Khách du lịch trở lại Nha Trang đón Tết, nhiều resort ‘cháy’ phòng
Những ngày cận Tết, thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà) trở nên nhộn nhịp hơn sau thời gian dài im ắng do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo đó, khách du lịch chọn thành phố Nha Trang làm nơi nghỉ dưỡng trong dịp Tết khá đông khiến nhiều resort “cháy” phòng từ sớm.
Chị Liên Chi (ngụ tại TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Gia đình tôi vừa đáp chuyến bay tới Nha Trang trong chiều 30/1 (nhằm ngày 28 tháng Chạp) và nghỉ dưỡng tại resort Ana Mandara cho đến Mùng 6 Tết, sau đó chúng tôi sẽ trở về Thành phố Hồ Chí Minh. Sở dĩ chúng tôi chọn Nha Trang là nơi nghỉ dưỡng và chơi xuyên Tết vì sau 1 năm phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh, gia đình chúng tôi cảm thấy cần phải nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng, cũng như có một chỗ chơi an toàn cho trẻ nhỏ. Nha Trang chính là điểm nghỉ dưỡng hợp lý vì giá resort giảm đến hơn 50% mà còn có một không gian tắm biển thoả thích riêng biệt…”.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Tin Tức, hầu hết các resort ở Bãi Dài Cam Lâm như The Anam, Fusion, Radisson Blu, Movenpick Cam Ranh, Duyên Hà, Cam Ranh Riviera, Selectum Noa… đã được khách đặt kín phòng trong những ngày Tết. Riêng Alma Resort chỉ nhận khách khoảng 60% số phòng (để đảm bảo nhân lực phục vụ nên Alma không chạy hết công suất) cũng đã được khách đặt gần như kín chỗ.
Tương tự, các resort ở Nha Trang như Ana Mandara, Amiana, Hòn Tằm, Vinpearl ở đảo Hòn Tre và các resort ở Ninh Vân cũng gần như kín phòng trong những ngày đầu Xuân.
Rất nhiều khách sạn tại trung tâm thành phố Nha Trang vắng khách.
Trong khi đó, tại các khách sạn, lượng khách đặt không nhiều. Đặc biệt, ở khu vực trung tâm thành phố Nha Trang, lượng khách đặt phòng ít hơn. Theo đại diện khách sạn Mường Thanh Khánh Hòa, hiện lượng khách đặt phòng mới chỉ được khoảng 40%. Khách sạn Yasaka-Saigon-Nha Trang cũng đạt khoảng 40%, cao điểm tối Mùng 2 và Mùng 3 Tết được 50%.
Hiện tại, rất nhiều khách sạn ở khu phố Tây của thành phố Nha Trang, trên các tuyến đường Trần Phú, Hùng Vương, Biệt Thự, Nguyễn Thị Minh Khai… đều đang treo biển còn phòng, thậm chí nhiều khách sạn báo giảm giá sâu, tặng kèm dịch vụ để hút khách.
Theo Sở Du lịch thành phố Nha Trang, so với thời điểm năm ngoái, lượng khách đến thành phố Nha Trang du lịch vẫn thấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vì vậy, hầu hết khách đến du lịch tại đây đều chọn resort để nghỉ dưỡng dài ngày và hoạt động khép kín tại resort để phòng dịch. Tuy nhiên, lượng khách sẽ còn tiếp tục tăng trong những ngày sắp đến với lượng khách từ những địa phương lân cận như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên… đổ về.
Sở Du lịch thành phố Nha Trang kỳ vọng trong những ngày Tết sẽ có nhiều khách ở các tỉnh lân cận đến du lịch tại đây.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, Sở Du lịch thành phố Nha Trang và Vietnam Airlines sẽ chủ trì phối hợp với Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh tổ chức lễ đón những vị khách du lịch đầu tiên xông đất Nha Trang – Khánh Hòa vào sáng Mùng 1 Tết Nhâm Dần (tức ngày 1/2). Trong những ngày đầu năm mới, Sở Du lịch sẽ tổ chức phát động Chương trình kích cầu du lịch Nha Trang – Khánh Hòa năm 2022 và công bố bộ nhận diện du lịch Nha Trang – Khánh Hòa; phát hành cẩm nang văn hóa du lịch Khánh Hòa…
Cùng với đó, Hiệp hội Du lịch (HHDL) Nha Trang – Khánh Hòa sẽ chủ trì liên kết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng các chương trình tour, gói sản phẩm kích cầu chất lượng, giá ưu đãi để thu hút khách du lịch đến với Nha Trang – Khánh Hòa; liên kết với các địa phương trong khu vực xây dựng chương trình tour, gói sản phẩm du lịch liên vùng để kích cầu thu hút khách du lịch.
Năm 2022, ngành du lịch Khánh Hòa phấn đấu đón hơn 1,2 triệu lượt khách (tăng 100% so với năm 2021), trong đó có 1,16 triệu lượt khách nội địa và 40.000 lượt khách quốc tế. Toàn ngành phấn đấu doanh thu du lịch đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 80% so với năm 2021.
Báo Tin tức gửi đến độc giả những hình ảnh của thành phố biển Nha Trang trong ngày cận Tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022:
So với những năm trước đây, du lịch tại thành phố biển Nha Trang trong dịp Tết Nguyên đán 2022 khá trầm lắng.
Trong năm 2020 và 2021, ngành du lịch Khánh Hoà nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19. Theo đó, dù khách du lịch đang quay trở lại, nhưng đường phố Nha Trang vẫn rất vắng do rất ít du khách đến vui chơi, nghỉ dưỡng.
So với lượng khách sạn mọc lên như nấm sau mưa trước khi có dịch COVID-19, lượng khách đến du lịch tại thành phố Nha Trang hiện nay chiếm tỷ lệ chưa đến 50%. Nhiều khách sạn vừa mới xây xong vẫn chưa thể hoạt động vì không có khách.
Trung tâm thương mại Vincom Plaza trên đường Trần Phú trong chiều 30/1 (tức 28 tháng Chạp) thưa thớt khách đến mua sắm.
Tại quảng trường biển trên đường Trần Phú, các đoàn ca múa nhạc đang chuẩn bị tập dợt biểu diễn văn nghệ phục vụ người dân trong dịp Tết.
Chưa có năm nào mà rất nhiều khách sạn tại trung tâm thành phố Nha Trang đều treo biển còn phòng trong dịp Tết như năm 2022.
Mặc dù du lịch tại thành phố Nha Trang đang ấm dần nhưng đường biển Nha Trang vẫn vắng vẻ dù đã cận Tết Nguyên đán.
Một điểm nhấn được trang trí trên đường biển Nha Trang. Những năm trước đây, điểm nhấn này luôn thu hút khách du lịch đến “check-in”, nhưng Tết 2022, chỉ có một số gia đình đến đây chụp ảnh.
Đối diện nhà hát lớn của thành phố Nha Trang là Quảng trường thành phố. Chiều chiều, rất đông người dân nơi đây tập trung vui chơi và thả diều.
Bãi biển Nha Trang luôn thu hút khách du lịch nước ngoài đến nghỉ dưỡng.
Năm 2022, ngành du lịch Khánh Hòa phấn đấu đón hơn 1,2 triệu lượt khách (tăng 100% so với năm 2021), trong đó có 1,16 triệu lượt khách nội địa và 40.000 lượt khách quốc tế. Toàn ngành phấn đấu doanh thu du lịch đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 80% so với năm 2021.
Hoa quả phục vụ Tết tăng mạnh
Hôm nay 30/1 (tức ngày 28 tháng Chạp Âm lịch), mới sáng sớm nhưng người đi mua sắm đã rất đông.
Nhìn chung thị trường hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần khá dồi dào, giá các mặt hàng rau củ, thịt bò, gà, lợn, thủy sản... có tăng nhẹ. Riêng mặt hàng hoa quả tươi thì giá tăng gấp lần so với mấy ngày trước.
Người dân chọn mua hoa quả tại chợ đầu mối phía Nam. Ảnh tư liệu: Phương Anh/TTXVN
Dạo qua một số chợ truyền thống như chợ Hôm Đức Viên, Hàng Bè, Nguyễn Công Trứ, Mùng 8/3, Kim Liên, Dốc Đề... cho thấy, nguồn cung rau xanh, thịt, cá khá phong phú và đầy đủ. Các gian hàng bánh kẹo, giỏ quà Tết cũng được trưng bày bắt mắt, sang trọng với mức giá cả phải chăng.
Bác Nguyễn Thị Liên, ở phố Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho hay, nguồn hàng Tết được cung cấp năm nay tương đối đầy đủ, dồi dào. Mặc dù, cận Tết nhưng các mặt hàng thực phẩm tươi sống vẫn đầy đủ và giá có tăng nhẹ.
Nhưng riêng mặt hàng hoa quả thì tăng mạnh, thậm chí tăng gấp đôi so với vài ba hôm trước.
Chị Phạm Thị Hương, chủ cửa hàng hoa quả tại chợ Mùng 8/3 cho biết, do năm nay bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hoa quả tươi nhập khẩu vận chuyển khó khăn, cước phí vận chuyển hàng hóa cũng tăng khiến giá thành cũng tăng lên. Đặc biệt, do dịch bệnh nhiều chủ cửa hàng cũng không dám nhập nhiều, chỉ nhập hàng cầm chừng nên cũng khiến giá tăng.
Trên thị trường giá các mặt hàng trái cây tươi tăng mạnh như táo xanh trước có 75.000 đồng/kg nay 160.000 đồng/kg, xoài trước có 55.000 đồng/kg nay 80.000 đồng/kg, na Đài Loan (Trung Quốc) trồng tại Việt Nam trước 75.000 đồng/kg nay 120.000 đồng/kg, cau tươi cũng 15.000-20.000 đồng/quả, giá roi đỏ ở mức 40.000 đồng/kg đến 50.000 đồng/kg; cam canh ở mức 70.000 đồng/kg đến 90.000 đồng/kg, táo lê 90.000 đồng/kg...
Riêng giá quả phật thủ cũng tùy loại quả to và bé, tùy thuộc tai và tay ôm quả; trong đó, loại quả to đẹp ở mức 150.000 đồng/quả đến 200.000 đồng/quả, với quả có thêm cành lá thậm chí có giá 250.000 - 300.000 đồng/quả.
Giá thịt lợn hôm nay cũng tăng hơn so với ngày trước đó từ 10.000 đồng/kg đến 20.000 đồng/kg và hiện đang ở mức 100.000 đồng đến 165.000 đồng/kg tùy loại. Cụ thể, sườn non từ 155.000 đồng/kg tăng lên 165.000 đồng/kg, ba rọi, nạc vai phổ biến ở mức 140.000 đồng đến 150.000 đồng/kg, nạc thăn từ 130.000 đồng/kg lên thành 140.000 đồng/kg.
Tương tự, đối với mặt hàng thịt bò, giá cả cũng nhích lên. Thịt bò thăn, phi lê, dẻ sườn... đều tăng 20.000 đồng đến 30.000 đồng/kg và đang phổ biến trong khoảng 250.000 đồng/kg đến 320.000 đồng/kg tùy loại; trong đó, giá thịt gầu bò ở mức 250.000 đồng/kg, thịt bò phi lê 320.000 đồng/kg.
Giá gà ta cũng đang bắt đầu tăng và đang ở mức 140.000 - 150.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg - 30.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây khoảng 2 tuần. Giá giò lụa ở mức 200.000 đồng/kg, giò bò 250.000 đồng/kg, không tăng so với ngày thường.
Năm nay, giá hoa ở mức khá cao, hoa lay ơn đầu vuông 250.000 đồng/chục, lay ơn đầu nhọn 200.000 đồng/chục; đào rừng 1 triệu/cành, đào thường 200.000 đồng đến 300.000 đồng/cành tùy loại; trong khi đó, đào thế uốn hình rồng có giá từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng/cành; hoa ly loại 5 tai có giá 45.000 đồng/cành; hoa cúc vàng có giá 7.000 đồng/bông; hoa hồng phổ biến ở mức 10.000 bông đến 15.000 đồng/bông, tuy nhiên, những bông hoa hồng lộc có giá 30.000 đồng/bông.
Chị Hoàng Kim Oanh ở phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng cho biết, mấy hôm trước chị có mua cành đào nhỏ để bày trên ban thờ giá chỉ 70.000 đồng, hôm nay giá 130.000 đồng. Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên ở một số chợ truyền thống khác, giá hoa đào cầm tay cũng chỉ phổ biến mức 50.000 đồng/cành đến 70.000 đồng/cành.
Trong khi giá thực phẩm, hoa tươi tăng giá thì giá rau xanh lại ở mức thấp, chỉ ngang với ngày thường. Giá su hào 5.000 đồng/củ, hoa lơ 10.000 đồng/chiếc; bắp cải 12.000 đồng/kg; các loại rau củ khác như cà rốt, khoai tây, hành tây... cũng ở mức khá mềm. Thời tiết thuận lợi, người trồng được mùa, rau củ thu hoạch đúng lứa vào đúng dịp Tết Nguyên đán là yếu tố giúp giá rau củ duy trì mức thấp trong suốt thời gian trước Tết đến thời điểm này.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, sáng 30/1 (tức 28 tháng Chạp năm Tân Sửu), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch. Nhà 67, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trút hơi thở cuối cùng,...