Khách đến giao dịch tại ngân hàng không phải tháo bỏ khẩu trang
Đối với các giao dịch/hoạt động bắt buộc phải nhận diện khách hàng, nhân viên ngân hàng đề nghị khách hàng tạm thời tháo bỏ khẩu trang để nhận diện, sau đó có thể tiếp tục đeo khẩu trang.
Ảnh minh họa. (Nguồn: CTV/Vietnam )
Ngày 31/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành ngân hàng triển khai một số nội dung phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành ngân hàng triển khai một số nội dung.
Theo Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin, diễn biến liên quan từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra; từ Bộ Y tế, các Bộ, ngành và địa phương để triển khai ngay các biện pháp phòng, chống theo hướng dẫn.
Cùng với đó, các đơn vị phải chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong đơn vị mình như: đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm… tại trụ sở cơ quan, nơi làm việc; hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ người lao động trong đơn vị mình thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như cung cấp và sử dụng khẩu trang, dung dịch rửa tay…
Video đang HOT
Đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thống đốc chỉ đạo từ nay cho đến khi thông báo hết dịch của cơ quan chức năng, triển khai các biện pháp liên quan đến hoạt động giao dịch với khách hàng như sau: Không yêu cầu khách hàng đến giao dịch phải tháo bỏ khẩu trang trước khi vào trụ sở như Ngân hàng Nhà nước đã quy định tại văn bản số 7777/NHNN-PHKQ ngày 16/10/2018 về việc tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm cướp tiền tại ngân hàng, đảm bảo an toàn kho quỹ, giao dịch tiền mặt.
Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng vẫn phải tăng cường các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật và theo thẩm quyền để bảo đảm an toàn tuyệt đối tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong giao dịch và trong kho tiền; ngăn chặn các trường hợp lợi dụng dể gây mất an ninh, an toàn khi giao dịch.
Đối với các giao dịch/hoạt động bắt buộc phải nhận diện khách hàng, nhân viên ngân hàng đề nghị khách hàng tạm thời tháo bỏ khẩu trang để nhận diện. Sau khi hoàn thành thủ tục, khách hàng tiếp tục đeo khẩu trang (nếu có nhu cầu) trong quá trình giao dịch. Nhân viên ngân hàng có thể sử dụng khẩu trang khi thực hiện giao dịch, tiếp xúc với khách hàng nếu cần thiết.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị/Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quán triệt, phổ biến đến toàn thể cán bộ trong đơn vị mình thực hiện nghiêm và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về kết quả triển khai các nội dung nêu trên.
Cũng nhằm đối phó với tình trạng dịch cúm virus corona, từ ngày 31/1, ABBank đã triển khai khu vực có nước rửa tay diệt khuẩn và cung cấp khẩu trang miễn phí để khách hàng tới giao dịch./.
Theo Thúy Hà (Vietnamplus.vn )
Xúc tiến đầu tư và Thương mại Việt Nam-Campuchia năm 2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Hun Sen đồng chủ trì Hội nghị Xúc tiến đầu tư và Thương mại Việt Nam-Campuchia 2019.
Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Hun Sen và đoàn đại biểu cấp cao sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao cùng Hội đồng Phát triển Campuchia của Vương quốc Campuchia tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam-Campuchia năm 2019 tại Hà Nội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.
Hội nghị do thủ tướng hai nước đồng chủ trì với sự tham dự của khoảng 500 đại biểu đến từ các cơ quan bộ, ngành, địa phương của Việt Nam và Campuchia, các doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội hai nước và các cơ quan thông tấn báo chí. Bên lề Hội nghị, có hơn 40 doanh nghiệp Việt Nam tham gia trưng bày, triển lãm, giới thiệu về công ty và các sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động đầu tư, thương mại của mình đã, đang và mong muốn hiện diện tại Campuchia.
Tại Hội nghị, hai cơ quan quản lý về đầu tư của hai nước là Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam và Hội đồng Phát triển Campuchia đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư làm cơ sở để tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác chặt chẽ trong công tác thúc đẩy hoạt động đầu tư, giao thương giữa hai bên ngày càng mở rộng và hiệu quả.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Campuchia Hun Sen truyền tải thông điệp kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đầu tư vào Campuchia trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, vận tải và logistic, xây dựng và vật liệu xây dựng, giáo dục và đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp. Thủ tướng Hun Sen cho biết chính phủ Campuchia đang nỗ lực hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua cơ chế đối thoại chính phủ và doanh nghiệp, cắt giảm các chi phí kinh doanh, xây dựng dự thảo Luật mới về đầu tư và đặc khu kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã năng động đầu tư, kinh doanh và góp phần phát triển kinh tế xã hội mỗi nước, chỉ đạo các bộ ngành hai nước tiếp tục nỗ lực, hoàn thiện các quy định pháp luật, hỗ trợ, phục vụ cộng đồng doanh nghiệp để thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước tăng cường sáng tạo, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực. Thủ tướng cũng hoan nghênh các nhà đầu tư Campuchia đến với Việt Nam và yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Campuchia thực hiện đầu tư có trách nhiệm, bền vững và đóng góp các mặt kinh tế, xã hội cho đất nước Campuchia.
Các đại biểu dự hội nghị.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến hết tháng 9/2019, có 178 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đăng ký đầu tư sang Campuchia với tổng vốn đăng ký là khoảng 2,8 tỷ USD. Việt Nam đứng thứ 5 trong số các quốc gia có đầu tư vào Campuchia. Riêng 9 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đăng ký đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia đạt 50,4 triệu USD, tăng 49,5% với cùng kỳ năm 2018.
Hoạt động đầu tư của Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực: nông nghiệp, ngân hàng, viễn thông - công nghệ thông tin, sản xuất công nghiệp, chế biến - chế tạo... Trong đó, nhiều dự án đã đi vào hoạt động, có hiệu quả và đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương của Campuchia thông qua việc nộp ngân sách, đóng góp an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm, đào tạo và nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động, góp phần phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực dự án.
Campuchia có 21 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 63,7 triệu USD, đứng thứ 54 trong 132 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tủy sản, tiếp sau là lĩnh vực kinh doanh thương mại, vận tải kho bãi, công nghệ chế biến, chế tạo. Riêng 9 tháng đầu năm, Campuchia đầu tư vào Việt Nam 3,2 triệu USD.
Năm 2018, tổng kim ngạch hai chiều Việt Nam - Campuchia đạt 4,7 tỷ USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ. Riêng 8 tháng đầu năm 2019, kim ngạch thương mại giữa 2 nước đạt 3,54 tỷ USD, tăng 13,91% so với cùng kỳ năm 2018, hướng đến đạt mục tiêu 5 tỷ USD trước năm 2020.
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Ông Trần Bắc Hà: Từ Chủ tịch ngân hàng đến sóng gió cuối đời Cựu Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà tử vong khi đang bị tạm giam để điều tra về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" theo điều 206 Bộ luật Hình sự 2015. Theo Linh Anh (Tiền Phong)