Khách hàng Amazon hủy dịch vụ Prime sau khi được Jeff Bezos “cảm ơn” vì đã trả tiền cho chuyến bay lên rìa vũ trụ
Đối với một số khách hàng, lời cảm ơn này chính là động lực để họ hủy Amazon Prime.
Vào ngày 20 tháng 7, tỷ phú Jeff Bezos, nhà đồng sáng lập Amazon, đã lên rìa vũ trụ bằng tàu New Shepard từ công ty Blue Origin của ông.
Khi trở về, cựu CEO Amazon cảm ơn các khách hàng và nhân viên của Amazon vì đã giúp chuyến đi trở nên khả thi: “Tôi muốn cảm ơn mọi nhân viên Amazon và mọi khách hàng của Amazon vì các bạn đã trả tiền cho tất cả những điều này “, Bezos nói trong một cuộc họp báo sau chuyến bay. ” Nghiêm túc mà nói, đối với mọi khách hàng Amazon và mọi nhân viên của Amazon, xin cảm ơn từ tận đáy lòng.”
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số khách hàng mà ông cảm ơn đã coi niềm vui đến không gian của Bezos là một dấu hiệu để ngừng dịch vụ Prime cực kỳ phổ biến của Amazon, có giá 120 USD mỗi năm.
“Này các bạn, tôi vừa hủy đăng ký Amazon Prime và cảm thấy TUYỆT VỜI về điều đó”, một khách hàng như vậy nói trong bài đăng trên nhóm Facebook riêng. “Tôi đang trả quá nhiều tiền để mua sắm trên một trang web và / hoặc cho một chuyến đi tên lửa của một kẻ siêu giàu.”
Nhiều người khác cũng cho biết họ đã hủy đăng ký Prime trong những ngày sau chuyến du hành vũ trụ của Bezos, với lý do liên quan đến chuyến đi này.
Một số người xem chuyến đi của Bezos là “giọt nước tràn ly”, họ đã tính hủy Prime từ lâu vì nghe những tin tức không tốt về Amazon, như việc đối xử không tốt với nhân viên ở nhà kho, ô nhiễm môi trường,… Khi Bezos thực hiện chuyến bay và “cảm ơn” khách hàng đã trả tiền cho ông, điều này khiến nhiều khách hàng cảm thấy phẫn nộ.
Jeff Bezos muốn chuyển 'những thứ gây ô nhiễm' vào không gian
Tỷ phú Mỹ Jeff Bezos cho rằng nên chuyển "các ngành công nghiệp gây ô nhiễm" vào không gian để bảo tồn Trái đất.
"Chúng ta cần đưa các ngành công nghiệp nặng, các ngành gây ô nhiễm vào không gian", người sáng lập Amazon cho biết sau khi thực hiện chuyến bay đến rìa Trái đất. "Chúng ta sẽ phải mất nhiều thập kỷ để đạt được, nhưng cần phải bắt đầu từ bây giờ. Những công việc lớn bắt đầu bằng những bước nhỏ".
Jeff Bezos (thứ hai từ trái sang) cùng phi hành đoàn bay vào rìa vũ trụ hôm 20/7.
Jeff Bezos cho biết ý định đưa các ngành công nghiệp gây ô nhiễm ra ngoài Trái đất của ông đã có từ lâu và việc bay vào không gian đã củng cố mong muốn này.
"Chúng ta đang sống trên một hành tinh xinh đẹp. Nhưng bạn sẽ không thể tưởng tượng được bầu khí quyển mỏng thế nào khi nhìn thấy nó từ không gian", Jeff Bezos chia sẻ. "Bạn có thể tưởng tượng bầu khí quyển rất lớn nhưng thực tế không phải vậy. Nó rất nhỏ bé, mong manh và chúng ta đang đối xử tệ với nó".
Cũng theo Bezos, hành động bay vào vũ trụ của ông "củng cố cam kết đối với biến đổi khí hậu, đối với môi trường". Ông cũng khẳng định sẽ dành nhiều thời gian hơn cho Bezos Earth Fund, một tổ chức hướng tới sự bền vững và hạn chế biến đổi khí hậu, do ông sáng lập sau khi nghỉ hưu tại Amazon.
20h11 ngày 20/7 giờ Hà Nội (8h11 sáng giờ địa phương), tàu vũ trụ New Shepard kết hợp tên lửa đẩy và khoang tàu chở khách của Blue Origin chở Jeff Bezos và 3 hành khách khác lên độ cao 107 km từ cơ sở Launch Site One ở Van Horn, Texas. Chuyến bay kéo dài gần 11 phút và trở lại Trái đất an toàn.
Sau sự kiện này, Jeff Bezos đã rất hào hứng và cho biết sẵn sàng chinh phục không gian một lần nữa. Ông cũng "cảm ơn mọi nhân viên và mọi khách hàng của Amazon, vì đã trả tiền cho tất cả những điều này".
Jeff Bezos từng nhiều lần chia sẻ bay vào không gian là mơ ước gần như cả đời của ông, bắt nguồn từ khi ông theo dõi tàu Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt Trăng năm 1969 lúc 5 tuổi. Năm 2000, ông thành lập Blue Origin để hiện thực hóa tham vọng đó.
CEO Google 'ghen tị' với Jeff Bezos Sundar Pichai, CEO của Alphabet, thừa nhận ông cảm thấy "ghen tị" với Jeff Bezos khi đồng sáng lập Amazon sắp bay vào vũ trụ. "Tôi có ghen tị một chút. Tôi rất thích nhìn Trái đất từ không gian", Sundar Pichai nói trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp với BBC khi được nhà báo Amol Rajan hỏi về chuyến bay vào...