Khách đi tàu dè chừng bị lừa tài sản dịp lễ
Các đối tượng lừa đảo giả vai người tốt bụng mời mọc khách đi tàu uống rượu bia, nước ngọt, ăn bánh kẹo… để thừa cơ lột trang sức, tiền bạc. Thủ đoạn trộm cắp này tái diễn trong dịp nghỉ lễ.
Hành khách tuyệt đối không sử dụng đồ ăn, thức uống của người lạ khi đi tàu xe
Ngày 29/4, ông Bùi Quang Hưng, trưởng XN toa xe Sài Gòn cho biết: “Các đối tượng lừa đảo khá tinh vi này hoạt động từ nhiều năm nay. Dịp trước Tết nguyên đán, quần chúng, lãnh đạo địa phương kết hợp với ngành đường sắt ngăn chặn được nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, dịp 30/4 và 1/5 này, hành khách trên tàu đông, các vụ lừa đảo dễ có cơ hội tăng đáng kể”.
Theo ông Hưng, mấy ngày nghỉ lễ, bọn trộm cắp, lừa đảo thường xuyên mua vé tàu tuyến từ Sài Gòn đi Hà Nội hoặc các tuyến ngắn đường. Chúng chia nhau vào ngồi ở các toa và tỏ ra hào phóng khi mời mọc tất cả mọi người ăn, uống… có thuốc ngủ. Chúng chờ tới lúc hành khách mê mệt, sà vào người họ và móc điện thoại, lột tiền, vàng… Một số trường hợp đợi hành khách đi vệ sinh để thực hiện ý đồ đen tối của mình.
Tại các tuyến từ Đà Nẵng, Huế về ga Đồng Lê (Quảng Bình) , ga Yên Trung (Hà Tĩnh)…, , nhiều trẻ em thất học và lưu manh lai vãng bên ngoài cửa tàu ở những điểm dừng ga lẻ, lợi dụng cướp giật khi hành khách quên kéo cửa sổ, để lộ túi xách và các tài sản có giá trị. …
Chúng mạo hiểm cả mạng sống, ém mình treo nóc tàu hoặc đeo mình trên cửa, “ăn xin” bằng vô số những lời lừa gạt kiểu: Bị bệnh tật cần tiền chữa trị, nhà nghèo bị ba mẹ bỏ rơi… Xin không được thì chúng ném đá…
Chị Hồ Thị Hiền, SV năm 3 trường ĐH Sư Phạm Huế đi tuyến Huế – Quảng Trị trên tàu TN2, kể: “Một người đàn ông trạc tuổi 40 nói có con bị bệnh tim, tôi tin lời, thương cháu bé nên cho tiền. Xuống ga, lão mất hút còn mấy bà hàng nước thì bảo ông ấy lên taxi đi chơi rồi”.
Trần Thị Huyền Trang, SV trường Cao đẳng nội vụ Đà Nẵng đi tuyến ga Hương Phố, sợ hãi nhớ lại: “Hôm qua, tôi đi tới Quảng Bình thì bị một hòn đá văng ngay trán. Có một bàn tay thò từ cửa sổ định hốt đồ đạc của tôi treo ở tường. May mà có người chụp lại kịp”.
“Hành khách nên cảnh giác cao độ, không tin tưởng vào những người lạ, những người mới quen để đảm bảo sức khỏe cũng như tránh sự mất mát về vật chất”, Trưởng XN toa xe Sài Gòn nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo PLVN
Nỗi khổ nghề truyền thông game ngày Tết đến
PR (Public Relation - Quan hệ công chúng) game online, những người đại diện, phát ngôn chịu trách nhiệm xây dựng quan hệ giữa game online với các đối tác, nghe qua, tưởng như là một công việc nhẹ nhàng và chỉ có mỗi việc "chém gió" quanh năm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công việc làm PR, thật ra, không hề nhẹ nhàng, đơn giản như mọi người vẫn tưởng, đặc biệt là những ngày cận tết.
Tâm sự PR, nghề không nặng nhọc nhưng cực
Là người đã, đang làm việc trực tiếp với nhiều PR, cho nên tôi có cơ được kết bạn và may mắn, có quan hệ thân thiết với một số PR của các nhà phát hành game. Vì vậy, tôi đã được nghe họ kể về những vất vả, cực nhọc trong công việc tưởng như dễ dàng và nhàn hạ.
Nếu như bạn suy nghĩ rằng một công việc khó khăn, vất vả tương đương với một công việc nặng nhọc thì đúng PR là nghề nhẹ nhàng gần như là nhất trên thế giới. Họ hiếm khi phải bê vác, phải sử dụng tới sức khỏe và cơ bắp trong công việc, công việc của họ, nhìn vẻ ngoài thì đúng là thứ mà đa số trong chúng ta yêu thích: buôn chuyện, chém và kết bạn.
Tuy nhiên, công việc của một PR không chỉ có như vậy, nó rộng và phức tạp hơn nhiều. Hãy lấy ví dụ ngay bằng một thông báo tuyển dụng của VNG - NPH game online lớn nhất Việt Nam hiện nay xem công việc của một PR là gì?
- Đảm bảo việc quảng bá và xây dựng hình ảnh truyền thông cho sản phẩm Game online.
- Xây dựng kế hoạch truyền thông theo yêu cầu của Trưởng bộ phận và theo lịch của sản phẩm.
- Hoạch định kinh phí và hiệu quả truyền thông đạt được.
- Lập và thực hiện kế hoạch PR.
- Tạo mối quan hệ tốt với cơ quan báo chí, phóng viên, đối tác.
- Xử lý khủng hoảng trong truyền thông nếu có, đảm bảo sự an tòan cho sản phẩm.
- Tổ chức các event truyền thông.
- Báo cáo hiệu quả truyền thông.
Như các bạn có thể thấy, "chém gió" chỉ là một phần nhỏ (tất nhiên, rất quan trọng) trong công việc của một PR Game online và họ còn cần thực hiện tốt và đáp ứng rất nhiều nhu cầu của công việc. Bạn cần những tố chất, kiến thức và khả năng đáp ứng được đầy đủ những công việc trên. Nhiều khi, do tính chất công việc nên những PR phải thức liền 2 3 ngày chạy cho kịp event, plan.
Làm PR, đôi khi sự vất vả trong công việc không quan trọng bằng cái nhìn của mọi người xung quanh với công việc của mình. "Lúc đầu, chị bảo đi làm PR, bố mẹ chị còn... cấm vì liên tưởng đến nghề PR bán rượu bia, thuốc lá trong vũ trường hay tương tự... Phải thuyết phục mãi gia đình mới hiểu em ạ".
Và những ngày giáp tết bận rộn, xa nhà
Làm PR Game online, những ngày mà người ta rỗi rãi, thường nhàn còn những dịp lễ, nghỉ, hè... đặc biệt là tết, thực sự là những khoảng thời gian "ác mộng".
Mỗi dịp lễ tết, như truyền thống của chúng ta là một dịp quan trọng để gặp gỡ, tặng quà, xây dựng mối quan hệ với các đối tác, khách hàng của các công ty game online và vì thế, công việc của những PR Game trong dịp này lại muôn phần bận rộn. Ngoài những kế hoạch, thực hiện và giám sát hiệu quả của các event nhân dịp tết, quản lý hiệu quả của những chương trình truyền thông, PR còn phải "đối mặt" với hàng chục cuộc hẹn, tất nhiên vì công việc, trong khoảng 10 - 15 ngày trước tết.
"Sản phẩm của mình có quan hệ với khoảng 40 đầu báo, tức là trong khoảng này 2 chị em phải "chạy" khoảng từng đấy, hơn nữa, nhiều khi, không phải cứ hẹn là người ta sẵn sàng gặp mình, cuối năm ai cũng bận rộn cả. Mấy ngày này cứ coi như từng sáng để tối "long xòng xọc" ngoài đường để đến kịp giờ mấy cuộc hẹn. Vất vả lắm" - một nữ nhân viên PR tâm sự.
Trong giới PR Game online, đa phần là nữ bởi vậy vào những ngày cận tết, ngoài công việc, họ còn phải lo lắng, dành thời gian công sức cho gia đình. Điều này đặc biệt đúng với hơn với những nữ PR Game online đã có gia đình và... còn ở chung với bố mẹ chồng.
"Cứ gần tết mà mình nhiều khi phải đi đến tối mịt mới về. Về đến nhà, mẹ (mẹ chồng) cứ lườm bằng ánh mắt hình viên đạn rồi bóng gió đủ điều. Dù cho là do công việc nhưng mình cũng không dám nói gì. Đành cắn răng mà làm nốt việc thôi. Nhiều khi, muốn đi sắm tết cùng gia đình như bao người khác nhưng cứ phải chờ đến 29 hay 30 mới được đi. Vội vội vàng vàng, cực lắm em ơi", một nữ nhân viên PR tâm sự.
Với PR các công ty game online lớn, còn một "nỗi sợ" lớn với họ là việc họ phải đi công tác xa nhà (do yêu cầu cần gặp gỡ trực tiếp với các đối tác và những kế hoạch event quan trọng). "Năm nào cũng thế, cứ tầm 20 tết là mình lại phải đi ra Hà Nội chừng 4 5 ngày để gặp gỡ mọi người... Nhiều khi, gia đình không muốn đâu nhưng thôi, công việc đã thế biết làm thế nào", đó là tâm sự chung của rất nhiều PR-man hiện tại.
Kết
Công việc nào cũng vậy, luôn có những cái khó khăn, vất vả của nó, PR game cũng vậy. Đừng nghĩ đây là một công việc nhàn rỗi, chỉ có "chém gió". Hãy thông cảm phần nào cho những PR game, nhất là những ngày này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tết đến: Người người vui, gamer Việt lại... chán Tết Nguyên Đán - Dịp lễ vốn luôn tạo cảm giác háo hức cho tất cả người Việt nói chung - chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là tới. Đây là dịp nghỉ lễ dài ngày quý giá, giúp các gia đình sum họp hoặc đi du lịch sau cả năm trời làm việc, chính vì thế từ người già đến trẻ...