Khắc phục tình trạng tụt nướu răng hiệu quả
Bằng cách sử dụng các nguyên liệu trong thiên nhiên bạn có thể cải thiện tình trạng tụt nướu răng hiệu quả.
Tụt nướu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng?
Tụt nướu có thể xảy ra ở cả hai hàm với bất cứ vị trí răng nào. Nguồn ảnh: Internet
Tụt nướu có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường, khi tấy nướu tụt sâu về phía chân răng, hở ra phần chân răng có màu khác với phần răng bình thường. Phần chân răng này cần được bảo vệ bởi nướu, nếu không sẽ dần bị ăn mòn với môi trường nước bọt và còn ảnh hưởng đến các mạch máu, dây thần kinh quanh răng.
Tụt nướu có thể xảy ra ở cả hai hàm với bất cứ vị trí răng nào, song dễ gặp nhất là ở hàm dưới và răng nanh. Còn răng cửa và răng hàm ít bị tụt nướu hơn, nếu có thì tình trạng tụt nướu này đã xảy ra khá nghiêm trọng ở nhiều chân răng.
Tụt nướu rất thường gặp song không nhiều người hiểu cũng như biết cách điều trị, khắc phục gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như:
Mảng bám, cặn thức ăn dễ dắt vào các khe răng khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, gây ra mùi hôi của răng miệng và dẫn đến nguy cơ sâu răng.
Chân răng nhạy cảm, dễ bị tấn công và tổn thương do vi khuẩn trong răng miệng, dẫn đến các tình trạng như: ê buốt răng, chảy máu chân răng, viêm tủy răng, tiêu xương ổ răng,…
Tụt nướu ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, gây hở các kẽ răng và khiến răng dài hơn, màu sắc răng không đồng đều và sáng đẹp.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nướu là do vệ sinh răng miệng, chăm sóc răng miệng chưa tốt khiến các mảng bám, cao răng tích tụ đẩy nướu tụt xuống phía chân răng. Hầu hết điều trị tụt nướu không quá khó khăn nhưng nếu không chăm sóc tốt, tình trạng này sẽ lại tái phát.
Khắc phục tình trạng tụt nướu răng hiệu quả
Dầu bạch đàn có thể tiêu diệt vi trùng chống viêm. Loại tinh dầu này có lợi trong việc điều trị tụt nướu cũng như kích thích sự phát triển của mô nướu mới. Dầu bạch đàn cũng giúp loại bỏ vi khuẩn có hại và làm giảm sự tích tụ của mảng bám.
Video đang HOT
Cách làm: Thêm một vài giọt dầu bạch đàn vào một cốc nước. Súc miệng bằng nước này.
Uống trà xanh có lợi cho sức khỏe răng miệng. Uống một tách trà xanh mỗi ngày trong vài tuần có khả năng giảm sâu túi trong viêm nha chu và cũng có khả năng cải thiện tình trạng tụt nướu răng.
Mật ong
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng, giúp điều trị tụt lợi chân răng rất hữu hiệu. Khi nướu răng tiêp xúc với mât ong, các hoạt chât trong nguyên liêu này sẽ tiêu diêt vi khuân gây bênh hiêu quả, khiên nướu dân hông hào, bớt sưng viêm hơn.
Đầu tiên, bạn cần vê sinh răng miêng sạch sẽ với kem đánh răng và nước súc miêng dịu nhẹ. Sau đó, lấy tăm bông châm môt lượng mât ong vừa đủ lên vùng lợi bị tụt, để khoảng 5 phút rồi súc miêng lại cùng nước sạch. Kiên trì thực hiện cách này 1 lân/ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Vệ sinh răng miệng kém có thể gây ra 5 hệ lụy nghiêm trọng đe dọa cơ thể
Chuyên gia cảnh báo, không chỉ miệng mà tình trạng sức khỏe cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt.
Tiến sĩ Azad Eyrumlu, nha sĩ tại Phòng khám Nha khoa Banning Dental Group (Vương Quốc Anh) cho biết việc không giữ răng miệng sạch sẽ dẫn đến các vấn đề như bệnh nướu và sâu răng.
Tuy nhiên, không chỉ sức khỏe răng miệng yếu, Tiến sĩ Eyrumlu cho biết thêm, các căn bệnh nghiêm trọng đều có thể xuất phát từ việc thiếu thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng.
Vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến những hệ lụy trầm trọng.
"Cơ thể người rất phức tạp và tất cả các cơ quan, bộ phận luôn hoạt động chặt chẽ với nhau, ngay cả khi chúng ta không nhận ra điều đó. Chẳng hạn, một vết nở loét ở miệng hoặc răng bị va đập mạnh có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn thâm nhập vào máu, từ đó gây ra nhiều vấn đề hơn.
Điều quan trọng là chúng ta nên quan tâm và theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng thường xuyên, đặc biệt cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn.
Nếu có điều gì khiến bạn lo lắng, tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt", Tiến sĩ Eyrumlu giải thích.
Nha sĩ Eyrumlu nêu rõ 5 tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng kém, bao gồm:
1. Các vấn đề về tim
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sức khỏe răng miệng kém có tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch cao hơn, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ.
Tiến sĩ Eyrumlu cho biết, có 2 tình trạng phổ biến về bệnh tim liên quan đến sức khỏe răng miệng là xơ vữa động mạch và cục máu đông.
"Xơ vữa động mạch, nơi tích tụ mảng bám chất béo làm dày thành động mạch và giảm lưu lượng máu, và viêm màng tim trong, khi nhiễm trùng ở nướu răng có thể đi vào máu, có khả năng lây nhiễm sang màng tim.
Bên cạnh đó, một số vi khuẩn mang protein - loại vi khuẩn thúc đẩy cục máu đông có thể làm tắc nghẽn động mạch, khiến tim có nguy cơ bị tấn công. Điều này cũng có thể làm tắc nghẽn động mạch cảnh lưu thông máu lên não, khiến chúng ta dễ bị đột quỵ", ông Eyrumlu giải thích.
2. Vấn đề về hô hấp
Vệ sinh răng miệng kém tạo cơ hội cho vi khuẩn thâm nhập vào hệ hô hấp, có thể ảnh hưởng đến khả năng thở.
Mặc dù hầu hết chúng ta đều biết cần thay bàn chải đánh răng thường xuyên (khuyến cáo 3 tháng một lần), nhưng việc làm này có thể rất dễ quên.
Vì vi khuẩn có thể tích tụ trên đầu bàn chải và di chuyển theo đường máu đến phổi, gây hại cho hệ thống hô hấp và ảnh hưởng đến khả năng thở.
"Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra mối liên hệ giữa nướu răng với bệnh viêm phổi và viêm phế quản", Tiến sĩ Eyrumlu nói, "Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp kiểm soát vi khuẩn và mảng bám để chúng không thể lây lan hay thâm nhập vào hệ hô hấp".
3. Nhiễm trùng máu
Nhiều người coi nhiễm trùng nướu là một bệnh nhẹ, nhưng Tiến sĩ Eyrumlu cho biết nó thực sự có thể gây nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết).
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể phản ứng mạnh với nhiễm trùng và làm tổn thương mô.
"Nhiễm trùng máu có thể phát sinh do nhiễm trùng không được điều trị trong nướu và có thể dẫn đến suy nội tạng, nhiễm độc máu, "ăn mòn" chi và thậm chí gây tử vong.
Nếu tình trạng nhiễm trùng đến mức sưng tấy lên, bạn cần được trợ giúp y tế ngay lập tức để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra", ông giải thích.
4. Sa sút trí tuệ
Các vấn đề răng miệng được chứng minh là có liên quan đến suy giảm trí nhớ.
Một số vấn đề sức khỏe trước đây có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ như viêm lợi, rụng răng và sâu răng.
Nhiễm trùng nướu có thể giải phóng các chất gây viêm, ảnh hưởng trầm trọng đến não và dẫn tới hao hụt tế bào thần kinh não, Tiến sĩ Eyrumlu nói.
5. Vấn đề tiêu hóa
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các vấn đề về tiêu hóa có thể xảy ra do vệ sinh răng miệng kém bởi thức ăn đi qua miệng trước khi đến đường tiêu hóa.
Cả răng và nước bọt đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa bằng cách nghiền nát thức ăn.
Tiến sĩ Eyrumlu cho biết: "Nếu có bất kỳ lý do nào khiến răng không thể phân giải thức ăn thành các mảnh nhỏ thì dạ dày và ruột sẽ phải chịu áp lực lớn hơn để tiêu hóa và xử lý các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể".
Hơn hết, chúng ta nên đi khám răng 6 tháng một lần để đảm bảo theo dõi và vệ sinh răng miệng tốt, có thể kịp thời chăm sóc và điều trị các vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn.
WHO: Gần một nửa dân số thế giới mắc bệnh răng miệng Gần một nửa dân số thế giới, tương đương 3,5 tỉ người, mắc các bệnh răng miệng - phần lớn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, Tổ chức Y tế thế giới cho biết hôm 18-11. Theo WHO, 3,5 tỉ người trên thế giới mắc các bệnh răng miệng - phần lớn ở các nước có thu nhập thấp...