Khách hàng bất đắc dĩ của tiệm cầm đồ mùa World Cup
World Cup 2014 càng tới giai đoạn cuối, nhiều tiệm cầm đồ ở Hà Nội càng nhộn nhịp với mặt hàng phổ biến là xe máy.
Tại trận chung kết Champions League giữa Real Madrid – Atletico Madrid, anh Hoàng Thanh Dũng trót cầm đồ chiếc xe máy để cá cược tỷ lệ bàn thắng “tài 2 đứt” (trận đấu có từ 3 bàn trở lên trong 90 phút thì thắng cược, dưới 3 bàn thì thua cược). Nhưng số phận đã không mỉm cười với anh vì hai đội hòa 1-1 sau 90 phút. Mùa World Cup năm nay, anh Dũng cũng là một trong số 6 người trong nhóm đã chuẩn bị tiền từ vài tháng trước, với hy vọng “kiếm thêm ít tiền mua sắm đồ dùng, sách vở cho các con”.
“Để có số tiền cá cược lượt trận vòng bảng, tôi đã phải gồng mình làm thêm giờ ở công ty từ ba tháng nay, nhưng cũng chỉ kiếm thêm được tổng 45 triệu. Số tiền này tôi giấu không cho bà xã biết. Vậy mà 2/3 số tiền đã không cánh mà bay trong vụ cá cược với bạn bè ở trận Hà Lan – Tây Ban Nha. Số còn lại cũng đã đi tong trong trận chủ nhà Brazil với Mexico”, anh Dũng tiết lộ. Trong cả hai trận này anh đều bắt “cửa trên” thắng, trong khi Tây Ban Nha thua ngược 1-5, còn Brazil bị Mexico cầm hòa 0-0.
Càng thua càng ham, không chịu được nên ông Trung thua nốt số tiền 3 triệu gói sẵn vào giấy để gửi về cho vợ con ở quê, cùng chiếc xe máy gán cho hiệu cầm đồ với giá 5 triệu. Theo Hoàng Anh, chủ quán cà phê bóng đá trên đường Lê Quang Đạo, mỗi trận bóng đều có một nhóm người khoảng 6 đến 8 người vào uống cà phê rồi cá cược bóng đá ngầm. Kết thúc trận, có người cười, còn người khác khuôn mặt hằm hằm phóng xe đi luôn, anh Hoàng Anh tiết lộ. Vào dịp này, các tiệm cầm đồ ở Hà Nội cũng được dịp hốt bạc. Anh Kim, chủ một quán cầm đồ tại quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, mùa EURO năm ngoái, trung bình anh nhận khoảng trên 100 chiếc xe máy, chưa tính laptop, điện thoại hay đồ lặt vặt do khách cầm cố. Để giữ số xe này, anh Kim phải thuê thêm địa điểm. Anh cho biết, cứ 10 người đến cầm đồ xe máy thì 3 người có vợ đến đưa tiền chuộc, 5 người xin gia hạn thêm thời gian vì chưa có tiền.
Theo Zing News
Vừa sinh con, người vợ trẻ mong hiến thận để cứu tính mạng chồng
Vừa sinh con, chị Trình đã phải đối mặt với nỗi lo khi chồng bị chứng suy thận độ 5. Căn bệnh đã bước vào giai đoạn cuối, để cứu tính mạng của chồng, chị sẵn sàng hiến thận nhưng không lo đâu được kinh phí lên đến hàng trăm triệu đồng.
Video đang HOT
Bước vào căn buồng chật hẹp rộng khoảng chừng 6 mét vuông, dưới ánh đèn mờ mờ và tiếng quạt phe phẩy khe khẽ, người mẹ trẻ một tay bế đứa con chưa tròn 3 tháng tuổi, một tay dỗ dành đứa con lớn năm nay mới lên 3 đang khóc bắt đền đòi bố. Tiếng thằng bé Hùng cứ liên tục "đi bố cơ, đi bố cơ" rồi nó khóc nức nở khiến cổ họng chị như nghẹn lại. Chị mếu máo: "Anh đi viện gần một tháng rồi em ạ, ngày nào thằng bé cũng khóc đòi bố như thế này. Nhiều đêm đang ngủ, giật mình nó dậy hỏi bố đi đâu sao mãi không về, chị phải bảo bố đi làm lấy tiền mua sữa và quần áo đẹp cho con thì thằng bé mới chịu ngủ yên".
Một mình vừa chăm bé Lâm (3 tháng tuổi), chị Trình phải dỗ dành bé Hùng (3 tuổi) vì con khóc đòi bố.
Sinh con được 3 tháng, chồng phát hiện bệnh nên chị Trình mong muốn được hiến thận cứu chồng.
Gương mặt ngây thơ, Hùng đang loay hoay vơ chiếc gối, kê chiếc chăn như mẹ hướng dẫn để chuẩn bị bế em. Đôi bàn tay lóng ngóng của em muốn giữ cho chặt cậu bé Lâm nhưng không được nên làm thằng bé khóc thét. Xót con nhưng chị Trình phải vội vã lao ngay ra ngoài bởi có người mách chỗ vay tiền để gửi lên cho chồng. Nhìn dáng người phụ nữ khổ sở vừa tất tả chạy vừa ngoái lại nhìn con khóc, bác Nguyễn Đình Hòa (hàng xóm nhà chị Trình) ái ngại cho biết: "Chú Tuyển phát hiện ra bệnh trước ngày vợ đi đẻ chưa đầy một tuần nhưng vì nhà nghèo không có tiền, chú ấy sợ ảnh hưởng đến vợ con nên cứ lùi gắng mãi không đi viện. Thời gian vừa rồi bệnh nặng quá, chú ấy phải đến viện trong tình trạng cấp cứu khẩn cấp khiến dân làng ai cũng thương xót".
Phát hiện bị suy thận độ 5, tính mạng anh Tuyển đang bị đe dọa từng ngày.
Nhập viện trong tình trạng thiếu máu nặng và cơ thể suy kiệt, anh Tuyển được các bác sĩ khoa Thận tiết niệu của bệnh viện Bạch Mai cho biết căn bệnh đã bước vào giai đoạn suy thận độ 5 (giai đoạn cuối và ở mức độ nguy hiểm nhất) nên phải nhanh chóng mổ cầu tay và tiến hành lọc máu. Không có tiền, lại thương vợ vừa sinh con đã phải ngược xuôi lo chạy vạy từng đồng nên anh có ý định xin về nhà. Gương mặt buồn thiu, mệt rệu rã anh tâm sự: "Bác sĩ nói bệnh của anh đã nặng lắm rồi, trước mắt phải lọc máu để giữ được mạng sống còn biện pháp lâu dài hơn là ghép thận. Bản thân anh cũng muốn được sống để về đi làm còn nuôi vợ, nuôi con nhưng khó khăn lắm em ạ. Số tiền quá nhiều nên anh không dám mơ đâu nhưng thật lòng mà nói anh không cam lòng. Hai đứa con của anh còn nhỏ quá, nhất là thằng bé Lâm, gần như anh còn chưa được bế ẵm nó mà giờ đã mang bệnh tật thế này rồi".
Nói đoạn, anh bật khóc, sự bất lực hiện rõ trên gương mặt người đàn ông đáng lẽ ra là trụ cột trong gia đình giờ lại trở thành gánh nặng. Vướng con nhỏ nên không thể trực tiếp lên bệnh viện chăm chồng được nhưng qua điện thoại anh Tuyển cho biết vợ nhất định đòi hiến một quả thận để anh có cơ hội được sống nhưng không thể lo đâu được kinh phí. Về phương pháp này anh cũng đã được các bác sĩ đề cập đến nhưng số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng là một điều không tưởng với gia đình nghèo của anh.
Mẹ phải lo đi vay tiền để gửi lên bệnh viện cho bố nên cậu bé Hùng thường xuyên ở nhà trông em.
Không có tiền gửi lên cho chồng chữa bệnh, hôm nay may mắn chị vay thêm được gần 1 triệu của người hàng xóm vừa bán đàn lợn nên cũng có phần hồ hởi lắm. Chị bảo anh đang bệnh phải chữa trị ở viện tốn kém đủ các thứ tiền, ngày thường ở nhà nấu nồi cơm lên không có gì ăn thì hái mớ rau, mớ cỏ trồng được và luộc quả trứng gà nhà đẻ là xong bữa. Nhưng ở viện dù có tằng tiện hết mức mỗi suất cơm cũng phải từ 10 đến 15 nghìn đồng nên gần 1 triệu này chị phải gửi lên luôn để anh còn có tiền ăn uống.
Thương vợ, thương con và không muốn làm gánh nặng nên anh Tuyển muốn xin bệnh viện về nhà.
Bản thân chị Trình vừa sinh con, nhưng bữa cơm đạm bạc của chị và bé Hùng chỉ vỏn vẹn đĩa rau luộc và mấy con cá lẹp vì trứng gà chị còn phải góp lại để mang bán lấy tiền gửi cho anh. Nghe mẹ nói chuyện sẽ gửi trứng cho bố, bé Hùng dù thèm lắm cũng không dám đòi ăn, em còn ngô nghê cho biết: "Mẹ gửi trứng cho bố ăn xong rồi bố lại gửi sữa cho Hùng". Nghe con nói chị Trình cố gượng cười nhưng ngay lập tức bặm chặt môi quay mặt đi để không bật khóc trước mặt con. Sự sợ hãi một mai chồng không còn nữa khiến chị hốt hoảng gấp gáp hỏi tôi : "Em ơi, chị cho anh thận rồi nhưng làm thế nào để có tiền chi phí bây giờ? Anh ấy bệnh nặng lắm rồi mà mẹ con chị chỉ biết ngồi đây khóc, không làm được gì cả...".
Nỗi sợ hãi một mai chồng không còn nữa khiến chị bần thần không suy nghĩ được gì nữa.
Ngày nào đi học về cậu bé Hùng cũng đứng ở ngõ chờ bố về.
Câu hỏi của chị khiến cổ họng tôi nghẹn đắng không biết trả lời sao nữa. Quay sang nhìn Hùng, cậu bé hồn nhiên vẫn đang ăn dở bát cơm cho dù chỉ với mấy cọng rau nát. Còn với Lâm, em còn bé bỏng quá để biết được bố đang đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết mong manh trong sự bất lực của mẹ vì gia cảnh quá nghèo.
Theo DT
"Trở về từ cõi chết" nhờ ghép tạng Ghép tạng là lựa chọn cuối cùng đối với những bệnh nhân bị suy gan, tim, thận giai đoạn cuối. Có những người tưởng chừng cận kề cái chết nhưng nhờ ghép tạng nên được "hồi sinh", trở về với cuộc sống bình thường. Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, TS giới thiệu cùng bạn đọc một số thành tựu kỹ thuật...