Khách hàng không vay tiền nhưng vẫn liên tục bị “đòi nợ nhầm”
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2018, Cục đã tiếp nhận một số lượng lớn đơn khiếu nại liên quan đến việc bị “đòi nợ nhầm” từ các công ty cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng.
Ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đang bị khiếu nại nhiều nhất
Thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công Thương cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2018, Tổng đài đài tư vấn hỗ trợ người tiêu dùng thuộc Cục đã ghi nhận 3.953 cuộc gọi đến, trong đó các tổng đài viên của Cục đã tiếp nhận và trả lời 2.240 cuộc gọi, chiếm 56,67%.
Cũng theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trong 6 tháng đầu năm 2018, xét theo ngành hàng và lĩnh vực, ngành hàng được yêu cầu tư vấn giải quyết khiếu nại và được phản ánh tới Cục nhiều nhất là Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (372 trường hợp, chiếm khoảng 37.68%). Sau đó là nhóm điện thoại, viễn thông (108 trường hợp, chiếm 10.94%) và nhóm đồ điện tử gia dụng (100 trường hợp, chiếm 10.13%) . Đây là điểm khác biệt so với những năm trước.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, trong các năm gần đây, nhóm ngành hàng thường xuyên nằm trong nhóm bị khiếu nại, phản ánh nhiều nhất là “Hàng hóa tiêu dùng thường ngày” với sự chênh lệch số lượng so với các nhóm ngành hàng khác là rất lớn. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành hàng “Tài chính, bảo hiểm, ngân hàng” lại là nhóm chiếm số lượng nhiều nhất, gấp 3,4 lần so với nhóm ngành hàng nhiều thứ 2 là “Điện thoại, viễn thông”.
Ở nhóm “Tài chính, bảo hiểm, ngân hàng”, chủ thể bị khiếu nại chủ yếu tập trung vào các công ty tài chính, với nội dung khiếu nại liên quan đến dịch vụ cho vay tiêu dùng với nhiều hành vi có dấu hiệu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng như: cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, gây nhầm lẫn; sử dụng mẫu hợp đồng có cỡ chữ nhỏ, không cung cấp hợp đồng cho khách hàng sau khi ký, thu hồi nợ mang tính chất đe dọa, gây áp lực ảnh hưởng đến uy tín, tâm lý của người tiêu dùng…
Thống kê của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2018, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 thành phố có nhiều phản ánh, khiếu nại nhất về vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (tương ứng 288 và 185 vụ việc chiếm tỷ lệ lần lượt là 29,17% và 18,74% tổng số khiếu nại). Hai thành phố này chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với các tỉnh, thành xếp sau đó như Đồng Nai, Bình Dương, Cà Mau, Long An, Cần Thơ với tỷ lệ khoảng 1 – 4 %.
Video đang HOT
Không sử dụng dịch vụ tài chính nhưng liên tục bị “đòi nợ nhầm”
Cũng liên quan đến những khiến nại của các khách hàng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2018, Cục đã tiếp nhận một số lượng lớn đơn khiếu nại liên quan đến việc bị “đòi nợ nhầm” từ các công ty cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng.
Theo đó, một số khách hàng không sử dụng dịch vụ từ các công ty nhưng liên tục bị gọi điện, nhắn tin đòi nợ hoặc giục trả nợ cho người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã vay tiêu dùng từ các công ty này. Một số cá nhân đã gọi điện, nhắn tin với lời lẽ xúc phạm người tiêu dùng, thậm chí cử người đến tận nhà đe dọa, gây áp lực.
Thực hiện yêu cầu từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị liên quan đã tiến hành phối hợp với người tiêu dùng để giải quyết từng vụ việc cụ thể.
Kết quả cho thấy, hầu hết các vụ việc phát sinh là do nguyên nhân các Công ty này không thực hiện xác minh lại thông tin chủ thuê bao điện thoại, ngay cả khi người tiêu dùng đã đề nghị Công ty kiểm tra và tiến hành điều chỉnh lại thông tin chủ thuê bao (người tiêu dùng mua lại sim số điện thoại, sim này thuộc về khách hàng vốn có khoản vay tại công ty tài chính nhưng do không có khả năng thanh toán nên đã vứt bỏ số sim, không thông báo tới công ty tài chính).
Cùng với đó, các Công ty này không thực hiện liên hệ số điện thoại do người vay cung cấp khi làm hồ sơ vay để xác nhận trước khi phê duyệt khoản vay. Nhân viên của Công ty áp dụng các biện pháp thu hồi nợ không đúng quy trình (dọa nạt, đe dọa người tiêu dùng)…
Trước tình trạng trên, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo các khách hàng, trước khi thực hiện các giao dịch vay tín dụng tiêu dùng, cần tìm hiểu kỹ về đơn vị cung cấp dịch vụ, loại dịch vụ, hợp đồng tín dụng. Lưu ý các thông tin mức lãi suất hàng tháng, tổng số tiền phải thanh toán và quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan…
Đặc biệt, khi bị “đòi nợ nhầm” cần ngay lập tức phản hồi cho đơn vị cung cấp dịch vụ tín dụng tiêu dùng kèm theo các tài liệu chứng minh (nếu có).
Liên hệ với cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan thanh tra ngân hàng hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông để được hỗ trợ.
Yến Nhi
Theo vnmedia
Mang sơn gây áp lực đòi nợ khách, nhân viên ngân hàng bị đình chỉ công tác
Giữa đêm về sáng, một nhân viên công ty tài chính thuộc Ngân hàng V. đem sơn đỏ, tờ rơi... với ý định gây áp lực để đòi nợ khách hàng "cù nhây". Vụ việc đã được lực lượng CSHS ngăn chặn kịp thời.
Ngày 30/7, thông tin đến PV Dân trí, Giám đốc khối vận hành của một công ty tài chính (thuộc Ngân hàng V.) xác nhận có xảy ra vụ việc một nhân viên công ty tên N.A.Q. do nôn nóng hoàn thành nhiệm vụ đã có ý định gây áp lực với khách hàng để thu hồi công nợ và bị lực lượng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an quận 9, TPHCM mời về trụ sở để làm việc.
Trước đó rạng sáng ngày 25/7, tổ hình sự đặc nhiệm thuộc Đội CSHS Công an quận 9 tuần tra địa bàn thì phát hiện 4 thanh niên đi trên 2 xe máy, có biểu hiện khả nghi nên tiếp cận kiểm tra hành chính.
Lực lượng Công an phát hiện các đối tượng mang theo một số vật dụng gồm 2 bình sơn màu đỏ và các tờ giấy A4, in dòng chữ "Trần Ngọc M. M. - trả nợ cho bố...". Bước đầu các đối tượng thừa nhận đang trên đường đi đòi nợ bà M. và phải dùng đến "nghiệp vụ" khủng bố mới gây áp lực tinh thần đến...con nợ.
Lực lượng Công an phát hiện các đối tượng mang theo một số vật dụng gồm 2 bình sơn màu đỏ và các tờ giấy A4, in dòng chữ "Trần Ngọc M. M. - trả nợ cho bố...". Bước đầu các đối tượng thừa nhận đang trên đường đi đòi nợ bà M. và phải dùng đến "nghiệp vụ" khủng bố mới gây áp lực tinh thần đến...con nợ.
Tại CQĐT, N.A.Q. (27 tuổi, quê tỉnh Bình Phước) khai nhận là nhân viên thu hồi nợ tại nhà của công ty tài chính nói trên. Do nhiều năm qua, bà M. (ngụ quận 9) có vay của công ty 42 triệu đồng nhưng không thanh toán khoản vay theo thỏa thuận dù công ty nhiều lần yêu cầu trả nợ.
Tối 24/7, Q. chuẩn bị 2 hũ sơn màu đỏ và 15 tờ rơi có nội dung như trên, sau đó Q. rủ thêm 3 người bạn tham gia. Mục đích của Q. là khi đến nhà bà M. sẽ dùng sơn đỏ giả máu tạt vào cửa, ném các tờ rơi để khủng bố tinh thần con nợ và người thân. Tuy nhiên vụ việc đã được CSHS phát hiện, ngăn chặn.
Ban giám đốc Công ty tài chính thuộc Ngân hàng V. cho biết, hiện vụ việc vẫn chưa có kết luận chính thức từ CQĐT. Tuy nhiên, nhận thấy hành vi của nhân viên Q. có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định công ty, có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến uy tín, thương hiệu nên công ty đã tạm đình chỉ công tác cá nhân này và cả cấp trên trực tiếp quản lý nhân sự Q. để chờ kết luận chính thức từ CQĐT.
"Trong quá trình thực hiện công tác thu hồi nợ, công ty luôn đề cao việc tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như quy định nội bộ có liên quan. Công ty chịu sự kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện các quyền và nghĩa vụ trên cơ sở hợp đồng tín dụng ký kết với khách hàng. Công ty khẳng định, hành vi gây áp lực với khách hàng để thu hồi nợ không phải là biện pháp thu hồi nợ của công ty. Tất cả các hành vi vi phạm quy tắc và quy định ứng xử với khách hàng đều bị công ty xử lý kỷ luật nghiêm khắc", giám đốc khối vận hành công ty tài chính nói trên khẳng định.
Đăng Lê
Theo Dantri
Tấn công, trấn áp tội phạm "tín đụng đen" Trước tình hình tội phạm liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" núp bóng doanh nghiệp mở hiệu cầm đồ, công ty tài chính, đáo nợ ngân hàng... diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tập trung tấn công trấn áp loại tội phạm này. Băng nhóm do nữ quái cầm...