Khách du lịch siêu lây nhiễm nCoV cho 140 người
Hòn đảo ở Tây Ban Nha đang có nguy cơ phải phong tỏa toàn bộ khi một bệnh nhân siêu lây nhiễm virus nCoV cho 140 người.
Hòn đảo Gran Canaria (thuộc quần đảo Canary) là điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng của Tây Ban Nha đang thu hút rất đông khách du lịch. Tuy nhiên, Covid-19 bùng phát trở lại sau khi một du khách bị nghi ngờ lây nhiễm cho 140 người.
Các chuyên gia y tế tin rằng virus nCoV đã lây lan mạnh ở những khu vui chơi về đêm ở quận Guanarteme.
Các du khách đi dạo ở khu trung tâm của đảo Gran Canaria
Những người siêu lây nhiễm thường mang trong mình virus nhưng không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Bởi vậy, họ vô tình truyền bệnh sang cho người khác mà không hề hay biết.
Các quan chức cho biết, chính quyền đang theo dõi sát sao tình hình để đưa ra quyết định hành động từng ngày.
Họ hy vọng các biện pháp mới như đóng cửa hộp đêm, yêu cầu nhà hàng, quán rượu đóng trước 1h sáng và gia hạn quy định đeo khẩu trang sẽ đem lại hiệu quả.
Nếu các cách làm trên không hữu hiệu, hòn đảo sẽ phong tỏa một phần hoặc toàn bộ.
Video đang HOT
Giáo sư Lluis Serra Majem, phát ngôn viên của Hội đồng Tư vấn Khoa học của Chính quyền quần đảo Canary, bày tỏ lo lắng sẽ có thêm những người siêu lây nhiễm tới từ vùng đất liền của Tây Ban Nha.
Hiện đảo Gran Canaria đang tiếp tục gia tăng số ca nhiễm Covid-19 lên tới 3.282 người, 46 người chết. Các biện pháp nghiêm khắc đã được áp dụng như cấm chạy bộ trên bãi biển vào ban ngày và tắm nắng khi thủy triều lên.
Các du khách chấp hành nghiêm chỉnh việc đeo khẩu trang
Người đứng đầu quần đảo Canary, Angel Victor Torres, cảnh báo nếu mọi người tiếp tục coi thường quy định, chính quyền sẽ gia tăng các hình thức phạt mới. Một trăm binh sĩ được bổ sung ở những khu vực lây nhiễm mạnh nhất, chủ yếu ở đảo Gran Canaria và Lanzarote.
Đội truy dấu của đảo Gran Canaria cũng tăng từ 89 lên 158 người. Cảnh sát địa phương sẽ đảm bảo chắc chắn những người dương tính nCoV được cách ly hoàn toàn.
“Mọi người nhận lệnh cách ly trong 10 ngày phải tuân thủ. Đó là nghĩa vụ của việc đảm bảo vệ sinh an toàn”, ông Torres nói.
Hiện nay, Tây Ban Nha đang phải chống lại làn sóng lây nhiễm nCoV mới khi tăng từ 235 ca mỗi ngày (cuối tháng 6) lên tới cao điểm 7.565 ca mỗi ngày (tháng 8). Tổng số bệnh nhân từ đầu dịch tới nay là 460.000 người, 29.000 người tử vong.
Một số nước châu Âu quy định người dân từ Tây Ban Nha trở về phải cách ly 14 ngày.
Tuy nhiên, Bộ Y tế nước này cho rằng dù số ca nhiễm tăng lên nhưng tình trạng bệnh nhẹ hơn và nhiều người không có triệu chứng.
Kháng thể chống virus ở người nhiễm Covid-19 biến mất sau vài tháng
Lượng kháng thể của bệnh nhân Covid-19 đạt mức cao nhất sau 3 tuần phát bệnh rồi giảm nhanh chóng.
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy những bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh mất khả năng miễn dịch với virus nCoV chỉ trong vòng vài tháng.
Thông tin này "dội gáo nước lạnh" vào sự lạc quan của các nhà sản xuất vắc xin đang tích cực đẩy nhanh quá trình sản xuất vắc xin đại trà để sản sinh kháng thể chống lại virus nCoV.
Kỹ thuật viên đang tiến hành nghiên cứu vắc xin trong phòng thí nghiệm ở Vienna (Áo).
Theo khảo sát trên 90 bệnh nhân Covid-19 của Đại học King London (Anh), lượng kháng thể của bệnh nhân đạt mức cao nhất sau 3 tuần có triệu chứng rồi giảm nhanh chóng.
Chỉ có gần 17% số người bệnh tăng lượng kháng thể sau 3 tháng. Ở Tây Ban Nha cũng ghi nhận được những tỷ lệ tương tự.
"Bệnh nhân không triệu chứng có lượng kháng thể thấp và người bệnh nhẹ có lượng kháng thể không tồn tại lâu", bác sĩ Tetsuo Nakayama, Viện Khoa học Cuộc sống Kitasato (Nhật), cho hay.
Theo Giáo sư Barry Bloom, Đại học Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), dữ liệu từ nhiều quốc gia cho thấy, kháng thể chống nCoV ở bệnh nhân có xu hướng giảm nhanh hơn kháng thể các loại virus khác. "Chúng chỉ tồn tại vài tháng trong khi các loại khác kéo dài lâu hơn".
Vị giáo sư này nói, một số bệnh nhân SARS (Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng) vẫn còn kháng thể sau khi nhiễm bệnh 18 năm.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn không biết chắc lượng kháng thể bao nhiêu là đủ để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, một lượng kháng thể dù nhỏ cũng cần được bảo vệ.
Các mẫu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở Vienna (Áo)
Tuy nhiên, tình hình dường như không quá bi quan nhờ hệ thống miễn dịch mạnh mẽ của con người. Trong máu tồn tại tế bào T giúp cơ thể chống lại sự viêm nhiễm cùng với sự trợ giúp của tế bào B sản sinh kháng thể dựa trên ghi nhớ về các viêm nhiễm trước đây.
Vẫn còn nhiều câu hỏi về hiệu quả của các loại vắc xin chống lại virus nCoV. Dù vậy, theo một nhóm các nhà khoa học ở Đại học Oxford (Anh), vắc xin của Anh đã kích thích tế bào T hoạt động sau khi tiêm 14 ngày còn kháng thể phản ứng sau 28 ngày.
"Chúng tôi nhận thấy phản ứng miễn dịch cao nhất ở 10 người tham gia tiêm 2 liều vắc xin. Điều đó là một tín hiệu mừng cho việc nghiên cứu vắc xin", Giáo sư Andrew Pollard, Đại học Oxford, nói.
Vắc xin được kỳ vọng sẽ mở đường cho nền kinh tế thế giới phục hồi. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng không dễ dàng để có loại vắc xin hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, cần có thêm các nghiên cứu dài hạn để biết người được tiêm ngừa có thể chống lại Covid-19 trong bao lâu.
"Mọi người kỳ vọng đại dịch sẽ được kiểm soát vào mùa hè 2021 tuy nhiên, không có gì chắc chắn cho điều này cả", Giáo sư Pollard chia sẻ.
Một tia hy vọng lớn là Nga thông qua loại vắc xin đầu tiên chống nCoV, thúc đẩy quá trình phát triển vắc xin trên toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn không ít nghi ngại về độ an toàn của loại vắc xin này khi quá trình thử nghiệm quá gấp rút.
Nga chuẩn bị tiêm vaccine COVID-19 trên diện rộng Nga sẽ bắt đầu tiêm chủng hàng loạt vaccine ngừa COVID-19 trong một tháng nữa, trong khi ca nhiễm virus nCoV mới/ngày ở Pháp tăng đột biên với hơn 3.000 trường hợp. Nga chuẩn bị tiêm vaccine trên diện rộng Sputnik đưa tin, Giám đốc Viện Nghiên cứu dịch tễ và vi sinh học Gamaleya, Alexander Ginzburg, cho biết, việc tiêm chủng vaccine...