất nhiều chia sẻ khác nhau từ cư dân mạng và cũng chưa có bất cứ thông tin chính thức nào từ đại diện của Starbucks.
Chúng tôi đang tiến hành liên hệ với Starbucks để cập nhật những diễn biến mới nhất về vụ việc này.
Theo Helino
Bức ảnh chiếm spotlight phủ sóng MXH: Chính những hành động nhỏ nhặt mà có phần "ngớ ngẩn" ấy sẽ giúp phụ nữ "sang" lên nhiều!
Ai đó có thể nói, chuyện vợ đi đón chồng lúc say xỉn thì có gì mà đáng ca ngợi nhưng vợ thì cũng có "vợ this vợ that", có cô đến mang theo áo ấm, có cô vác mặt hằm hằm, khác nhau là ở cách ứng xử.
Chiếc áo ấm đón chồng giữa khuya tiết lộ khí chất của người vợ
Hôm nay, mạng xã hội rộn ràng chia sẻ bức ảnh chụp cảnh cô vợ phi xe máy đến đón chồng về sau một chầu nhậu quắc cần câu với đám bạn. Không những thế, cô ấy còn mang cả khăn cả áo ấm mặc cho chồng. Người đăng bài bình luận rằng: "Nhìn nó về an toàn mà anh em còn lại thấy rưng rưng, đúng là đàn ông hơn nhau ở tấm vợ".
Chỉ 1 bức ảnh mà nhận về "bão" like, share cùng bình luận
Cũng như nhiều câu chuyện khác được bàn tán râm ran trên mạng, thiên hạ chín người mười ý. Người khen anh chàng có phúc. Người gièm pha chắc cô vợ chỉ làm màu và lẩm bẩm "về nhà mày chết với bà". Kẻ khác lại quả quyết, anh chàng kia chẳng đáng mặt đàn ông, vì "lo cho vợ thì đón taxi mà về. Mưa gió ăn uống no say cái thân rồi bắt tội vợ đi đón chẳng có gì đáng tự hào, vào tay tôi thì cho đứng đợi đến sáng". Có người lại bông đùa rằng: Cha mẹ đánh đau không bằng ngồi sau con gái...
Đành rằng chuyện nhậu nhẹt say xỉn không biết trời đất đâu chẳng có gì hay ho, chẳng nên cổ súy, nhưng cách ứng xử của người vợ trong trường hợp này, chẳng phải đúng như lời các cụ dạy "sang vì vợ" sao. Ai đó có thể nói, chuyện vợ đi đón chồng lúc say xỉn thì có gì mà đáng ca ngợi nhưng vợ thì cũng có "vợ this vợ that", có cô đến mang theo áo ấm, có cô vác mặt hằm hằm, khác nhau là ở cách ứng xử.
Cô nàng đến đón chồng, có người chê là dại, có người thương là khổ nhưng thực ra khôn khéo lắm đó chứ chẳng vừa.
Thứ nhất, rõ ràng nhất, là có quan tâm đến chồng. Ít ra, cô còn biết chắc chắn chồng mình đã đi cùng ai, tình trạng sức khỏe thế nào, thay vì vò võ ngồi chờ hoặc thấp thỏm lo lắng sao chồng vẫn chưa về. Bất luận về nhà cô ấy đè ra mà mắng hay dịu dàng lau mặt, pha cốc chanh muối, mật ong cho uống, (tiện thể lột luôn tiền trong ví có khi) đó là phần sau của câu chuyện rồi, người ngoài ngõ biết làm sao được.
Thứ hai, có mắng mỏ, dặn dò gì trong lúc chồng say, chồng cũng có đầu óc đâu mà ghi nhớ. Hoặc giả đang dở tỉnh dở say, càu nhàu anh ta thì chẳng được gì lại còn cãi nhau, có khi ẩu đả chưa biết chừng. Thiệt mình, chứ thiệt ai. Cứ đón về nhà đã, tỉnh táo rồi từ từ nói chuyện.
Thứ ba, khi đã gọi vợ đến đón trước mặt bạn bè, anh chồng chắc cũng có ý sĩ diện, muốn thể hiện một chút. Vậy tội gì không đồng diễn cho tròn vai, vừa được lòng chồng, vừa tạo ấn tượng với bạn bè anh ta, biết đâu sau vụ này lại vớ được đồng minh, có tin gì người ta "phím" cho mình. Mà kể cả không thế, hình ảnh người vợ tốt đẹp cũng đã được xây dựng, chẳng may anh chồng định làm gì có lỗi cũng phải tự vấn lương tâm, bạn bè chồng cũng bênh vực, đẹp mặt chồng đẹp cả mặt mình, lợi trăm bề phải không chị em?
Đã nắm tay nhau ngày chung đôi, đừng vội buông tay ngày hoạn nạn
Mấy cô vợ có chồng bợm nhậu bảo rằng, khổ làm sao khi vớ phải chồng ham rượu bia, ham chơi, nói mãi mà không thay đổi. Đúng khổ thật nhưng biết đâu, một phần cái sự không thay đổi của họ là do mình mà ra. Đàn ông vốn không thích phụ nữ nói nhiều hay đúng hơn là cằn nhằn nhiều. Nói mãi vừa nhàm, vừa thể hiện mình bất lực. Tạo hóa ban cho đàn bà giọng điệu ngọt ngào, sự nữ tính để tận dụng chứ có phải để làm cảnh đâu, sao mà không dùng?
Chồng hút thuốc, chồng ham nhậu, vợ cứ ra rả bắt bỏ bắt cai, có khi chỉ nhận về chống đối nhưng mưa dầm thấm lâu, dùng sự dịu dàng của mình mà uốn nắn, có khi lại thành. Như cách mà vợ Nam - một ông bố hai con đã cai được bia rượu hơn một năm nay - áp dụng chẳng hạn. Nam làm kinh doanh, nhậu nhẹt đối tác tối ngày. Liên chưa bao giờ phá cuộc nhậu của anh, không đòi đi theo cũng không cằn nhằn khi anh về. Cô luôn thức để đợi cửa, mâm cơm vẫn để phần anh gọn ghẽ, luôn đón Nam bằng khăn mặt ấm, nước giải rượu, dịu dàng hỏi thăm một ngày của anh, giục anh ăn thêm chút cơm, bát mì nóng hổi cho đỡ hại sức khỏe.
Lo cho anh xong xuôi, cô mới đi ngủ, nhưng dọn cho chồng chăn gối ở phòng khách để ngủ riêng. Sau khi sinh con, Liên vẫn giữ nguyên tắc đó, chăm lo sức khỏe của chồng, nhưng không cho anh ôm hôn mình và con, không được ngủ chung giường khi anh đã nhậu. Được một thời gian, Nam tự thấy ngại khi đi nhậu về khuya, khi vợ vẫn phải đợi cửa, dọn cơm, giải rượu cho mình, và thèm hơi vợ con những ngày bị "cách ly". Anh tự nguyện bỏ nhậu, đẩy sớm giờ họp với đối tác, chốt hợp đồng ở quán cafe thay vì quán nhậu, karaoke.
Say chỉ là một trong những trạng thái "hoạn nạn" của cuộc đời người đàn ông. Họ có thể sa sút sức khỏe, có thể thất nghiệp hoặc gặp những kiếp nạn khác trong cuộc đời. Khi đàn ông vui, họ có nhiều phụ nữ vây quanh, nhưng khi khó khăn, chỉ cần vợ ở lại san sẻ nỗi niềm bằng tình yêu thương, chứ không phải đay nghiến hay bỏ đi, thế là đủ. Phụ nữ biết vun vén, biết lạt mềm buộc chặt, mềm nắn rắn buông, uyển chuyển xử trí những vấn đề trong quan hệ vợ chồng thì tình cảm luôn thuận hòa, gia đình yên ấm. Đó là khi đàn ông thấy mình được "sang".
Theo Helino
Xuất hiện bộ bao lì xì giáo trình các môn học khiến dân mạng khóc thét vì đáng sợ quá Ngày nay, những phong bao lì xì truyền thống mà người ta vẫn dành tặng nhau nhân dịp đầu năm mới đã được giới học sinh, sinh viên biến hoá khôn lường, sáng tạo đỉnh cao như thế này đây! Vậy là chỉ còn 1 ngày nữa là năm 2019 sẽ chính thức khép lại, không khí từ phố phường, quán xá đến...