Khắc phục khó khăn ở trường học vùng cao Sơn La
Với đặc thù đóng ở địa bàn vùng cao, vùng sâu rất khó khăn, các trường học ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất. Những năm gần đây, nhiều chương trình thiết thực đã được địa phương triển khai nhằm tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giờ học của các em học sinh trường Tiểu học và THCS Long Hẹ, huyện vùng cao Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Phát huy hiệu quả trường học bán trú
Chúng tôi có mặt tại Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Long Hẹ, huyện Thuận Châu vào giờ ăn trưa của học sinh. Hàng ngày, hơn 600 suất cơm được các thầy cô giáo và nhân viên nhà bếp chuẩn bị với đầy đủ thức ăn. Đúng 11 giờ, sau khi tan học, các em tập trung tại khu nhà bếp để ăn trưa.
Kể từ khi thực hiện chương trình bếp ăn bán trú, hàng tháng, học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn đã được hỗ trợ tiền ăn và gạo theo quy định của Chính phủ. Từ khoản hỗ trợ này, nhà trường đã tổ chức nấu cơm 3 bữa/ngày, giúp học sinh có những suất ăn đảm bảo chất lượng.
Việc tổ chức bếp ăn bán trú đã giúp học sinh và phụ huynh yên tâm hơn. Anh Lò Văn Biên, phụ huynh học sinh ở bản Nà Nôm, xã Long Hẹ chia sẻ, gia đình anh có hai con đang theo học tại trường, khoảng cách từ nhà đến trường hơn 15km. Do nhà xa, không thể đi về trong ngày, các con của anh được hỗ trợ ở tại trường, đến cuối tuần mới về nhà. Nghe các con kể về việc được ăn uống đầy đủ cũng như trực tiếp đến trường để nhìn tận mắt nên bố mẹ rất yên tâm.
Giờ ăn trưa của học sinh bán trú trường Tiểu học và THCS Long Hẹ, huyện vùng cao Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Long Hẹ hiện có hơn 900 học sinh, trong đó trên 600 em thuộc diện được ăn, ở bán trú. So với trước đây, khi chưa tổ chức bán trú cho học sinh, công việc và trách nhiệm của mỗi giáo viên tăng lên nhiều hơn. Mặc dù vậy, các giáo viên của trường luôn cố gắng để đảm bảo bữa ăn, giấc ngủ của các em được an toàn, trọn vẹn. Ông Nguyễn Hồng Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Long Hẹ đánh giá, từ khi tổ chức ăn, ở bán trú cho học sinh, giáo viên của trường vất vả hơn vì ngoài giờ lên lớp còn phải phụ trách, quản lý học sinh. Tuy nhiên, việc tổ chức bán trú cũng tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa học sinh và giáo viên. Khi học sinh ở bán trú, các giáo viên có thêm thời gian để giúp đỡ các em trau dồi, bổ sung kiến thức. Bên cạnh đó, nhờ việc tổ chức ăn, ở tập trung, việc huy động học sinh đến trường và duy trì sĩ số lớp được đảm bảo hơn trước đây.
Chú trọng đầu tư cho vùng cao
Những năm qua, chính quyền và ngành Giáo dục huyện Thuận Châu đã chú trọng chăm lo nơi ăn, nơi ở cho học sinh. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Long Hẹ hiện có 24 phòng học thì mới có 20 phòng được xây dựng kiên cố.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Long Hẹ cho biết, do thiếu phòng, lớp học, Nhà trường phải bố trí thêm các lớp học tạm, bán kiên cố, mượn thêm phòng học của bậc mầm non. Vừa qua, Nhà trường được đầu tư xây mới 4 phòng học kiên cố, tu sửa lại hệ thống bếp ăn và nhà ở bán trú. Những công trình này sau khi hoàn thành sẽ cơ bản đáp ứng được việc học tập và ăn ở cho học sinh.
Video đang HOT
Tình trạng thiếu phòng học kiên cố là vấn đề khó khăn chung của các trường học ở vùng cao huyện Thuận Châu. Trường Tiểu học Co Mạ 1, xã Co Mạ, hiện có 670 học sinh ở hai điểm trường. Với số học sinh như vậy, nhà trường phải bố trí thêm 7 phòng học tạm bằng gỗ để đảm bảo việc học tập. Hệ thống bếp ăn, nhà ở bán trú của học sinh cũng chưa đáp ứng được nhu cầu.
Cô Ngô Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Co Mạ 1 cho biết, hiện nay, các phòng, lớp học cơ bản đáp ứng việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, một số phòng học tạm đã bắt đầu xuống cấp, cùng với đó trường vẫn thiếu các phòng chức năng như phòng thư viện, phòng truyền thống. Hệ thống nhà ở bán trú hiện nay chưa đủ, nhiều em vẫn phải thuê nhà trọ của người dân để ở. Để giải quyết vấn đề này, trong năm học 2018 – 2019, Nhà trường đã được đầu tư xây dựng thêm hai phòng học kiên cố. Bếp ăn bán trú và phòng ở bán trú cho học sinh đang được tu sửa.
Một dãy phòng học mới được đầu tư kiên cố tại trường Tiểu học và THCS Long Hẹ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Theo thống kê của ngành Giáo dục huyện Thuận Châu, toàn huyện có trên 1.600 phòng học, trong đó có 120 phòng học tạm. Hệ thống phòng học ở nhiều nơi đã xuống cấp, các phòng chức năng, phòng phụ trợ còn thiếu. Trong giai đoạn 2017 – 2020, chính quyền địa phương và ngành Giáo dục huyện đã đầu tư gần 60 tỷ đồng để xây dựng các phòng học kiên cố. Trong đó, các trường học tại các xã vùng cao đã được đầu tư trên 40 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hữu Hải, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Châu cho biết, để đáp ứng nhu cầu cơ bản về hệ thống phòng, lớp học và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, thời gian qua, ngành Giáo dục huyện dành nguồn lực đáng kể để duy tu các phòng học, phòng chức năng đảm bảo yêu cầu tối thiểu để giảng dạy và học tập.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tiếp tục hướng dẫn các trường học, các xã huy động nguồn lực xã hội từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, sự đóng góp ngày công của cha mẹ học sinh để sửa chữa, làm mới các phòng học. Phòng phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện Thuận Châu xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện các dự án thuộc chương trình kiên cố hóa trường lớp học; trong đó, chú trọng ưu tiên các địa bàn ở vùng cao, vùng sâu, hướng đến mục tiêu các trường học ở vùng cao sẽ đạt chuẩn quốc gia.
Bài và ảnh: Hữu Quyết
Theo TTXVN
Trường THPT Kim Liên đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Trường THPT Kim Liên (Nam Đàn), Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý nhấn mạnh: Với truyền thống của một ngôi trường ở vùng đất hiếu học, giàu bản sắc, Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà luôn kỳ vọng vào những thành tích to lớn hơn của Trường THPT Kim Liên trong thời gian tới.
Sáng 17/11, Trường THPT Kim Liên (Nam Đàn) tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Sinh Hùng - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Thái Thanh Quý - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các huyện, thành, thị; cùng các thế hệ giáo viên, học sinh của trường. Ảnh: Thanh Lê
Bề dày truyền thống
Trường THPT Kim Liên được thành lập từ năm 1979. Từ mái trường đơn sơ, thiếu thốn, đến hôm nay ngôi trường THPT Kim Liên đã được xây dựng khang trang, bề thế, đạt chuẩn Quốc gia, với quy mô 30 lớp học, gần 1.200 học sinh; có đội ngũ giáo viên giàu tâm huyết, kinh nghiệm, nhiều giáo viên có trình độ thạc sỹ, giáo viên được công nhận dạy giỏi cấp tỉnh.
Kết quả giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng, số lượng học sinh giỏi ngày càng tăng, vị thế của nhà trường ngày càng được khẳng định, là ngôi trường đang giữ ngôi vị quán quân về học sinh đạt số điểm môn thi khối A cao nhất tỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Trường THPT Kim Liên, Nam Đàn. Ảnh: Thanh Lê
Bên cạnh đó, các hoạt động rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng nhân cách cho học sinh được nhà trường quan tâm thực hiện; công tác xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể vững mạnh trong nhà trường được chú trọng, phát huy.
Từ mái trường THPT Kim Liên, nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành, tỏa đi muôn nơi, nhiều người trong số đó là các nhà khoa học, nhà giáo, bác sỹ giỏi, doanh nhân thành đạt, sỹ quan quân đội, nhà lãnh đạo quản lý trong các cơ quan Đảng, Nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
Xứng đáng mái trường trên quê hương Bác
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý nhấn mạnh: Với truyền thống của một ngôi trường ở vùng đất hiếu học, giàu bản sắc, Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà luôn kỳ vọng vào những thành tích to lớn hơn của trường THPT Kim Liên trong thời gian tới.
Đặc biệt, huyện Nam Đàn đang nỗ lực xây dựng thành huyện Nông thôn mới kiểu mẫu, Trường THPT Kim Liên càng phải là một điểm sáng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà.
UBND tỉnh tặng Cờ xuất sắc cho Trường THPT Kim Liên - đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm học 2017-2018. Ảnh: Thanh Lê
Để đáp ứng những kỳ vọng đó, trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, Ban giám hiệu Nhà trường cần tiếp tục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục theo định hướng Chương trình hành động số 33 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ và chuẩn về nghề nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuẩt sắc. Ảnh: Thanh Lê
Cùng đó, chú trọng giáo dục toàn diện nhất là trang bị kỹ năng sống cho học sinh; thực hiện tốt công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh. Tranh thủ tối đa các nguồn lực con người, nguồn lực xã hội để xây dựng cơ sở vật chất và cảnh quan trường học an toàn, thân thiện; xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao trong tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, sớm xây dựng trường trở thành đơn vị trọng điểm về chất lượng cao bậc THPT của tỉnh.
Đối với các thầy cô giáo của nhà trường, cần phải chuyển từ phương pháp truyền thụ tri thức truyền thống sang phương pháp tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức; phải coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật dạy học, tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong dạy học.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Trường THPT Kim Liên. Ảnh: Thanh Lê
Bên cạnh có năng lực giảng dạy tốt, giáo viên cần phải có phẩm chất nhà giáo tốt để dẫn dắt, đủ tình yêu thương để nâng đỡ học sinh thân yêu của mình để nhóm lên ngọn lửa đam mê tri thức, tinh thần hiếu học, tự học và khát vọng vươn lên trong các em.
"Xã hội dẫu có đổi thay phát triển, nghề dạy học vẫn sẽ là "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý", tôi mong các thầy, các cô hãy cố gắng vượt qua những khó khăn bộn bề trong cuộc sống, dành tâm huyết cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp "trồng người đầy thiêng liêng, cao quý như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: "Vinh dự đó thì tượng đồng bia đá nào cũng không bằng" - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý nói.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý mong muốn các em học sinh Trường THPT Kim Liên hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ đủ lớn, đó chính là năng lượng thúc đẩy các em học tập tốt, rèn luyện tốt để mở ra tương lai tốt đẹp; sống kỷ luật để trở thành công dân gương mẫu. Đồng thời, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ tin tưởng và kỳ vọng ở lòng nhiệt tình, khát vọng, nghị lực vươn lên và thành công ở các em.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, Trường THPT Kim Liên vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tặng Bằng khen cho 6 cá nhân. Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 8 cá nhân.
UBND Tỉnh tặng cờ cho Trường THPT Kim Liên - đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm học 2017-2018.
Theo baonghean
Trường tư muốn hưởng ưu đãi phải hiểu và tuân thủ chính sách Nhà nước có chính sách thu hút đầu tư xã hội hóa để nâng cao chất lượng giáo dục, vậy thì tối thiểu chất lượng của trường tư thục phải đạt bằng chuẩn quốc gia. Ngày 5/11, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề "Góp ý chính sách ưu đãi về thuế đối với trường...