Khác ý Trump, gần 100% Thượng viện Mỹ chọn trừng phạt Nga
Nếu ông Trump phủ nhận dự luật trừng phạt Nga, Quốc hội nước này vẫn có quyền phản bác và đưa thành luật.
Dự luật trừng phạt mới sẽ nhằm vào Nga vì cho rằng Moscow đã can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.
Với 98 phiếu thuận và 2 phiếu chống, Thượng viện Mỹ vừa đã thông qua dự luật trừng phạt mới với Nga, Iran và Triều Tiên vào 27.7, bất chấp quan điểm không ủng hộ trừng phạt Nga của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngoài ra, dự luật cũng chặn quyền giảm nhẹ cấm vận của Tổng thống Donald Trump với Moscow nếu không được Quốc hội Mỹ đồng ý.
Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn bày tỏ thiện chí với Nga và muốn hòa giải căng thẳng hai bên. Cuộc gặp mới đây nhất của ông Trump và Putin được xem là tín hiệu khởi đầu tốt đẹp cho quá trình phá băng giữa hai cường quốc.
Cuối ngày 27.7, Nga cảnh báo nước này sẽ trả đũa nếu Washington ủng hộ dự luật của Thượng viện nhằm áp đặt lệnh trừng phạt mới lên Moscow. Liên minh châu Âu cũng lên tiếng cho biết lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng tới an ninh năng lượng của khối này.
“Tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận, cho phép gửi trực tiếp yêu cầu cấm vận tới bàn làm việc của tổng thống”, Thượng nghị sĩ Bob Corker, chủ tịch Ủy ban Quan hệ Quốc tế Thượng viện, nói.
Ông cho biết Thượng viện sẽ sớm thông qua lệnh trừng phạt Nga và Iran được thông qua hồi giữa tháng 6 vừa rồi. Ngoài ra, lệnh cấm vận nhằm vào Triều Tiên của Hạ viện cũng sẽ được kí. Sau dự luật cấm vận Triều Tiên bị trì hoãn từ giữa tháng 6, rất có khả năng lệnh cấm này sẽ được thực thi trong tháng 9 tới.
Nếu dự luật được Thượng viện thông qua, nó sẽ được gửi tới Tổng thống Trump để kí thành luật hoặc phủ quyết. Dù vậy, khả năng phủ quyết của ông Trump là rất hạn chế vì Quốc hội có thể phản bác và dự luật vẫn trở thành luật.
Video đang HOT
“Đây là điều đáng buồn xét từ mối quan hệ Nga-Mỹ hiện nay”, Dmitry Peskov, phát ngôn viên điện Kremlin, nói. “Chúng tôi coi đây là hành động cực kì thiếu thân thiện của Mỹ”. Ông Peskov cho biết Tổng thống Nga sẽ cân nhắc các biện pháp trả đũa thích hợp. Thứ trưởng Ngoại giao Nga từng cảnh báo động thái của Mỹ có thể khiến hy vọng làm dịu căng thẳng hai bên bị dập tắt hoàn toàn.
Theo Danviet
Chân dung nhà ngoại giao TT Trump đề cử làm tân đại sứ tại Việt Nam
Với hơn 20 năm trong ngành ngoại giao, từng là cố vấn cấp cao về chính sách châu Á cho Tổng thống Obama, ông Daniel Kritenbrink được biết đến là người luôn tận tụy vì công việc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/7 đề cử ông Daniel Kritenbrink làm đại sứ mới tại Việt Nam. Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội xác nhận với Zing.vn thông tin nhà ngoại giao kỳ cựu Daniel Kristenbrink được đề cử cho chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Mỹ tại Việt Nam.
Nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết ông Kritenbrink là nhà ngoại giao chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm xử lý các vấn đề liên quan tới châu Á. Kritenbrink còn được biết đến như một người luôn tận tụy vì công việc, nỗ lực để tạo nên giá trị trong suốt cuộc đời mình.
Muốn làm nên điều khác biệt
Theo World-Herald Bureau, Kritenbrink lớn lên ở nông trại vùng Ashland, bang Nebraska, với lối sống đậm chất miền Trung Tây. Tim Washburn, người bạn thời thơ ấu của Kritenbrink, có lần kể lại khoảnh khắc họ cùng nhau nói về những dự định tương lai.
Vào một tối mùa đông nọ, những cậu học sinh trung học ngồi trên chiếc xe Chevy Nova đời 1974, trong cái giá lạnh của Nebraska. Họ say sưa bàn về những kế hoạch cuộc đời.
"Tôi thực sự muốn làm nên điều khác biệt, cho dù là trong công việc gì đi chăng nữa", Washburn nhớ lại điều Kritenbrink đã nói với ông đêm hôm đó.
Ông Kritenbrink từng đảm nhiệm chức vụ phó đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, nói thành thạo tiếng Trung và tiếng Nhật. Ảnh: Yonhap.
Kritenbrink luôn bày tỏ lòng trân trọng với thị trấn bé nhỏ miền Trung Tây đã cho ông được trưởng thành cùng những giá trị tốt đẹp.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Kritenbrink theo học khoa học chính trị tại Đại học Nebraska ở Kearney, nơi ông bắt đầu có hứng thú với các vấn đề quốc tế và quyết tâm phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.
"Tôi bị cuốn hút bởi con người và những nền văn hóa khác", Kritenbrink nói. "Tôi có niềm đam mê với lịch sử và chính trị".
Thầy của Kritenbrink, Giáo sư Thomas Magstadt giờ đã nghỉ hưu, vẫn nhớ nhiều kỷ niệm về người học trò đã để lại trong ông ấn tượng sâu sắc.
"Cậu ấy gây cho tôi ấn tượng rất mạnh mẽ", Magstadt nói. "Cậu ấy như miếng bọt biển vậy, cứ hấp thu mọi thông tin và kinh nghiệm".
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Virginia, Kritenbrink định học tiếp tiến sĩ nhưng đã bỏ kế hoạch này sau khi ông được tuyển vào Bộ Ngoại giao vào năm 1994. Năm 1996, ông kết hôn với bà Nami, đồng nghiệp tại Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo. Họ có với nhau hai người con.
Nhân vật chủ chốt trong Bộ Ngoại giao Mỹ
Ông Kritenbrink hiện làm cố vấn cao cấp của Bộ Ngoại giao về chính sách đối với Triều Tiên. Từng đảm nhiệm chức vụ phó đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, ông nói thành thạo tiếng Trung và tiếng Nhật.
Tại Bộ Ngoại giao, ông Daniel Kritenbrink từng phụ trách một trong những vấn đề hóc búa nhất của đối ngoại Mỹ: chính sách với Triều Tiên. Ảnh: Whitehouse.
Sự nghiệp ngoại giao từng đưa ông tới những nơi xa xôi như Kuwait ở Trung Đông. Cuộc sống tại đó không tránh khỏi việc gây những bất tiện cho ông và gia đình. Nhưng Kritenbrink hoàn toàn tỏ ra hài lòng với sứ mệnh được giao, cho đó là một phần tính chất nghề nghiệp. Ông nói rằng phần thưởng lớn nhất khi làm công việc đó là có thể giúp đỡ người dân Mỹ ở xa quê hương.
Nhà ngoại giao 49 tuổi cũng từng đảm nhiệm chức giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, và là cố vấn cao cấp về chính sách châu Á cho Tổng thống Barack Obama.
Ông Kritenbrink là một trong những nhân vật chủ chốt chịu trách nhiệm về chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Obama năm 2016.
Tháng 5/2016, trước thềm chuyến thăm lịch sử, ông Kritenbrink khẳng định sau khi quan hệ hai nước đã đạt được những tiến triển vượt bậc trong 20 năm qua, cho biết phía Mỹ mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác hơn nữa với Việt Nam trên một loạt lĩnh vực từ giáo dục, cứu trợ thảm họa, viện trợ nhân đạo, gìn giữ hòa bình cho tới an ninh hàng hải.
Việc phụ trách một trong những vấn đề hóc búa nhất của đối ngoại Mỹ - chính sách đối với Triều Tiên - khiến Daniel Kritenbrink trở thành nhân vật đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhân sự Nhà Trắng. Ông từng tư vấn trực tiếp cho Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice và Tổng thống Obama.
Theo Ngụy An (Zing News)
Trùm nhà băng Brazil đi tù: Khi tỷ phú cũng phải "khóc" Từ vị thế của tỷ phú giàu thứ 13 Brazil với khối tài sản hơn 2,5 tỷ USD, trùm ngân hàng Andre Esteves đã phải ngậm ngùi từ biệt cuộc sống xa hoa để chuyển tới một phòng giam chật chội, hôi hám và đầy chuột. Người xưa có câu "một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài", để thấy rằng đây...