Khách hàng dần quay lưng với các hình thức quảng cáo BĐS gây “phiền toái”
Trong bối cảnh người mua ngày càng kỹ càng, cẩn trọng thông tin mua bán BĐS thì những hình thức quảng bá theo kiểu “làm phiền” sẽ khiến người mua dần mất lòng tin.
Tất cả các hình thức quảng cáo, tiếp cận khách hàng của môi giới BĐS là việc làm rất tốt. Tuy nhiên, thị trường trước đến nay cũng xuất hiện một số kênh quảng cáo làm vừa ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, vừa gây nên “phiền toái” không đáng có cho người tiêu dùng.
Tờ rơi, tờ gấp
Có lẽ không khó bắt gặp hình thức quảng bá dự án kiểu này của các công ty bán đất nền vùng ven. Sát ngày mở bán là đội nhân viên phát tờ rơi hoạt động liên tục ở các ngã ba, ngã tư đường. Hiện hình thức này tuy có giảm nhưng vẫn còn diễn ra ở các khu vực như Q.9, Q.2, các huyện vùng ven của Tp.HCM.
Mục đích của việc quảng bá bằng tờ rơi là tiếp cận khách hàng nhanh chóng, trong một phạm vi nhất định. Thông thường môi giới sẽ lên kế hoạch tìm khách hàng và khoanh vùng khách ở một khu vực nào đó. Sau đó triển khai hình thức phát tờ rơi quảng cáo tại địa điểm đã lên kế hoạch. Điểm chung của các khu vực mà môi giới nhắm đến là có cư dân đông đúc, các ngã ba, ngã tư nhiều người qua lại để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Để tạo sự thu hút nhanh, các môi giới luôn để giá bán dự án thấp nhất trên tờ rơi, chỉ bằng 1/2, 1/3 so với giá thực tế nhằm lôi kéo khách đi xem dự án. Bằng các chiêu về độ hấp dẫn của giá, chỉ cần khách hàng chịu đi xem dự án được xem là cơ hội để môi giới có thể tư vấn, tiếp cận khách hàng, thêm cơ hội để chốt.
Video đang HOT
Mục đích quảng bá BĐS bằng tờ rơi là tốt nhưng nhiều công ty, môi giới lợi dụng kênh này quá mức khiến người mua không mấy thiện cảm với cách làm này, và cảm thấy bị “làm phiền”. Do đó, hiện khách mua bắt đầu quay lưng lại bằng cách ném các tờ rơi ngay khi mới nhận được. Và vô hình chung tại các ngã ba, ngã tư đường trở thành nơi vương vãi tờ rơi, mất mỹ quan đô thị. Trong năm nay, Tp.HCM đã có chỉ đạo các xã, phường tăng cường kiểm tra trả lại cảnh quan sạch đẹp cho TP thì hành vi phát tơ rơi cũng bị xử phạt hành chính vì gây mất mỹ quan đô thị. Theo đó, hình thức này có phần giảm hẳn nhưng chưa triệt để.
Ghi nhận cho thấy, thay vì phát ở các ngả đường, hình thức này chuyển sang phát tận nhà. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dài bị lôi kéo, người dân không còn hứng thú với cách tiếp cận này. Cùng với đó, công nghệ thông tin lên ngôi, theo các môi giới BĐS kênh khai thác này không còn hiệu quả, hiện còn khá ít sale sử dụng.
Tờ treo, bắn plastic và tờ dán cột điện
Đây là kênh quảng bá BĐS từng một thời “làm mưa làm gió” tại các tuyến đường Sài Gòn và các tỉnh lân cận.
Từ các cây cột điện, các bức tường trên đường phố, các hàng cây xanh, các dãy cột đèn đều được tận dụng “triệt để”, tùy vào điều kiện thời tiết và kinh phí thực hiện.
Nhờ giá thành rẻ và dễ thực hiện nên các tờ dán được môi giới BĐS lựa chọn nhiều nhất.
Một môi giới BĐS từng cho biết, việc này thường phải làm vào buổi tối lúc vắng người qua lại. Dẫu biết nguy hiểm nhưng thời điểm đó tránh được việc bị kiểm tra, nếu bắt được, ngoài xử phạt hành chính còn bị bắt khắc phục hậu quả thì rất vất vả.
Theo những người trong cuộc, hình thức tiếp thị này cũng đang bị người dân quay lưng. Nhiều người mặc định tờ rơi bán BĐS dán cột điện là lừa đảo. Theo đó, đa số họ không quan tâm, để ý. Tuy vậy, tìm hiểu được biết vẫn có những khách hàng thiếu kinh nghiệm bị “dụ” và bị môi giới dẫn đến những khu đất không đúng với thông tin rao bán trên tờ rơi.
Kênh spam SMS và sale Phone
Có lẽ đây là 2 kênh còn tồn tại lâu nhất và cũng là kênh có hiệu quả hơn 2 kênh trên mặc dù phiền toái nó đem lại cho khách hàng là không ít.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều sale không tế nhị khi gọi cả ngày và đêm, không lựa chọn giờ giấc phù hợp để chào mời khách hàng khiến nhiều khách hàng tỏ ra khó chịu và chặn số.
Đây cũng là 2 kênh bị nhiều khách hàng phản ánh nhất. Từ thời điểm các nhà mạng mạnh tay xử lý sim rác thì kênh spam SMS này mới có dấu hiệu giảm hẳn.
Theo các chuyên gia, hiện nay xã hội phát triển, có nhiều hình thức PR truyền thông đã không còn phù hợp, bị thay thế bởi các kênh hiệu quả hơn. Trong đó đăng tin trên các trang web và các mạng xã hội được giới làm nghề ưa chuộng hơn bởi người mua dễ tiếp cận và so sánh được giá cả.
Đảm bảo trật tự tại Bến tàu du lịch Nha Trang
Bến tàu du lịch Nha Trang đã đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, khu dân cư và các đường giao thông trước khu vực bến tàu vẫn còn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán, gây mất trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.
Theo lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị TP. Nha Trang, qua kiểm tra công tác trật tự ATGT, mỹ quan đô thị trên địa bàn phường Vĩnh Trường, tập trung tại khu vực Bến tàu du lịch Nha Trang, khu vực tái định cư S1, đường Võ Thị Sáu - đường vòng núi Chụt, đơn vị nhận thấy tình trạng người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán còn diễn ra thường xuyên. Nếu tình trạng này kéo dài, khi các hoạt động du lịch ổn định trở lại, lượng xe chở khách du lịch ra, vào bến tàu tăng cao sẽ dễ dẫn đến ách tắc, mất ATGT tại khu vực này.
Cần xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường xung quanh khu vực Bến tàu du lịch Nha Trang.
Ghi nhận của phóng viên, đoạn đường Võ Thị Sáu trước khu vực vào Bến tàu du lịch Nha Trang, nhiều hàng quán của người dân từ lâu nay vẫn sử dụng vỉa hè để buôn bán, xe máy để tràn ra lòng đường. Nhiều đoạn đường được sử dụng làm chỗ đậu, đỗ xe chở hàng thủy, hải sản phục vụ việc mua bán cho chợ dân sinh cạnh bến tàu. Khu vực đối diện cổng vào bến tàu du lịch, một số quầy hàng, ki-ốt cũng dựng lều bạt, lấn chiếm vỉa hè để mua bán.
Ông Ngô Khắc Thinh - Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Nha Trang cho biết, phòng đã tham mưu UBND thành phố ban hành kế hoạch phối hợp kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán, họp chợ gây mất trật tự ATGT, mỹ quan đô thị tại khu vực Bến tàu du lịch Nha Trang, khu tái định cư S1, đường Võ Thị Sáu - đường vòng núi Chụt thuộc địa bàn phường Vĩnh Trường. Theo đó, Phòng Quản lý đô thị chủ trì phối hợp với lực lượng UBND phường Vĩnh Trường, Công an TP. Nha Trang, Ban Quản lý vịnh Nha Trang kiểm tra, xử lý triệt để các trường hợp cố tình vi phạm; thời gian tập trung vào các giờ cao điểm có nhiều xe chở khách du lịch ra vào như: từ 7 đến 11 giờ, 15 đến 19 giờ mỗi ngày. Sau khi kết thúc kế hoạch kiểm tra, Phòng Quản lý đô thị sẽ bàn giao cho UBND phường Vĩnh Trường tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm tránh tình trạng tái diễn; Ban Quản lý vịnh Nha Trang phân công cán bộ phối hợp với UBND phường Vĩnh Trường tăng cường kiểm tra, xử lý.
Đơn vị cũng tham mưu UBND thành phố chỉ đạo Công an TP. Nha Trang cử lực lượng tham gia đầy đủ, chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho các lực lượng tham gia kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự ATGT, mỹ quan đô thị, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp chống người thi hành công vụ. "Trong quá trình kiểm tra, các lực lượng sẽ tiến hành tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT, sử dụng vỉa hè, lòng đường, trật tự ATGT, mỹ quan đô thị để người dân biết và chấp hành", ông Thinh nói.
Người dân TP Biên Hòa khốn khổ vì dự án cải tạo vỉa hè làm với tốc độ "rùa bò" Nhiều người dân ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) băn khoăn không biết bao giờ dự án "Mở rộng vỉa hè đường Võ Thị Sáu" mới hoàn thành để hết cảnh ùn tắc, bụi bặm, chật hẹp trên con đường huyết mạch này. Là một trong những tuyến đường trọng điểm, mật độ giao thông nhộn nhịp, sầm uất của TP Biên Hòa...