“Khắc tinh” của các loài rắn độc miền biên viễn
Những người dân ở bản Khuông, xã Thông Huề – Trùng Khánh (Cao Bằng) vẫn truyền tai nhau về ông lão “khắc tinh” của các loài rắn độc. Dù người bị rắn cắn gần “thập tử nhất sinh” nhưng ông Triệu Văn Quán vẫn cứu giúp thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.
Nằm dưới chân ngọn núi cao vút tầm mắt, ngôi nhà sàn của ông “vua” trị rắn độc cắn cũng đơn sơ, nhỏ bé như bao nếp nhà khác ở cái chốn thâm sơn cùng cốc này. Chỉ có điều con đường dẫn vào nhà ông Triệu Văn Quán đi xuyên qua một quãng rừng tre khiến người ta có cảm giác như lạc vào một mê cung.
Ngồi tiếp tôi là một ông cụ hiền lành, phúc hậu năm nay đã gần 80 tuổi. Khi tôi hỏi về cái danh hiệu “vua” trị rắn độc, ông Quán chỉ cười mà bảo: “Cũng chẳng dám nhận cái tên đấy đâu anh ạ, có ai bị rắn cắn đến nhờ chữa thì tôi chữa cho người ta làm phúc vậy thôi”.
Ông Triệu Văn Quán, người được coi là “khắc tinh” của các loài rắn độc miền biên viễn.
Chầm chậm nhâm nhi chén trà, ông Quán kể cho tôi nghe về cơ duyên đã giúp ông đến với cái nghề hành thiện cứu người, giúp đời. “Năm xưa cụ thân sinh ra tôi có đi sang vùng Hoa Nam ở Trung Quốc để buôn bán cùng một nhóm bạn. Trong chuyến đi đó, khi đang đi vào rừng, một người trong đoàn bị rắn độc cắn đến ngất lịm, người tím tái tưởng chết.
May sao khi đang khiêng người bị rắn cắn tình cờ gặp được một danh y đi ngang qua. Sau khi làm các động tác nắn bóp, người này chạy tới gần đó ngắt một ít lá cây, nhai nát rồi đắp vào phía bên kia của vết thương, sau đó lấy băng quấn lại. Chỉ chưa đầy một tiếng sau, người bị rắn cắn đã khỏe mạnh trở lại như chưa hề bị hề hấn gì cả.
Thấy sự kỳ diệu của loài lá “thần dược”, bố tôi đã mang về trồng tại vườn nhà để đề phòng khi có người bị rắn độc cắn, vì ở cái miền sơn cước này, chuyện bị rắn cắn mà nhất là những loại có chất độc rất hay xảy ra và rất nhiều người đã phải bỏ mạng”, ông Quán kể lại.
Kể từ khi có được thứ thuốc thần chuyên trị rắn cắn, đã nhiều lần bố ông Quán ra tay cứu giúp những người dân trong bản bị rắn độc cắn tưởng chết đến nơi. Và thứ thuốc ấy cũng đã cứu chính bản thân ông Quán trong lần đi rừng đốn củi với cha.
“Tôi vẫn còn nhớ như in lần chết hụt vì rắn độc cắn, đang loay hoay chặt một cành củi khô, bỗng từ đâu một con rắn đỏ như máu lao vụt tới cắn vào cổ tay một cái nhói buốt. Theo cha tôi nói lúc đó thì rắn màu càng đỏ sậm thì chất độc càng mạnh, thấy tôi bị trúng độc, tay tê liệt không cử động được, ông vội lấy mảnh vải buộc thắt chặt vào ống tay rồi cõng tôi về nhà, chạy ra vườn dùng thứ thuốc thần dược mang vào cứu chữa. Chỉ sau một giấc ngủ, tỉnh dậy tôi đã thấy mình khỏe mạnh như thường, cánh tay đau tê trước đó đã cử động lại linh hoạt”, ông Quán nhớ lại.
Anh Chung Văn Ý và cánh tay bị rắn cắn được ông Quán chữa khỏi.
Cũng từ lúc này, ông Quán đã xin cha chỉ dạy cho cách để cứu người khi bị rắn độc cắn cũng như cách trồng và sử dụng loại thuốc lá cây “khắc tinh” của nọc rắn kia. Sau khi cha qua đời, ông Quán trở thành truyền nhân duy nhất còn lại sở hữu phương pháp bí truyền để chữa nọc độc của rắn.
Cứ mỗi lần trong bản hễ có người bị trúng phải rắn độc cắn là ông Quán lại không quản đường rừng hiểm trở, tìm đến để chữa trị cứu người. Ngày ngày, ông Quán miệt mài chăm sóc vườn cây, phơi khô lá và xao chế thành thuốc trị độc rắn với hy vọng hành thiện giúp đời.
Video đang HOT
Theo ông Quán nhớ, kể từ khi hành nghề cho đến nay không biết bao nhiêu người đã qua tay ông chữa trị và thoát chết vì bị rắn cắn. Chẳng kể đâu xa, chỉ mới vài ngày trước khi tôi đến nhà ông. Ngay ở bản Khuông, có chàng trai tên Chung Văn Ý (SN 1989) con ông bà Píu Chinh ở con rắn cạp nong cắn vào ngón trỏ phải lúc nửa đêm khiến cho cả cánh tay thâm tím, phù nề. Tức tốc đến gõ cửa nhà “vua rắn” nhờ chữa trị, anh Ý được con trai cụ Quán là anh Triệu Văn Lạnh chạy ra vườn hái mấy lá cây vào rửa sạch, giã nát, cho vào vải màn rồi băng vào bắp tay phải.
Hơn 30 phút sau, cánh tay phải của anh Ý bớt thâm dần và khỏi hẳn vào sáng sớm hôm sau. Mấy năm trước, anh trai của anh Ý đi bẻ ngô cũng bị con rắn xanh cắn vào tay trái tới mức không thể cử động. Người này được ông Quán chữa trị bằng lá thuốc nên giữ được mạng sống. Trong số hàng trăm người bị rắn cắn được chữa khỏi, cụ Quán nhớ như in một trường hợp hiểm nghèo, phải kiên trì chữa trị mới thoát khỏi tay của tử thần.
“Nhà Nông Thị Phúc ở trong Lũng Thông đi chặt củi bị con rắn đỏ như hòn lửa lao ra cắn trúng bàn tay trái tới ngất đi. Chồng nó đưa xuống đây chưa đắp thuốc phải mất gần một tháng trời. Người Trung Quốc bảo loại rắn đỏ này cắn thì vô phương cứu chữa nhưng già kiên trì đắp lá thuốc vào tay phải, thế là nó cũng sống đấy. Bây giờ nó khỏe rồi”, ông Quán nói.
Loại lá thuốc “thần dược” được ông Quán trồng gần nhà để cứu giúp người bị rắn cắn.
Ông Quán bật mí với tôi, người bị rắn cắn tuyệt đối không được dùng thứ “thần dược” này băng bó vào chỗ bị thương vì làm như vậy sẽ làm cho nọc độc không có lối để bài tiết ra ngoài. Theo ông Quán, để giữ được mạng sống việc trước tiên phải ngừng cử động, sau đó tìm một sợi dây bất kỳ thắt chặt cách vết thương khoảng 20-25cm mà y học gọi là buộc garô. Việc làm này vừa có tác dụng ngăn ngừa chất độc từ vết thương lan nhanh vào cơ thể để kéo dài thời gian chất độc phát tác. Sau đó sẽ dùng lá cây đắp vào vị trí ngược với vị trí bị cắn, giả dụ bị rắn cắn vào tay trái sẽ đắp thuốc vào tay phải hoặc giả bị cắn vào ống chân phải, sẽ đắp thuốc vào ống chân trái.
“Lá của loại cây này có chất nhựa như một dạng kháng sinh có thể ngăn chặn được chất độc của nọc rắn lan khắp cơ thể. Nếu rắn cắn ở bàn tay, cổ tay trái thì bó thuốc ở bắp tay hoặc bên tay phải, chất nhựa sẽ ngấm qua da rất nhanh chóng. Nếu người bị rắn cắn ở vùng cổ và mặt thì cũng làm tương tự”, ông Quán cho biết.
Giờ đã bước sang cái tuổi gần thứ 80 của cuộc đời, ông Quán đã quyết định truyền thứ nghề chữa rắn độc cắn cho con trai thứ hai của mình. Trải qua 3 đời, gia đình ông đã giúp cho không biết bao nhiều người thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Đối với ông, cứu một người là làm phúc cho một người, làm phúc cho càng nhiều người thì tâm càng thanh thản.
Theo Dantri
Đột nhập làng làm miến bẩn
Hãy cùng ống kính phóng viên zoom vào quy trình làm miến siêu bẩn tại làng miến Dương Liễu, Hà Nội.
Càng gần tết nhu cầu về miến trên thị trường càng tăng mạnh. Có mặt tại làng nghề làm miến nổi tiếng Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội những ngày sát tết, chúng tôi không khỏi giật mình trước quy trình làm miến cẩu thả và siêu bẩn tại đây.
Tại hộ sản xuất phía giữa làng, hình ảnh đầu tiên chúng tôi nhìn thấy là cả đống củ dong đầy bùn đất. Mặc dù bám đầy đất nhưng dong làm miến cũng chỉ được rửa qua loa một lần duy nhất rồi đưa vào máy nghiền.
Củ dong, nguyên liệu làm miến dính đầy bùn được rửa qua loa duy nhất một lần.
Rồi được xúc vào máy nghiền
Bột dong sủi bọt đen ngòm
Bột dong bẩn được lọc tiếp 3 lần và làm trắng hóa chất...
Sự "phù phép" của hóa chất khiến bột dong từ màu đất chuyển sang trắng phau
Những tảng bột dong bẩn, tẩy bằng hóa chất được đưa vào máy nghiền...
...rồi đem vào tráng thành từng phên miến.
Và đem phơi ngay trên miệng cống hôi thối, đen ngòm đầy ruồi muỗi.
Không chỉ quy trình sản xuất siêu bẩn, nhà xưởng và hệ thống thải tại cơ sở này cũng cực kỳ ô nhiễm.
Toàn bộ nước thải đen bẩn từ việc rửa củ rong và lọc bột không được xử lý được thải trực tiếp ra môi trường.
Nguyên liệu đầy bùn đất nhưng với sự phù phép của hóa chất nên miến thành phẩm vẫn có màu trắng
Theo những người dân sống tại làng miến Dương Liễu, để phân biệt được miến có dùng hóa chất hay không thì nhìn màu trắng, vàng là có hóa chất và thuốc nhuộm miến màu nâu xám tuy mẫu mã không đẹp nhưng lại an toàn.
Miến trắng và miến vàng được nhuộm phẩm màu và tẩm hóa chất có bề ngoài bắt mắt.
Miến màu xám đen là miến không sử dụng hóa chất
Theo 24h
"Ước gì tôi chết để đôi chân chồng được khỏe mạnh" Vợ nằm liệt giường 3 năm nay và giờ đây căn bệnh viêm đa khớp sắp lấy đi đôi chân của anh Bảo nếu không chữa trị kịp thời. Nhưng điều anh lo nhất là nếu anh ngồi một chỗ, hai con anh sẽ đối mặt với cảnh đói khát, thất học! Hoàn cảnh sắp rơi vào cảnh bế tắc nêu trên là...