Khác biệt thú vị khi nuôi dạy con giữa phương Tây và phương Đông
Dưới đây là một số phát hiện thú vị về quan niệm trong phương pháp nuôi dạy con của các bậc phụ huynh phương Tây và phương Đông (đại diện là Ấn Độ):
1. Cái tôi cá nhân và tập thể
Các bậc phụ huynh phương Tây tin tưởng mạnh mẽ rằng mỗi đứa trẻ là một cá nhân độc lập có những quyền lợi cần được tôn trọng. Họ hạn chế phê bình, trừng phạt hoặc thúc ép con cái quá nhiều bởi điều này sẽ xâm phạm tới quyền cá nhân. Điều này còn cản trở sự phát triển của con bằng việc kiềm chế sự sáng tạo và thể hiện bản thân của chúng. Cha mẹ phương Tây không muốn con mình thuận theo số đông mà họ hi vọng con mình sẽ chịu trách nhiệm cho chính mình. Họ luôn khích lệ con cái lựa chọn và sự tự do ngay cả khi đôi khi con cái gặp thất bại hoặc không ngại để con tranh luận với mình. Bởi họ tin vào quan điểm cá nhân, thể hiện bản thân, sáng tạo, độc lập và ý chí tự do.
Ngược lại, các bậc cha mẹ người Ấn Độ thì lại cho rằng con cái là một phần của gia đình và xã hội, vì vậy, việc con cái nhận ra rằng mỗi quyết định và hành động của bản thân đều có ảnh hưởng lớn đến gia đình cũng như xã hội là vô cùng quan trọng. Họ cho rằng cách nuôi dạy con cái của phương Tây thật ích kỉ vì chỉ chú trọng đến cá nhân và thật không thích hợp khi coi trọng nhu cầu của mình nhiều hơn nhu cầu của người khác. Cuộc sống của con cái thường có mối liên hệ chặt chẽ đến cuộc sống của cha mẹ, ông bà và cộng đồng. Con cái cần học cách tôn trọng người khác (đặc biệt là người lớn tuổi) và cách ứng xử không được làm mất hòa khí trong gia đình và xã hội. Những bà mẹ Ấn Độ này dường như không mấy quan tâm đến việc thể hiện bản thân và tính độc lập của con cái mà ưu tiên việc con mình có biết tôn trọng người lớn tuổi và quan tâm đến gia mình.
Nếu một người con trong gia đình Ấn Độ phản bác lại lời nói của cha mẹ, nói năng hỗn xược hay học hành không tới nơi tới chốn, cha mẹ cũng không coi đó là điều tự nhiên trong quá trình phát triển như các bậc phụ huynh phương Tây. Người Ấn sẽ coi sự ích kỉ và lầm lỗi là điều không thể chấp nhận được. Con cái được trông đợi sẽ hi sinh cảm xúc cũng như mong muốn cá nhân vì lợi ích của gia đình.
Người Ấn coi sự hi sinh là cao thượng và tốt đẹp, trong khi đó, người phương Tây lại coi đó là một gánh nặng. Chẳng hạn như, một đứa trẻ muốn đi chơi thay vì học bài, hiển nhiên việc học là cần thiết hơn. Nhưng với các bậc cha mẹ người Ấn, họ cho rằng học hành là việc chính đáng bất luận ý muốn của con cái thế nào. Trái với điều này, các bậc phụ huynh phương Tây sẽ thảo luận, phân tích cho con và không muốn xâm phạm quyền cá nhân của con và kìm hãm sự sáng tạo của trẻ bằng việc ép buộc nó phải làm điều mình không thích.
Người phương Tây coi cách giáo dục của các bậc cha mẹ người Ấn nói riêng và châu Á nói chung là sự kìm hãm con trẻ. Họ coi đây là biểu hiện xâm phạm quyền lợi cá nhân của trẻ. Nhưng ngược lại, với người Ấn, điều này là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo rằng con cái sẽ hiểu được vai trò của mình trong gia đình và định hướng cho chúng đi theo con đường cha mẹ tin tưởng sẽ dẫn đến thành công hay hạnh phúc trong tương lai.
Video đang HOT
2. Cách rèn con trong việc học tập
Người phương Tây tin rằng cha mẹ nên tham gia vào quá trình học tập của trẻ và đảm bảo chúng sẽ hoàn thành bài tập về nhà. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của họ với con trẻ cũng là hướng tới sự thích thú khi học tập và tự tin vào bản thân. Đồng thời, các cha mẹ phương Tây cũng quan tâm đến sự cân bằng – vừa khuyến khích, truyền động lực và cảm hứng cho trẻ mà vẫn muốn con được vui vẻ. Họ luôn khen thưởng và động viên chúng rất nhiều.
Ngược lại với các ông bố bà mẹ phương Tây, quan điểm của các bậc cha mẹ Ấn Độ là “Sự vui vẻ cũng tốt nhưng điều đó không giúp con tôi không kiếm được công việc, kiếm tiền nuôi gia đình khi trưởng thành thành. Việc con cái thích xem TV và tụ tập với bạn bè có thể khiến chúng vui vẻ nhưng về lâu dài, nó sẽ hạnh phúc khi học tập tốt tại trường và có một công việc tốt”. Họ cũng ít quan tâm tới lòng tự trọng của con cái. Bởi với họ “Nếu con học tốt thì lòng tự trọng của nó cũng được bồi đắp. Tôi không ngần ngại quát mắng chúng để chắc chắn là chúng học hành chăm chỉ và được điểm cao. Lòng tự trọng chính là phần thưởng cho việc học tập tốt”.
3. Các bậc cha mẹ phương Tây chú ý tới việc đọc còn châu Á chú ý tới toán học
Tất cả các sách nuôi dạy con cái của phương Tây đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc to cho trẻ ở những năm đầu đời. Và có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc chú trọng tới ngôn ngữ với mức độ thành công của trẻ sau này. Họ tin tưởng rằng việc đọc sách cho trẻ hàng ngày sẽ giúp con cái phát triển.
Trong khi đó, hầu hết các bậc cha mẹ châu Á lại luôn ám ảnh tới khả năng học toán của con. Họ thậm chí không đọc sách cho con mỗi ngày khi con còn nhỏ. Mà ngược lại, học thường cố gắng dạy con làm toán khi trẻ mới 3 – 4 tuổi. Những trò chơi như cờ, lắp ghép… thường được khuyến khích hơn.
Theo TPO
Các lỗi tày đình cha mẹ thường hay mắc phải khi dạy con
Không ai bỗng dưng lại có thể trở thành những ông bố bà mẹ tốt. Làm cha mẹ cũng cần phải học và có những bài học rút ra từ chính những sai lầm.
Sau đây là 5 sai lầm thường thấy ở các bậc phụ huynh khi nuôi dạy con.
1. Không nên tùy tiện nói dối trẻ
"Con gái tôi mới hai tuổi, thường xuyên tranh cãi với tôi về việc không muốn đi nhà trẻ" - cô Lan (Đống Đa) chia sẻ. "Một hôm, bé lại làm nũng, không muốn xuống xe, tôi liền chỉ vào ngôi nhà ở bên kia đường và bảo bé rằng đó là nhà của mẹ mìn, làm bé rất sợ. Tôi nói bé có hai lựa chọn: đi nhà trẻ hoặc đến nhà đối diện ở với mẹ mìn. Nhiệm vụ hoàn thành - bé nhà tôi chạy thật nhanh vào nhà trẻ. Một tuần sau đó, người giữ trẻ thường xuyên hỏi tôi về ngôi nhà bên kia đường bởi vì con gái tôi không thể ngừng hỏi về nó. Tôi mệt mỏi khi phải giải thích với mọi người và giờ con gái tôi tin rằng mẹ mìn ẩn núp ở khắp nơi. Sau đó mỗi ngày tôi đều gặp rắc rối với việc đưa con đến trường".
Lời khuyên: Các lời nói dối dù chỉ là những lời nói dối nhỏ cũng rất khó để tiếp tục. Và vì cha mẹ là tấm gương cho con trẻ nên nếu muốn trẻ luôn trung thực, cách tốt nhất là nói thật. Trong trường hợp của cô Lan, cô có thể nói với bé "Mẹ biết con đôi khi không muốn đến nhà trẻ cũng như mẹ không muốn đi làm". Bé sẽ thấy đồng cảm với mẹ hơn và không cố làm loạn khi đến giờ đi học nữa.
2. Nói mà không làm
Khi con trẻ làm điều gì sai, cha mẹ thường hay dọa bé và nhắc nhở về các luật lệ. Nhưng khi bé vẫn tiếp tục mắc sai lầm, nhìn vào khuôn mặt xinh xắn, tội nghiệp của con, họ lại không nỡ thực sự phạt bé. Điều này sẽ khiến bé " nhờn" với các nguyên tắc của người lớn và trở nên khó kiểm soát hơn.
Lời khuyên: Bạn không muốn trở thành người xấu trong mắt con nhưng khi con bạn cư xử không đúng, bé phải nhận hình phạt thích đáng. Các chuyên gia đã chỉ ra khi bạn liên tiếp nói "Nếu con không thôi ném cát, mẹ sẽ thu hồi lại xô cát đó", điều vào tai con bạn là "Mình có thể ném cát thêm vài lần nữa cho đến khi mẹ bắt mình dừng"
3. Thường xuyên đưa ra phần thưởng đi kèm với các yêu cầu
"Con gái tôi luôn rất kén ăn. Có một lần tôi bắt bé ăn hết bữa trưa của mình, đổi lại bé sẽ được ăn một mẩu socola sau đó. Lúc đầu kế hoạch khá thành công. Nhưng rồi đến bữa tối con bé đòi một thanh socola và một chiếc kẹo mút. Không chỉ vậy, con bé cũng chỉ ăn một bằng một nửa bữa trưa." - chị Minh Anh (Ba Đình) chia sẻ.
Lời khuyên: Nuôi dưỡng các thói quen tốt cho sức khỏe cho bé là điều rất tốt. Nhưng thay vì đưa ra các phần thưởng đi kèm, bạn hãy cố gắng sử dụng các lời khuyến khích trẻ như "Mẹ tự hào vì con đã ăn hết suất ăn đó", bé sẽ cảm thấy vui vẻ, tự hào không kém hơn khi nhận được một món quà vật chất nào khác.
4. Sử dụng hình phạt thể chất với trẻ
Cô Hạnh (Hà Đông) tâm sự: "Khi con tôi mới 2 tuổi làm một điều gì sai, tôi sẽ đánh vào tay bé và mắng "Không được!". Cách này vẫn rất hiệu quả cho đến khi bé đến trường và đánh vào tay của tất cả các bạn học khi chúng động vào đồ của bé. Tôi đã không thể mắng bé trong khi chính mình cũng làm điều tương tự"
Lời khuyên: Sử dụng các hình phạt về thể chất để kỷ luật trẻ không phải là cách làm được khuyến khích vì trẻ rất dễ học theo hành động của cha mẹ dù đó là đúng hay sai, và thường gây những tác động tiêu cực đến hình thành tính cách trẻ nhỏ.
5. Nói chuyện dài dòng với trẻ
Vài bậc phụ huynh thường hay "tổ chức" các cuộc nói chuyện dài với con như : đi ngủ đúng giờ là một ý kiến hay vì nó giúp con được nghỉ ngơi đủ cho ngày bận rộn tiếp theo; ăn cơm đúng bữa và đủ chất sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của con... Cố gắng giải thích mọi lí do với một đứa trẻ đôi khi chỉ là một cuộc nói chuyện vô nghĩa vì trẻ có thể không hiểu hết được các từ ngữ uyển chuyển, phức tạp của người lớn và chúng sẽ cảm thấy mệt mỏi với những buổi nói chuyện "nghiêm túc" kiểu này.
Lời khuyên: Trẻ nhỏ không phải là thiếu niên, các lời giải thích dài hoặc các hướng dẫn sẽ nhanh chóng được vứt bỏ khỏi đầu chúng. Hãy nói vào trọng tâm của vấn đề như "Không nên ăn bánh trước khi ăn cơm tối" và hãy sử dụng các từ phù hợp với lứa tuổi của bé.
Ngoài ra, phụ huynh có thể ứng dụng các nguyên tắc sau khi dạy dỗ trẻ:
Chậm mà chắc: Dù bạn cảm thấy rằng bé cần phải làm theo các nguyên tắc mà mình đề ra ngay, nhưng đừng nên nóng vội,hãy chọn ra 2 điều cần thiết nhất và bắt đầu từ đó. Đừng để bé quá mệt mỏi với hàng tá luật lệ.
Cho trẻ lựa chọn: Giả sử con bạn thường hay cáu gắt khi làm một việc gì đó, bạn hãy đưa ra hai lựa chọn cho bé. Điều này vừa dễ dàng hơn cho bé mà vẫn khiến bé cảm thấy mình đang kiểm soát mọi thứ.
Không được nóng vội: Thói quen và nhất là các thói quen xấu luôn cần nhiều thời gian để sửa đổi. Có thể sẽ mất cả tuần hay thậm chí là cả tháng nhưng nếu bạn đủ kiên nhẫn, chắc chắn bé sẽ thay đổi được thói quen xấu đó.
Theo Trí Thức Trẻ
Những lợi thế khi làm mẹ ở độ tuổi 40 Dù bạn "lên chức mẹ" muộn thì bạn vẫn có một vài lợi thế nhất định khi làm mẹ ở độ tuổi này. Dưới đây là những lý do giúp bạn có thể tự hào khi làm mẹ ở ngưỡng cửa 40. 1. Biết rõ cách nuôi dạy con hiệu quả Bạn đã chứng kiến bạn bè của mình thử nghiệm vô số...