Khách hàng bị Sam Media “móc túi” 230 tỉ đồng, nhà mạng có vô can?
Các nhà mạng đã không thừa nhận trách nhiệm liên đới trong việc Công ty Sam Media (trụ sở chính ở Hồng Kông) thu lợi đến hơn 230 tỉ đồng trong vòng ba năm qua từ chính khách hàng của mình, trên hệ thống mạng di động do mình quản lý, kiểm soát toàn bộ dịch vụ… Người tiêu dùng sẽ biết níu áo ai để đòi lại số tiền cước bị Sam Media bỏ túi?
Bỏ túi 230 tỉ đồng quá dễ!
Trong sự kiện Công ty Sam Media ung dung bỏ túi hơn 230 tỉ đồng dường như các nhà mạng như MobiFone, VinaPhone, Viettel, Vietnamobile… đang tìm cách chối bỏ trách nhiệm của mình. Quả bóng trách nhiệm của những đơn vị điều hành hệ thống mạng di động, cung cấp dịch vụ gia tăng đã được các nhà mạng “đá” qua cho các công ty cung cấp dịch vụ đầu số nhắn tin ngắn và Sam Media, kẻ trục lợi.
Cơ bản, người tiêu dùng dễ dàng bị lừa vì họ tin tưởng vào thương hiệu của các nhà mạng VinaPhone, MobiFone, Viettel… Khi nhìn thấy thương hiệu của các nhà mạng xuất hiện trong mẫu quảng cáo trò chơi trúng thưởng của Sam Media, họ cho rằng đây là chương trình hợp tác đã có sự xác nhận của nhà mạng.
Ví dụ, trên website quảng cáo trò chơi trúng thưởng smartphone, máy tính bảng, thẻ cào điện thoại… vn-mozzi.biz/vn (do đối tác của Sam Media quản lý) không hề có tên các công ty cung cấp dịch vụ nhắn tin, chỉ có sự xuất hiện tên tuổi của bốn nhà mạng là VinaPhone, MobiFone, Viettel và Vietnamobile. Vì thế, nếu cần phải khiếu nại “quả lừa” trả tiền cho những mẫu nhắn tin liên tục từ vn-mozzi.biz/vn, các thuê bao di động dường như chỉ biết níu áo các nhà mạng.
Một trò chơi trắc nghiệm chỉ số IQ trên website vn-mozzi.biz/vn đã khiến cho các thuê bao di động bị mất tiền. Ảnh chụp màn hình.
Các nhà mạng cũng cần kiểm soát quy trình đăng ký dịch vụ gia tăng do phía các đối tác cung cấp dịch vụ nội dung (CP, Content Provider hoặc sub-CP) cung cấp vì cách thức đăng ký dịch vụ trên mạng di động hiện nay quá đơn giản. Chỉ cần bấm chuột vào các mẫu quảng cáo (banner hoặc logo chương trình) là coi như mặc nhiên khách hàng đồng ý đăng ký dịch vụ. Trong trường hợp các thuê bao sử dụng dịch vụ của Sam Media thì khách hàng chỉ cần cung cấp số điện thoại di động thì được hiểu là chấp nhận đăng ký dịch vụ trên vn-mozzi.biz/vn.
Theo ông Võ Đỗ Thắng, phụ trách Trung tâm cảnh báo rủi ro và sự cố an ninh mạng Athena, việc đơn giản hóa quy trình đăng ký dịch vụ gia tăng trên mạng di động đã khiến cho nhiều người bị rơi vào tình trạng đăng ký dịch vụ mà không biết. Có nhiều chương trình chơi game trúng thưởng, khuyến mãi đăng tải trên các website, Facebook… đã tận dụng cách thức đăng ký dịch vụ này để “gài” khách hàng tự đăng ký dịch vụ và trả tiền.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực CNTT và bảo mật cũng cho biết theo quy trình của một số nhà mạng trên thế giới thì khách hàng (tức thuê bao di động) phải được hỏi trước khi nhà mạng kích hoạt dịch vụ, không thể tự động đăng ký dịch vụ rồi bắt khách hàng phải trả tiền.
Sam Media đã sử dụng thủ thuật để che giấu thông tin chi tiết về phí dịch vụ, khiến cho người tiêu dùng bị mất tiền mà không hay biết. Họ đã khai thác sự chú ý của người tiêu dùng vào quà tặng mà không chú ý đến việc họ đang âm thầm thu tiền khi người tiêu dùng sa bẫy đăng ký dịch vụ.
Video đang HOT
Nhà mạng có trả lại tiền?
Sam Media tổ chức hoạt động quảng cáo trúng thưởng điện thoại di động, máy tính bảng, thẻ cào điện thoại… theo phương thức quảng cáo sử dụng Landing Page (trang đích). Toàn bộ công đoạn quảng cáo từ khách hàng đến trang đích của Sam Media (vn-mozzi.biz/vn) do đối tác có thương hiệu AVAZU thực hiện. Tại trang web quảng cáo các trò chơi có thưởng, bên dưới trang web mới là nội dung về thể lệ của chương trình trò chơi có thưởng, cách thức hủy dịch vụ, số điện thoại hỗ trợ khách hàng và giá cước của dịch vụ với cỡ chữ nhỏ hơn nhiều so với phần trên (phần quảng cáo về trò chơi có thưởng). Đây chính là cách thức Sam Media dụ khách hàng đăng ký tham gia mà không hay biết mình đang sử dụng dịch vụ mất tiền.
Theo thông tin từ thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Sam Media bị xử phạt tổng cộng 55 triệu đồng cho các vi phạm như “Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng (vn-mozzi.biz/vn) mà không thông báo với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định” và hành vi “Cung cấp thông tin về dịch vụ nội dung qua tin nhắn trên trang vn-mozzi.biz/vn, nhưng thông tin giá, giá cước hiển thị không cùng kiểu mã lệnh và có kích thước nhỏ hơn 2/3 kích thước của mã lệnh”.
Sam Media đã hợp tác với ba công ty tại Việt Nam là Công ty cổ phần Đầu tư ACOM, Công ty cổ phần Truyền thông VMG và Công ty cổ phần Truyền thông Gapit để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động qua các đầu số tin nhắn ngắn. Đây là các đối tác cung cấp dịch vụ nội dung (CP) của các nhà mạng VinaPhone, MobiFone, Viettel và Vietnamobile.
Việc xử phạt Sam Media của cơ quan quản lý Nhà nước không đề cập tới khoản tiền trục lợi từ khai thác dịch vụ nhắn tin, cung cấp nội dung cho gần 100.000 thuê bao di động. Đồng thời, nội dung thông báo xử phạt cũng không đả động tới trách nhiệm liên đới của nhà mạng khi để cho Sam Media cùng với các công ty cung cấp đầu số nhắn tin ngắn (cung cấp dịch vụ nội dung).
Thậm chí, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đã trả lời báo chí rằng nhà mạng không có lỗi trong vụ việc Sam Media thu lợi hàng trăm tỉ đồng từ hàng chục ngàn thuê bao di động.
Như vậy, các nhà mạng sẽ tiếp tục để cho các công ty cung cấp dịch vụ nội dung “xẻ thịt” người tiêu dùng vì họ đã né tránh được trách nhiệm liên đới và không hề bị xử phạt.
Số tiền 230 tỉ đồng nếu tính theo cách “chia chác” thông thường thì nhà mạng sẽ được hưởng 60-70% (các CP cùng sub-CP nhận được 40-30%), tức khoảng 138-161 tỉ đồng. Hoặc cụ thể hơn, theo trả lời của một nhà mạng thì khi Sam Media thu được 20 tỉ đồng thì họ nhận được 11 tỉ đồng.
Vậy, số tiền đã thu được theo một cách không tử tế thông qua Sam Media và các công ty cung cấp đầu số nhắn tin ngắn có thể được trả lại cho khách hàng, những người bị mắc lừa hay không?
Xử lý các CP và sub-CP ra sao?
Hiện tại, mới chỉ có Công ty cổ phần Đầu tư ACOM đã bị Viettel ngừng hợp tác, cung cấp dịch vụ; còn các nhà mạng khác vẫn chưa đưa ra quyết định cụ thể. Khi trả lời báo chí, các nhà mạng cho biết do chưa điều tra, phát hiện các vi phạm nên chưa thể đưa ra quyết định đối với các công ty này.
Còn MobiFone thì cho biết đã kiểm tra và khẳng định không có hợp đồng hợp tác trực tiếp với Công ty Sam Media trong việc cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng MobiFone cho khách hàng. Đối với các đối tác của MobiFone có hợp tác kinh doanh với Sam Media, MobiFone đang tiến hành rà soát, nếu phát hiện sai phạm trong quá trình cung cấp dịch vụ, MobiFone sẽ xử lý theo đúng các quy định trong hợp đồng hợp tác, các văn bản điều hành xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước, và các quy định của pháp luật.
Đồng thời, khách hàng có thể trực tiếp phản ánh những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng các dịch vụ thông qua đường dây nóng 18001090. MobiFone luôn sẵn sàng tiếp nhận và xử lý kịp thời mọi khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Các nhà mạng vẫn khăng khăng rằng họ không hề có sự hợp tác nào với Sam Media.
Đây là điều không cần nói thì ai cũng biết vì Sam Media hợp tác với các công ty cung cấp đầu số nhắn tin ngắn, cũng là các đối tác cung cấp dịch vụ nội dung của bốn nhà mạng hiện nay. Vì thế, dù không ký hợp đồng trực tiếp với Sam Media nhưng các nhà mạng phải có trách nhiệm liên đới.
Theo nhận định của một số luật sư thì chính nhà mạng phải là đơn vị chịu trách nhiệm trước hết về việc khách hàng của mình bị Sam Media “móc túi” 230 tỉ đồng. Họ không thể nói rằng “mình không hề hay biết” bởi vì tin nhắn gửi tới khách hàng đều do nhà mạng kiểm soát, việc các đối tác áp dụng hình thức tự động đăng ký gói dịch vụ cung cấp nội dung (qua website vn-mozzi.biz/vn) trên mạng di động và thu tiền phải thông qua sự kiểm soát của các nhà mạng. Nếu không có được sự đồng ý của nhà mạng, các dịch vụ gia tăng này không thể vận hành trên mạng di động.
Cho đến giờ, các nhà mạng vẫn chưa lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng về việc đã “lỏng tay” để khách hàng bị Sam Media cùng các công ty cung cấp đầu số nhắn tin ngắn trục lợi. Và, người tiêu dùng vẫn luôn là những chú “bò sữa” nhẹ dạ, để các nhà mạng cùng các đối tác trục lợi mỗi ngày.
Thu phí dịch vụ 3.000-5.000 đồng/ngày Theo tìm hiểu của TBKTSG Online, mức phí dịch vụ cung cấp thông tin xuất phát từ trang web vn-mozzi.biz/vn có các mức phí 3.000-5.000 đồng/ngày. Trên trang web này cũng ghi rõ ở phía dưới: Đây là gói thuê bao theo ngày, mức phí 5.000 VNĐ/ngày đối với thuê bao mạng MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile; đối với mạng Viettel, mức phí 3000 VNĐ/ngày, dịch vụ tự động gia hạn. Do là gói thuê bao theo ngày nên hệ thống trò chơi của vn-mozzi.biz/vn sẽ tuần tự gửi thông tin qua tin nhắn SMS tới thuê bao di động hàng ngày và khách hàng sẽ bị mất tiền (trả phí dịch vụ). Đây cũng là dịch vụ tự động gia hạn nên các thuê bao sẽ liên tục mất tiền do hệ thống của các nhà mạng di động sẽ tự động gia hạn. Công ty Sam Media, tên nước ngoài là Sam Media Limited có trụ sở chính tại Hong Kong. Từ tháng 1-2013 đến tháng 3-2016 khách hàng của bốn nhà mạng viễn thông là Viettel, MobiFone, VinaPhone và Vietnamobile đã phải chi trả tổng số tiền hơn 230 tỉ đồng, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tính đến ngày 19-7-2016 lên tới 93.735 khách hàng.
Chí Thịnh
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hà Nội: Cấm độc quyền mạng Internet tại chung cư
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cần phải có đủ dung lượng để ít nhất hai doanh nghiệp viễn thông có thể tham gia cung cấp dịch vụ.
Theo đó, ngày 27/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định quy định về việc lắp đặt, quản lý, sử dụng hộp hệ thống cáp viễn thông, hệ thống phủ sóng trong các tòa nhà có nhiều chủ sử dụng trên địa bàn TP. Trong đó nói cụ thể đến việc người dùng có quyền tự do lựa chọn nhà mạng, đảm bảo tính cạnh tranh.
Quy định về thiết kế, lắp đặt hệ thống cáp viễn thông trong tòa nhà được đề cập cụ thể trong quyết định như: Có đủ dung lượng để ít nhất hai doanh nghiệp viễn thông có thể tham gia cung cấp dịch vụ, hoặc cung cấp thêm dịch vụ theo nhu cầu của người sử dụng. Đảm bảo dễ tiếp cận, thuận tiện cho việc lắp đặt, đấu nối, bảo trì, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định, di động, internet, truyền hình cáp và các dịch vụ khác cho người sử dụng trong tòa nhà.
Đối với việc thiết kế, lắp đặt hệ thống phủ sóng trong tòa nhà, hệ thống phủ sóng phải được thiết kế, lắp đặt để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động có thể sử dụng chung cơ sở hạ tầng sẵn có.
Hệ thống cáp viễn thông trong tòa nhà phải có đủ dung lượng để ít nhất hai doanh nghiệp có thể tham gia cung cấp dịch vụ.
Về việc lắp đặt hộp thư tập trung, vị trí đặt tại tầng 1 của tòa nhà, đảm bảo yêu cầu dễ nhìn, dễ tiếp cận, thuận tiện cho việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ và được thi công lắp đặt đồng thời với hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung của tòa nhà.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đầu tư xây dựng tòa nhà, lắp đặt, quản lý, sử dụng hộp thư tập trung, hệ thống cáp viễn thông, hệ thống phủ sóng trong các tòa nhà nhiều tầng có nhiều chủ sử dụng trên địa bàn thành phố.
TP chỉ đạo Sở Xây dựng có trách nhiệm đôn đốc chủ đầu tư khi lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tòa nhà bắt buộc phải đưa nội dung hộp thư tập trung, hệ thống cáp viễn thông, hệ thống phủ sóng trong các tòa nhà vào thiết kế cơ sở của dự án; Phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông, CATP, đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vướng mắc liên quan đến việc lắp đặt các hệ thống nói trên.
Sau khi đã đầu tư lắp đặt các hệ thống nói trên, chủ đầu tư phải có trách nhiệm bàn giao cho đơn vị quản lý tòa nhà.
Khánh An
Theo_VnMedia
TPP: Ngân hàng ngoại khó 'thò tay' vào thị trường thẻ Việt Nam mở cửa thị trường thẻ có mã quốc tế nhưng không mở cửa thị trường thẻ nội địa. Ngoài ra, Việt Nam cũng bảo lưu được quyền yêu cầu chuyển mạch qua một cổng thống nhất tại đơn vị chuyển mạch thẻ quốc gia. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được ký kết, tuy nhiên, lĩnh vực...