Khắc phục khó khăn để giữ thị trường xuất khẩu cá ngừ
Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn do dịch COVID-19 để đưa mặt hàng cá ngừ ra thị trường thế giới.
Chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Bá Hải (Phú Yên). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra không ít khó khăn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Các thị trường quốc tế đều rơi vào tình trạng ngừng giao thương để ứng phó dịch bệnh, thậm chí có nơi hạn chế tụ tập đông người, làm cho các hoạt động ẩm thực, thương mại nhà hàng đình trệ, sức tiêu thụ thực phẩm thủy sản cũng chững lại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn trên để đưa mặt hàng cá ngừ ra thị trường thế giới.
Vướng từ dịch COVID-19
Sản phẩm cá ngừ chế biến của Việt Nam như: phi lê cá ngừ, loin cá ngừ (phần thịt ngon nhất ngay sống lưng), cá ngừ hấp đông lạnh, cá ngừ đóng hộp,… hiện đã có mặt ở hơn 200 thị trường trên thế giới.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 11 đạt hơn 72 triệu USD, tổng xuất khẩu cá ngừ trong 11 tháng năm 2020 là gần 600 triệu USD. Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam với hơn 260 triệu USD. Tiếp đó là thị trường châu Âu với hơn 126 triệu USD. Thị trường Nhật Bản và Đông Nam Á đạt hơn 68 triệu USD. Tuy nhiên, một số thị trường khác gặp khó khăn trong việc tiêu thụ cá ngừ nên giảm nhập khẩu, trong đó có thị trường Ai Cập và Trung Đông.
Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang Ai Cập là hơn 14 triệu USD, chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam và chỉ đứng sau thị trường Israel trong khu vực Trung Đông – châu Phi.
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Bí thư thứ nhất, Trưởng bộ phận Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập, thời gian vừa qua, Chính phủ Ai Cập đưa ra các biện pháp ứng phó với dịch COVID-19 như ban bố lệnh giới nghiêm vào ban đêm, cấm các hoạt động tụ tập đông người, đóng cửa nhà hàng, dẫn đến nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm giảm sút.
Cùng với đó, Ai Cập có chính sách giảm nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại. Đã có thời điểm Ủy ban Công nghiệp của Quốc hội Ai Cập kêu gọi chính phủ tạm ngừng nhập khẩu cá đông lạnh do lo ngại có sự liên quan đến khả năng lây lan virus SARS-CoV-2 trong sản phẩm này.
Các nhà nhập khẩu Ai Cập cho biết tình trạng tiêu thụ chậm trên thị trường trong thời gian qua buộc họ phải cắt giảm nhiều đơn hàng mới trong khi thời gian thu hồi vốn bị kéo dài.
Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ, đặc biệt loại cá ngừ vằn đóng hộp tại các thị trường Trung Đông, Ai Cập vẫn có sự tăng trưởng tốt trong những năm gần đây. Hiện Ai Cập nhập khẩu cá ngừ chủ yếu từ Thái Lan, ước tính khoảng 145 triệu USD mỗi năm. Mặc dù đứng thứ 2 nhưng Việt Nam lại chỉ chiếm 5,6% thị phần. Như vậy, tiềm năng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam còn rất lớn, đặc biệt dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp có xu hướng đa dạng hóa các nhà cung cấp để tránh phụ thuộc vào một nguồn hàng duy nhất, ông Nguyễn Duy Hưng chia sẻ thêm.
Tận dụng lợi thế Hiệp định thương mại tự do để giữ thị trường
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020 đang tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Đối mặt với các biện pháp ứng phó dịch bệnh COVID-19, nhiều quốc gia hầu như đóng cửa giao thương thương mại, bao gồm cả nông sản và thực phẩm. Thế nhưng, ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã cố gắng để việc xuất khẩu sản phẩm cá ngừ không bị ách tắc.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu tiếp tục tác động tích cực tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Các ưu đãi thuế quan mà hiệp định này mang lại đã tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam, nhờ đó xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 11 tiếp tục tăng trưởng tốt.
Tính tổng 11 tháng của năm 2020, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU đạt hơn 126 triệu USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, xuất khẩu sang các thị trường chính trong khối EU là Italy, Đức và Tây Ban Nha đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2019 lần lượt là 60%, 20% và 41%.
Dự báo, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU trong tháng còn lại năm 2020 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt vì các nhà nhập khẩu đang muốn đi trước đón đầu chuẩn bị cho các lô hà ng nhập khẩu vào đầu năm 2021 để được hưởng hạn ngạch ưu đãi thuế quan theo Hiệp định định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA). Sự tăng trưởng này được xem như thay thế cho một số thị trường bị ách tắc do dịch COVID-19.
Có thể thấy EVFTA có hiệu lực đã mang đến triển vọng cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường châu Âu những tháng cuối năm. Đồng thời, đây là bước tạo đà vững chắc cho xuất khẩu thủy sản trong tương lai, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận xét tại “Hội nghị thúc đẩy sản xuất cá ngừ theo chuỗi, chống khai thác IUU” tổ chức tại tỉnh Khánh Hoà hồi tháng 10/2020.
Theo ông Nguyễn Văn Dư, Giám đốc Công ty TNHH Hải Vương (Khánh Hòa), là doanh nghiệp chế biến, kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm từ thủy sản, đặc biệt là cá ngừ đại dương, Hải Vương tận dụng cơ hội mở ra từ EVFTA, công ty đã tiên phong đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến, xuất khẩu cá ngừ đạt chuẩn sang thị trường châu Âu.
Video đang HOT
Trong 11 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp đạt hơn 210 triệu USD, trong đó thị trường EU đạt hơn 50 triệu USD, bình quân khoảng 5 triệu USD/tháng. Từ khi EVFTA có hiệu lực, giá trị xuất khẩu của công ty sang thị trường châu Âu đạt 16 triệu USD, bình quân 8 triệu USD/tháng, tăng 1,5 lần so với bình quân các tháng đầu năm.
Tuy nhiên, EVFTA là lợi thế cực lớn và cũng là thách thức cho ngành thủy sản của Việt Nam. Lợi thế thì ai cũng thấy, nhưng thách thức chính là chúng ta phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu. Nếu làm tốt, chắc chắn xuất khẩu thủy sản Việt Nam không thua kém quốc gia nào, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP nhấn mạnh.
Chính vì vậy, Việt Nam phải thực hiện đầy đủ những quy định về chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định, đồng thời phải truy xuất hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm, cộng thêm miễn giảm thuế thì chắc chắn sức mạnh về xuất khẩu thủy sản nói chung và cá ngừ nói riêng sẽ càng được củng cố trong giai đoạn khó khăn này.
Kinh tế Đà Nẵng lần đầu tăng trưởng âm
Covid-19 và việc là tâm dịch hồi tháng 8 khiến kinh tế Đà Nẵng lần đầu tăng trưởng âm sau 20 năm, với GRDP năm 2020 dự báo giảm 9,6%.
Báo cáo tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng khai mạc sáng 7/12, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng cho biết kinh tế đã không thể duy trì được mức tăng trưởng như những năm trước, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng sụt giảm và có mức tăng trưởng thấp.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 ước đạt 101.233 tỷ đồng, giảm 9,26% so với năm 2019. Sáu tháng đầu năm nay, chỉ tiêu này giảm 3,61% so với cùng kỳ năm trước. Đến cuối tháng 7, Đà Nẵng trở thành tâm dịch Covid-19.
Một khu vực tại Đà Nẵng bị phong tỏa vì có ca mắc Covid-19 hồi tháng 7/2020. Ảnh: Nguyễn Đông.
Khi Đà Nẵng bị bao phủ bởi "bóng ma Covid", thành phố ghi nhận 389 bệnh nhân Covid-19. Ngày ghi nhận nhiều nhất lên đến 45 bệnh nhân. 31 người Đà Nẵng đã tử vong do nhiễm nCoV kèm nhiều bệnh nền.
Đến cuối năm 2020, Đà Nẵng hoàn thành đạt và vượt 3/11 chỉ tiêu đề ra còn lại không đạt kế hoạch. Ngoài chỉ tiêu GRDP, giá trị gia tăng khu vực dịch vụ ước giảm 8%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước giảm 10,5%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước giảm 13,1%; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn là 21.742 tỷ đồng, giảm 29,7% so với dự toán được giao.
Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ năm 2020 ước đạt hơn 2,7 triệu lượt, đạt 34,3% kế hoạch, giảm 62,6% so với năm 2019, trong đó khách quốc tế giảm 69,2%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành ước đạt hơn 15.000 tỷ đồng, đạt 52,6% kế hoạch, giảm 40,7%.
Riêng thu tiền sử dụng đất ước đạt 3.385 tỷ đồng (129,7% dự toán), do thành phố đã tập trung giải quyết các vướng mắc đối với trường hợp chuyển đổi tên nhận quyền sử dụng đất tái định cư còn nợ tiền sử dụng đất, góp phần tạo nguồn thu cho thành phố.
Một công ty dệt may tại Đà Nẵng cố gắng duy trì hoạt động sản xuất hồi tháng 8 - khi thành phố đang trong tâm dịch. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cho rằng năm vừa qua thành phố gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh và bão lũ đã tác động rất lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra hồi đầu năm. Khu vực du lịch, dịch vụ, công nghiệp chịu thiệt hại nặng nề.
"Lần đầu tiên sau hơn 20 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (từ năm 1997), kinh tế của thành phố tăng trưởng âm và kéo giảm tăng trưởng của cả nhiệm kỳ 2020-2025 xuống", ông Quảng nói.
Theo tân Bí thư Thành uỷ, khó khăn này là "phép thử" đối với năng lực lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo và các cấp của thành phố. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế trong cơ cấu của nền kinh tế, sự chưa bền vững trong quá trình phát triển. Qua đó giúp thành phố đề ra những định hướng, giải pháp mang tính bền vững hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Ông Nguyễn Văn Quảng phát biểu tại kỳ họp. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Quảng cho rằng, lãnh đạo và người dân thành phố đã đoàn kết cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn. Một số ngành duy trì được hoạt động sản xuất. Chủ trương tiếp tục thu hút đầu tư đạt được kết quả tích cực với số vốn tăng 4,5 lần so với năm 2019.
"Thu ngân sách gặp khó khăn nhưng vẫn đảm bảo được việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, phòng chống dịch và an sinh xã hội", ông Quảng nói, đề nghị thành phố cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, ban hành các cơ chế, chính sách cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, thu hút các tập đoàn kinh tế lớn vào đầu tư.
Kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng diễn ra từ ngày 7-9/12. Ngoài việc thảo luận về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, kỳ họp cũng sẽ bầu chức danh lãnh đạo chủ chốt như Chủ tịch HĐND thành phố, Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND thành phố.
Giá tiêu hôm nay 7/12: Tăng nhẹ tại Bình Phước, giá vẫn neo cao nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu Giá tiêu hôm nay 7/12 cao nhất 58.000 đồng/kg ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuần qua giá tiêu giảm nhẹ tại các địa phương trọng điểm. Giá tiêu hôm nay 7/12: Tăng nhẹ tại Bình Phước, giá vẫn neo cao nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay hiện được thu mua với...