Khách du lịch lấy cát ở bãi biển Italy bị phạt hơn 1.000 USD
Một du khách người Pháp đã bị phạt 1.200 USD tương đương khoảng 27,8 triệu đồng vì lấy cát ở hòn đảo Sardinia.
Khách du lịch lấy cát ở bãi biển Italy bị phạt hơn 1.000 USD
Sardegna là hòn đảo lớn thứ hai tại Địa Trung Hải là một vùng tự trị của Italy. Bãi cát trắng bình dị của hòn đảo được bảo vệ nghiêm ngặt và bất cứ khách du lịch nào có hành vi lấy cát di dời khỏi bãi biển sẽ phải đối mặt với việc phải nộp tiền phạt lên tới 3.550 USD, khoảng 82,3 triệu đồng, thậm chí phải ngồi tù.
Mới đây, một du khách người Pháp đã lấy khoảng 1,8 kg cát cho vào các chai nhựa mang về. Ông cất giấu trong hành lý vali và chỉ bị phát hiện khi qua cửa kiểm tra an ninh ở sân bay Cagliari Elmas. Người đàn ông này đã bị phạt 1.200 USD, tương đương khoảng 27,8 triệu đồng.
Một phát ngôn viên của Kiểm lâm trên đảo cho biết: “Chai nhựa bị tịch thu và đang ở trong phòng kiểm tra phân tích của chúng tôi. Đó là khu vực chúng tôi cất giữ những món đồ bị tịch thu. Cứ đến cuối năm, chúng tôi đã thu được rất nhiều trai đựng cát khác nhau”.
Từ năm 2017, chính quyền ban hành luật quy định việc lấy cát từ các bãi biển của Sardinia là bất hợp pháp. Bãi biển trong xanh của Italy cũng thu phí vào cửa để hạn chế tình trạng du lịch quá mức.
Theo đó, các khoản tiền phạt dao động từ 600-3.550 USD, tùy thuộc vào số lượng và khu vực lấy. Các quy định đưa ra sau khi việc lấy trộm cát xảy ra ngày một thường xuyên và rắc rối hơn.
Video đang HOT
Những người lấy trộm thường nhắm tới khu vực bãi biển có cát màu lạ thường, màu hồng hoặc trắng mịn. Phát ngôn viên của cơ quan chuyên trách cho biết: “Năm ngoái, chúng tôi phát hiện một trang web bán cát trên đảo làm quà lưu niệm. Nó đã trở thành hiện tượng rất nổi tiếng ở châu Âu”.
Các biện pháp kiểm soát đã trở nên “nghiêm ngặt hơn nhiều” trong ba năm qua. Người dân địa phương, khách du lịch được khuyến khích liên hệ với chính quyền nếu họ nhìn thấy bắt gặp ai đó lấy cát bất hợp pháp.
Năm ngoái, cảnh sát đã thu giữ gần 40 kg cát trong hành lý cặp vợ chồng người Pháp du lịch đến đảo. Năm 2018, khách du lịch người Anh bị phạt hơn 1.000 USD, khi cảnh sát phát hiện đã lấy trộm cát từ bãi biển gần thành phố Olbia.
Từ bãi biển ngập ngụa rác, Boracay đã khiến nhiều người kinh ngạc vì sự thay đổi này
Boracay được mệnh danh là hòn đảo 'thiên đường' của Philippines. Từng phải lâm vào tình cảnh ngập ngụa rác, sự 'thay da đổi thịt' của Boracay đã khiến cộng đồng yêu du lịch thế giới phải kinh ngạc.
Khi "thiên đường" chìm trong biển rác
Boracay là hòn đảo nhỏ thuộc tỉnh Aklan, cách thủ đô Manila 300 km về phía Nam. Nơi đây được xem là thiên đường biển đảo bởi những bãi cát trắng mịn trải dài, nước biển xanh trong vắt có thể nhìn thấy tận đáy.
Trên trang du lịch Tripadvisor, Boracay liên tục đứng đầu trong top 10 những bãi biển đẹp nhất châu Á và thứ hai trong top 25 bãi biển đẹp nhất thế giới. Hàng triệu khách du lịch đổ đến đây mọi năm cũng đã đè nặng lên hệ sinh thái và môi trường tự nhiên của hòn đảo xinh đẹp. Nhiều loài sinh vật biển bị đe dọa sự sống khi mức độ ô nhiễm ngày càng tệ hơn.
Nhiều resort, nhà hàng, quán ăn đã mọc lên không kiểm soát khiến những tuyến đường ven biển bị xuống cấp nặng nề. Đã có thời gian, người ta đã vô cùng bất ngờ vì những hình ảnh xuống cấp của Boracay, rêu xanh bám đầy dải cát trắng phau, li nhựa, túi nilon bị vứt bừa bãi và chất thải bị đổ thẳng xuống biển. Từng được mệnh danh là "hòn ngọc quý" của quốc gia "vạn đảo", việc Boracay bị ô nhiễm môi trường đã để lại nhiều tiếc nuối cho cộng đồng yêu du lịch trên toàn thế giới.
Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã đi đến một quyết định khá mạnh tay là đóng cửa Boracay để cải tạo lại hòn đảo.
Tháng 4/2018, Boracay chính thức đóng cửa, dù quyết định này đồng nghĩa với việc thất thu hàng triệu USD trong vòng nhiều tháng, ảnh hưởng việc làm của hơn 30.000 lao động trên đảo.
"Sự kì diệu" của ý thức
Tháng 10/2018, tức 6 tháng sau khi đóng cửa, Boracay chính thức quay trở lại. Tuy nhiên, hòn đảo chỉ đón khoảng 20.000 khách du lịch ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Sự cải tạo về môi trường lẫn nâng cao ý thức người dân đã khiến Boracay thật sự hồi sinh.
Đến nghỉ dưỡng tại bất kì khách sạn nào ở Boracay, du khách đều được hướng dẫn các quy định về môi trường. Dọc các bãi biển đều có bảng quy định không xả rác, nếu vi phạm sẽ đóng khoản phí rất cao. Du khách không được sử dụng loa nghe nhạc làm ồn và đặc biệt là hạn chế tối đa việc sử dụng nhựa.
Bãi cát trắng phau không rác
Các cửa hàng tiện lợi, nhà hàng trên đảo đều đã thay thế muỗng, ống hút, túi nhựa bằng những chất liệu thân thiện với môi trường. Mọi thùng rác trên đảo đều có các ngăn phân loại rõ ràng.
Tàu bè được phép hoạt động, đưa khách du lịch tham quan nhưng phải đảm bảo nghiêm ngặt các quy định về môi trường. Vì thế, dù ngoài khơi xa hay trong rìa bờ biển, bạn vẫn sẽ thấy nước biển có màu xanh trong vắt.
Nhiều tàu bè hoạt động nhưng vẫn phải đảm báo tiêu chuẩn về môi trường
Đến Boracay, bạn cũng sẽ được tận hưởng những trò chơi bên bãi biển: đu dây, trượt phao... Tuy nhiên, mọi hoạt động đều nằm trong tầm kiểm soát không ảnh hưởng đến môi trường. Người dân, đặc biệt là người sinh sống, kinh doanh trên Boracay đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường thiết thực. Những khách sạn, nhà hàng kinh doanh trái phép, không đảm bảo đều đã bị đóng cửa.
Trải nghiệm nắng gió Quy Nhơn Là miền đất của nắng, gió và những bãi biển hoang sơ trải dài vô tận, đến Quy Nhơn vào mùa này bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của thành phố biển bình yên, của làn nước xanh biếc, của những bãi cát vàng trải dài, chẳng khác gì "đảo Jeju" tại Hàn Quốc của đất Việt. Đa dạng trải...