Khách đông, Quảng Bình muốn tăng chuyến bay đến và đi từ TP.HCM và Hà Nội
Đường bay Quảng Bình – TP.HCM, Quảng Bình – Hà Nội và ngược lại luôn là đường bay ‘vàng’ nội địa lâu nay của các hãng hàng không.
Từ mùa du lịch năm 2024, tỉnh Quảng Bình muốn tăng các chuyến bay vì khách đông.
Ngày 16/5/2024, văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình cho biết vừa có công văn đề nghị Công ty CP Hàng không Vietjet tăng số lượng chuyến bay trên đường bay TP.HCM đến Đồng Hới và ngược lại, mở thêm tuyến bay hai chiều Hà Nội đi Đồng Hới để đáp ứng nhu cầu của du khách và người dân.
Sân bay Đồng Hới ở tỉnh Quảng Bình.
Sở dĩ như vậy, vì từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình là hơn 1,372 triệu, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm 2023 (năm 2023 tổng lượng khách du lịch đến Quảng Bình là 4,51 triệu lượt). Đây là con số khá khả quan để tỉnh đạt được mục tiêu 4,5-5 triệu lượt khách đến tỉnh trong năm 2024, trong đó khách nội địa từ 4,3-4,8 triệu lượt.
Hiện nay đường bay TP.HCM đến Đồng Hới và ngược lại của VietJet Air mới có trung bình 2 chuyến/ngày, còn tuyến Hà Nội – Đồng Hới và ngược lại thì chưa được VietJet Air khai thác, nên không đáp ứng được nhu cầu của hành khách và khách du lịch. Một điều nữa là hiện nay chỉ còn hai hãng bay đến Quảng Bình là Vietnam Airlines và Vietjet Air với tần suất 6 chuyến/ngày đi tuyến Hà Nội – Đồng Hới và Hồ Chí Minh – Đồng Hới. Hai hãng là Pacific Airlines và Bamboo Airways đã tạm dừng hoạt động.
Theo UBND tỉnh Quảng Bình, từ sau khi đại dịch COVID-19 lắng dịu đến nay, du khách ở các địa phương là Hà Nội và TP.HCM đến với Quảng Bình để tham quan hang động ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và nghỉ dưỡng ở biển Nhật Lệ, Bảo Ninh… tăng lên rất cao.
Bên cạnh việc tỉnh đã có nhiều giải pháp kích cầu du lịch như nâng cao chất lượng dịch vụ ăn nghỉ, hạn chế tăng giá cả mùa cao điểm, mở thêm các điểm đến mới, hấp dẫn… được du khách nhìn nhận tốt, thì những tháng tới đây tỉnh cũng có nhiều sự kiện mới thu hút du khách.
Đến Quảng Bình để trải nghiệm và...'tránh nắng'
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, cùng với cả nước, đặc biệt là miền trung, Quảng Bình đang vào đợt nắng nóng đỉnh điểm trong năm 2024.
Nắng nóng và với gió phơn thổi mạnh làm cho không gian dường như khô cong lại, mọi thứ đều nóng hầm hập. Thời tiết là vậy nhưng không ngăn được bước chân của nhiều du khách khi chọn Quảng Bình để trải nghiệm các dịch vụ từ rừng biển xuống biển.
Video đang HOT
Suối Nước Moọc- nơi trải nghiệm và giải nhiệt tuyệt vời ở Quảng Bình
Lựa chọn phương tiện cá nhân để tới du lịch Quảng Bình
Tháng 4 này được xem là tháng nóng kỷ lục ở Việt Nam, nhiều kỷ lục về nhiệt độ bị phá vỡ. Thế nhưng, tháng 4 cũng là thời điểm bước vào mùa du lịch ở Quảng Bình.
Theo Sở Du lịch tỉnh này, dự ước tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình trong tháng 4/2024 đạt 411.000 lượt khách, tăng 17,43% so với cùng kỳ. Trong đó, khách nội địa ước đạt 396.300 lượt khách, tăng 17,2% so với cùng kỳ; khách quốc tế ước đạt 14.700 lượt khách, tăng 22,5% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch dự ước khoảng 472,65 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ.
Trong sáng nay, các ngã đường từ thành phố Đồng Hới đến Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng chật cứng phương tiện cá nhân có biển kiểm soát từ các tỉnh, thành phố phía bắc
Điều đó cho thấy, nắng nóng chưa phải là lực cản đối với khách du lịch, nhất là những gia đình trẻ hoặc các nhóm các bạn trẻ ưu thích xê dịch và khám phá.
Đặc biệt, kỳ nghỉ năm nay, giá vé máy bay tăng cao và ít chuyến bay nên phần lớn du khách từ Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía bắc đến du lịch Quảng Bình chủ yếu sử dụng phương tiện cá nhân.
Nhiều đoạn tuyến cao tốc từ thành phố Hà Nội đến Nghệ An được hoàn thiện nên việc di chuyển từ các tỉnh phía bắc đến Quảng Bình cũng khá thuận lợi. Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Quảng Bình được bảo dưỡng thường xuyên nên đi lại khá êm thuận.
Khách nước ngoài rất thích thú khi trải nghiệm hang Chà Lòi, huyện Lệ Thủy với cảm giác mát lạnh (Ảnh Cương Trần)
Anh Nguyễn Long, trú tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội cho biết, kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay, anh định đưa gia đình thăm Côn Đảo nên từ đầu tháng 4 đã theo dõi giá vé máy bay. Tuy nhiên, do giá vé ở mức cao nên chỉ riêng chi phí đi lại cho kỳ nghỉ của cả gia đình lên gần 30 triệu đồng nên anh quyết định đưa gia đình đến nghỉ dưỡng ở Quảng Bình bằng ô-tô cá nhân để vừa tránh đông đúc vừa tiết kiệm tài chính.
"Quảng Bình nắng nóng thật nên gia đình tắm biển, trượt cát vào sáng sớm, sau đó về khách sạn nghỉ tránh nóng, chiều tối mới lại đi thăm thú, thưởng thức hải sản đó đây. Tuy nhiên, khu vực Phong Nha có nhiều cây rừng và sông suối nên khá mát, trưa mà các con tôi vẫn có thể tắm sông Chày trong sự mát lạnh, ngâm chán mà vẫn không muốn lên bờ"- anh Long chia sẻ.
Khách du lịch bơi trên sông Chày giữa trưa nắng lên tới 43 độ ở Quảng Bình
Dịp này, các doanh nghiệp lữ hành lữ Quảng Bình mở tour du lịch bằng xe giường nằm cao cấp, trong đó có 2 đêm ngủ trên xe trên chặng đường di chuyển từ Thủ đô Hà Nội đến Quảng Bình cũng là trải nghiệm mới lạ đối với khách du lịch.
Bên cạnh các chuyến tàu thống nhất Bắc-Nam có lịch trình dừng đỗ tại ga Đồng Hới, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã chạy thêm 2 đoàn tàu Thủ đô Hà Nội - Quảng Bình để phục khách đến du lịch Quảng Bình.
Nhiều lựa chọn để trải nghiệm và tránh nóng
Giám đốc Trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng Hoàng Minh Thắng cho biết, trong mùa hè, các tuyến, điểm du lịch do đơn vị quản lý luôn là điểm đến tham quan, trải nghiệm lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Hang động và sông, suối dưới tán rừng nguyên sinh như những cỗ máy "điều hòa" khổng lồ giúp điều hòa nhiệt độ và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, khó quên đối với du khách.
Khách du lịch đông nhưng hoạt động điều hành thuyền chở khách trên sông Son diễn ra an toàn, chuyên nghiệp
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, Trung tâm đã chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, thêm các trò chơi mới dưới nước bảo đảm an toàn tại điểm du lịch, nhân lực phục vụ được đào tạo, tập huấn kỹ lưỡng để hỗ trợ khách một cách tốt nhất.
Bên cạnh các hang động mà khi đi sâu vào bên trong, du khách cảm nhận được cảm giác mát lạnh lan tỏa từ lòng đất, từ các con sông, suối ngầm thì ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng như sông Chày - hang Tối, suối Nước Moọc, Ozo park, thung lũng Hamada...
Dù thời tiết nắng nóng nhưng khi thả mình dưới làn nước mát lành màu ngọc bích, du khách nhưng bỏ lại cảm giác ngột ngạt, nóng như rang của tiết đầu hè; được ngụp lặn, bơi lội và chơi các trò thể thao dưới nước, chèo SUP, chèo kayak trên sông Chày, đu dây zipline qua sông, tắm bùn trong hang Tối... không thấy chán.
Cách đó không xa, các khu du lịch sinh thái Blue Diamond ở xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, khu du lịch sinh thái Suối Đá, xã Phúc Trạch cũng hứa hẹn mang tới những trải nghiệm và hoạt động vui chơi thú vị trong môi trường nước giúp du khách hạ nhiệt giữa thời tiết ngày hè.
Chèo SUP ở khu du lịch sinh thái Blue Diamond
Dưới tán rừng nguyên sinh ở phía nam tỉnh, các điểm du lịch như suối Chà Cùng, xã Trường Sơn, Quảng Ninh; thác Dương cầm, xã Kim Thủy, hay hang Chà Lòi, khe Nước Lạnh ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy... đang là địa chỉ thu hút khách du lịch trẻ tuổi đến trải nghiệm, khám phá.
Trong những ngày nghỉ này, công suất phục vụ của các điểm du lịch này đều được huy động tối đa nhưng vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu của du khách và người dân địa phương.
Quảng Bình có bờ biển dài hơn 116km với nhiều nhiều bãi tắm đẹp, trữ tình và những resort sang trọng tạo nên điểm nhấn về du lịch nghỉ dưỡng. Những bờ cát trắng trải dài bên làn nước trong xanh ở biển Nhật Lệ, biển Bảo Ninh, biển Đá Nhảy, biển Hải Ninh... đang lôi cuốn bước chân du khách.
Bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình) thu hút đông du khách đến tắm mát mỗi sáng, mỗi chiều
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Bình Nguyễn Văn Kỳ cho biết, những món hải sản tươi ngon, màu sắc bắt mắt, hương vị hấp dẫn được du khách thưởng thức ngay bên bờ biển lộng gió đã trở thành một trong những yếu tố hấp dẫn, góp phần thu hút du khách đến với Quảng Bình.
Hải sản Quảng Bình không chỉ là để thưởng thức tại chỗ mà còn là quà để khách du lịch mang theo về.
Theo Sở Du lịch Quảng Bình, hè này, du lịch biển ở đây có thêm các dịch vụ thể thao trên biển, như lướt ván, mô-tô nước, dù bay, đua thuyền buồm; các sản phẩm du lịch đường sông trên dòng Nhật Lệ, sông Son, sông Chày; các dịch vụ giải trí ban đêm bên bờ Nhật Lệ... để phục du khách.
Du lịch: Đừng chỉ dựa vào các mùa lễ! Một năm có một mùa hè, mấy ngày nghỉ Tết và vài dịp lễ là mùa làm ăn của ngành du lịch. Trong khi du khách có 52 dịp cuối tuần, 365 ngày để du lịch và làm việc. Làm gì để tăng sức hút các mùa du lịch, vượt qua mùa vụ để lên chuyên nghiệp? Câu hỏi cũ vẫn chờ lời...