Khác nhau: cộng hay trừ?
Danh ngôn có câu: “Cần giống nhau một chút để hiểu nhau nhưng cần khác nhau một chút để yêu nhau”. Nhận định này có phần đúng vì khi yêu, người ta thường cuốn hút nhau bởi sự khác biệt giữa đôi bên. Thế nhưng, khi đã thành vợ chồng, cái từng là lực hút ấy có khi lại “chuyển hóa” thành lực đẩy khiến nhiều cặp phải… xa nhau.
LỰC ĐẨY
Ngọc Quang lớn lên trong một gia đình tam đại đồng đường, mọi thứ đều theo khuôn phép, những việc chính yếu phải thông qua các bậc cao niên, con cái không tự ý quyết định. Hoài Anh mất mẹ từ lúc hai tuổi, sau đó cha đi bước nữa, chuyện mẹ kế – con chồng khó tránh khỏi va chạm. Cũng do cô độc từ nhỏ, Hoài Anh sớm tự lập. Quang và Anh là bạn học suốt từ thời phổ thông lên đại học. Khi Quang ngỏ ý muốn tiến xa hơn trong quan hệ, Anh vốn ngưỡng mộ gia đình ba thế hệ của Quang nên đồng ý ngay. Trong thâm tâm, cô muốn chứng tỏ với mẹ kế là mình có khả năng tìm được hạnh phúc riêng. Họ nhanh chóng kết hôn. Thế nhưng, sống chung với nhau chưa đầy một năm mà đôi vợ chồng trẻ cứ bất hòa triền miên. Hoài Anh không sao chấp nhận được thái độ “ba phải” của chồng. Mỗi lần bàn bạc với nhau việc gì, Quang đều gật gù theo vợ nhưng vài ngày sau lại đổi ý. Lý do là Quang đem chuyện nhà mình nói với đại gia đình, hễ người lớn góp ý hay bàn ra là anh nghe theo và không đồng ý với vợ nữa.
Hàng tháng, Quang chỉ đưa vợ tiền cơm nước, còn phần lớn tiền dành dụm được anh gửi mẹ và chị đầu tư giúp mình. Dù Quang cố gắng thuyết phục vợ đó là thói quen từ thuở độc thân, mẹ và chị đều có ý tốt với mình, nhưng Hoài Anh không sao nuốt nổi “trái đắng” này. Do thiếu tình thương từ bé, sớm bươn chải kiếm tiền, Hoài Anh luôn có ý thức tự vun vén cho mình, giờ là cho gia đình riêng của mình, hơn là chia sẻ với người khác. Vì thế, Hoài Anh chẳng giấu được sự bực bội khi chồng có món ngon, vật lạ gì đều biếu, tặng ông bà, cha mẹ trước. Quang quen có mẹ và chị bảo bọc, giờ cộng thêm cô vợ tháo vát nên anh càng yên tâm thụ hưởng, trong khi Hoài Anh xem trọng sự tự chủ, ý chí cầu tiến. Vì thế, chung sống chẳng bao lâu, trong mắt Hoài Anh, Quang chỉ là một người đàn ông bạc nhược mà chị ví von là “nhi đồng thối tai”.
Minh họa: NOP
Cưới xong, vợ chồng không muốn sinh con ngay vì Hoài Anh trúng tuyển chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Singapore. Bị vỡ kế hoạch, Hoài Anh lẳng lặng bỏ thai. Sự việc vỡ lở, dù hiểu quyết định của vợ hợp lý nhưng Ngọc Quang không tránh khỏi cảm giác bị-qua-mặt. Cộng với tác động của gia đình, anh như muốn tránh mặt vợ. Ngày Hoài Anh ra nước ngoài học cũng là lúc họ quyết định ly thân để xem xét lại mối quan hệ.
Video đang HOT
Hai bên gia đình của vợ chồng Quỳnh Như đều có của ăn, của để. Quỳnh Như và chồng là Tiến Minh đều có công việc ổn định. Quỳnh Như là người giản dị, nhạy cảm và mau nước mắt. Lúc yêu nhau, Như luôn hãnh diện với bạn bè vì Minh đẹp trai, cư xử nhã nhặn, xài sang. Những gì anh tặng Như đều là hàng ngoại hoặc hàng hiệu, những nơi họ hẹn hò cũng thanh lịch như chính vẻ bề ngoài của anh. Đến khi lấy nhau, Như mới thật sự chóng mặt vì kiểu mua sắm toàn thứ đắt tiền của chồng. Trong lúc Như vạch kế hoạch tiết kiệm để chuẩn bị có con, thì Minh có thể “nướng” vài triệu đồng cho một sợi dây nịt. Công ty mới chỉ hứa hẹn Minh sẽ có chế độ xe đưa đón riêng kèm những ưu đãi khác, do anh có ý định “nhảy việc” là lập tức Minh bỏ xó chiếc xe máy, chuyển sang đi taxi cho… quen dần với địa vị mới.
Đáng buồn là, Minh càng “chăm chút” cho mình, thì lại càng lơ là với vợ và người thân. Có lần, cha Minh lần lượt đến chơi với những đứa con đang ở riêng. Sau hơn một tuần “chịu đựng” cha lưu lại nhà mình, Minh “đánh tiếng” với anh ruột: “Ba cho anh cái nhà để anh phụng dưỡng ba, giờ anh lại để ba ở nhờ khắp nơi thế này coi sao được”. Dù người anh tế nhị không kể lại với cha thái độ của Minh, nhưng Quỳnh Như cũng xấu hổ thay cho chồng. Thói ích kỷ của Minh khiến cuộc sống chung gặp nhiều cảnh “cười ra nước mắt”.
Ảnh chỉ mang tính minh họa – Ảnh: Phùng Huy
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Một cuộc điều tra gần đây do Bộ VH-TT-DL phối hợp với Tổng cục Thống kê tiến hành, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, tỷ lệ ly hôn đang tăng, mà nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là mâu thuẫn về lối sống (27,7%) còn cao hơn nguyên nhân ngoại tình (25,9%).
Vợ chồng bất hòa hay bất đồng ý kiến là chuyện bình thường, vì hai người là hai cá thể, có tính tình, nhu cầu, sở thích khác nhau. Hơn thế, hai người được nuôi dưỡng trong hai gia đình khác nhau, hấp thụ lối giáo dục khác nhau, tích lũy kinh nghiệm sống và những cách thức ứng xử cũng khác nhau. Khi kết hôn, chúng ta đem tất cả nét không giống nhau đó vào gia đình mới nên khó tránh được va chạm. Tuy nhiên, vấn đề chỉ nảy sinh tùy vào cách chúng ta ứng xử trước những bất đồng.
Thực tế, có những trường hợp sự khác nhau lại bổ sung hiệu quả cho nhau, ví dụ chồng nóng tính, vợ điềm đạm và kiệm lời. Nếu sự khác nhau dẫn đến bất đồng, vợ chồng hoàn toàn có thể tự điều chỉnh, cùng nhau tìm ra thỏa thuận chung để dung hòa một khi yêu thương và mong muốn đem lại hạnh phúc cho nhau. Sự khác nhau dạng này là những biểu hiện thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình, chẳng hạn: chồng muốn ăn cơm sớm, vợ thích ăn trễ chồng muốn cả nhà về quê nghỉ hè kết hợp thăm họ hàng, vợ thích du lịch nước ngoài… Thậm chí, có những điều khác nhau mà không nhất thiết vợ chồng phải thay đổi để “hòa tan”, mà thay vào đó, đôi bên chỉ cần học cách thích nghi và chấp nhận lẫn nhau, ví dụ như khác nhau về sở thích (âm nhạc, thói quen ăn mặc), bạn bè…
Tuy nhiên, cũng có những sự khác nhau rạch ròi đến mức “chỏi” nhau chứ không tạo được động lực cho vợ chồng xích lại gần nhau. Làm sao nhận diện sự khác nhau nào có thể dẫn đến xa nhau? Bà Tuyết Mai, chuyên viên tư vấn tâm lý của tổng đài 1088 cho rằng: Ngày trước, “môn đăng hộ đối” trong hôn nhân nhằm đề cập cán cân về vật chất, gia thế, giai cấp giữa hai họ nhưng ngày nay, “môn đăng hộ đối” cần được hiểu rộng ra là cán cân về văn hóa sống, nhận thức, giá trị sống, cách thức đối nhân xử thế giữa hai cá thể chuẩn bị kết hôn.
Chuyện nhà Quỳnh Như cho thấy, họ bất đồng không đơn thuần là suy nghĩ khác nhau về vật chất, tiền bạc mà sâu xa hơn, người chồng thích làm giàu, còn người vợ thích sống đơn giản vợ muốn hòa đồng, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ người khác trong khi chồng chỉ nghĩ đến mình chủ trương việc gì có lợi mới làm, còn vợ lại không thể thỏa hiệp với cái xấu. Vợ chồng có quan niệm hay cái nhìn cuộc sống khác nhau, tiêu chuẩn sống hoặc mục tiêu sống khác nhau sẽ rất dễ dẫn đến xung đột và có nguy cơ tan vỡ hôn nhân.
Để tránh thất vọng về nhau sau ngày cưới, các bạn trẻ cần tìm hiểu nhau kỹ lưỡng hơn. Quá trình tìm hiểu không đơn giản là biết ưu điểm và nhược điểm của nhau, mà quan trọng là phải hiểu rõ tính cách và quan niệm sống của “đối tác” và cân nhắc xem mình có thể thông cảm, chấp nhận nhau được hay không.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Một chút xao lòng
Có lẽ H. không bao giờ đọc được những dòng chữ này, cũng có lẽ H. không bao giờ muốn đọc những dòng chữ này. Nhưng M. vẫn muốn viết nó. Nhưng M. vẫn muốn H. đọc nó. Không để làm gì cả.
Chỉ để cho H hiểu một điều: Có lẽ M. nên dừng lại thôi! M. cảm thấy sợ. Bây giờ thực sự cảm thấy bối rối và mâu thuẫn! M. không hiểu M. đang làm gì nữa. Thật là buồn cười, đúng không?
Những lúc M. ở cùng H. thật là vui và vô tư. Nhưng M. luôn cảm thấy áy náy và dằn vặt. M. sợ M. càng đi vào sâu thì M càng không có lối thoát
Ngày trước, M. quen biết H. như một sự tình cờ và như một trò cút bắt. Nhưng trò chơi bây giờ đã làm cho M. có linh cảm nó không còn là trò chơi nữa. M. nửa muốn đi tiếp và nửa muốn dừng lại.
Mà chắc có lẽ M. nên dừng lại thôi! Vì H đã ra khỏi trò chơi đó lâu rồi. Và M. biết trò chơi đó trước dây và bây giờ chỉ mình M. chơi thôi!
Chỉ một mình M. loay hoay với những muộn phiền của riêng mình. M. dừng lại đây!
Chúc H. bình an, hạnh phúc.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Anh luôn yêu em Chuột con yêu dấu của anh! Những ngày tháng qua anh luôn cảm thấy mình thật hạnh phúc, anh luôn mơ ước tình yêu của chúng mình mãi mãi bền vững, anh mong sao chúng mình luôn yêu và hiểu nhau. Nhưng em à, đúng là trong cuộc sống luôn có những trái ngang và phức tạp của nó, và nếu chúng ta...