Khác biệt du lịch đêm ở Hà Nội và TP.HCM
Không ‘quẩy’ thâu đêm suốt sáng như TP.HCM, hoạt động chơi đêm ở Hà Nội có phần khác biệt, hàng quán đóng cửa sớm hơn, phố vắng về khuya.
Nằm ở 2 đầu Nam – Bắc, TP.HCM và Thủ đô Hà Nội sở hữu nhiều nét văn hóa, trải nghiệm đặc sắc, thu hút hàng chục triệu lượt khách ghé thăm mỗi năm. Bên cạnh nhiều hoạt động diễn ra ban ngày, du lịch đêm cũng là điều mà khách du lịch chọn để hiểu về điểm đến sâu hơn.
Khám phá ẩm thực, ngồi cà phê, đi bar, vui chơi ở phố đi bộ…, là những trải nghiệm thường thấy của du khách khi chơi đêm ở các thành phố lớn. Thoạt đầu nghe có vẻ giống nhau, tuy nhiên khác biệt về địa lý, văn hóa, lịch sử, con người… khiến du lịch đêm tại Hà Nội và TP.HCM mang nhiều nét riêng.
Tham quan đêm
Thủ đô Hà Nội sở hữu một loạt các di tích văn hóa, lịch sử đặc sắc. Để đáp ứng nhu cầu vui chơi, gia tăng trải nghiệm của du khách, Hà Nội liên tục giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch đêm như tour “Đêm thiêng liêng” tại Di tích nhà tù Hỏa Lò diễn ra từ 19-21h, “Trải nghiệm đêm Văn Miếu – Quốc Tử Giám” vào lúc 19-22h với điểm nhấn là show 3D mapping “Tinh hoa đạo học”, “Giải mã Hoàng Thành Thăng Long” hoạt động từ 19h, các tour ẩm thực chợ đêm và tour “Ngọc Sơn – đêm huyền bí” vừa được đưa vào phục vụ du khách từ cuối tháng 1 năm nay.
Du khách trải nghiệm tour đêm khám phá Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Việt Linh.
Nhìn chung, các tour thường mang chủ đề văn hóa – lịch sử, thời gian hoạt động vẫn còn hạn chế, diễn ra khá sớm, từ 18-22h.
Trong khi đó, các tour đêm ở TP.HCM có phần ít hơn, có thể kể đến như “Quận 1 – Sắc màu đêm” với một số hoạt động đa dạng diễn ra 18-24h, tour “Trăng Chiến khu” 18-20h40 tại Địa đạo Củ Chi, Saigon River Sightseeing.
Đặc biệt, “Không ngủ ở Sài Gòn” là tour khám phá những công trình đặc trưng của thành phố trên chuyến xe buýt 2 tầng chạy xuyên đêm đầu tiên trên thế giới ở TP.HCM.
Video đang HOT
Các sản phẩm du lịch đêm mới được TP.HCM cho ra mắt trong năm 2023. Ảnh: Linh Huỳnh.
Các sản phẩm du lịch đêm ở đầu cầu phía Nam đa phần là ngắm cảnh, kết hợp các hoạt động thưởng thức nghệ thuật, ẩm thực, mua sắm. Thời gian các tour diễn ra khá muộn, từ 18-24h, thậm chí xuyên đêm, giúp du khách có cơ hội khám phá vẻ đẹp đặc trưng của thành phố không ngủ.
Ăn đêm
Ở Hà Nội, nhắc đến ăn đêm phải kể đến các hàng quán trên phố ẩm thực Tống Duy Tân, Tạ Hiện, chợ đêm Đồng Xuân… Tại đây bán đa dạng các món như cháo sườn sụn, nem rán, ốc luộc, bánh cuốn, bún ốc, phở… Các hàng quán ở Thủ đô đóng cửa khá sớm, phần lớn chỉ hoạt động đến 23h, 0h, chỉ một ít quán phục vụ đến 2h sáng.
Thực khách dễ dàng tìm thấy hàng loạt những món ngon ở TP.HCM lúc nửa đêm. Ảnh: Duy Hiệu, Linh Huỳnh.
Đến với TP.HCM, hàng loạt phố đêm, phố ẩm thực với nhiều món ngon đặc sắc, hoạt động đến 0h. Nếu đói bụng lúc 2-3h sáng, du khách cũng có thể tìm thấy nhiều quán sáng đèn, nhận khách ở phố “sủi cảo” Hà Tôn Quyền, phố ẩm thực Vĩnh Khánh, nhiều món ăn đêm ở đường Hai Bà Trưng, công viên Lê Văn Tám…
Ngồi cà phê, trà đá xuyên đêm
Giới trẻ Thủ đô thường tập trung ngồi trà đá, trà chanh ở trước Nhà hát lớn, dạo chơi ở hồ Gươm, hồ Tây, cầu Long Biên… Tuy nhiên, các hoạt động này kết thúc khá sớm, thường bắt đầu từ 19h đến khoảng 0h đêm.
Một số ít quán cà phê mở cửa xuyên đêm nằm trên phố Tống Duy Tân là địa điểm dừng chân lý tưởng của người trẻ. Tại quán, nhóm khách thường trò chuyện, tâm sự đến rạng sáng.
Trái ngược với Hà Nội, những quán cà phê mở xuyên đêm ở TP.HCM bao gồm cả không gian trong nhà và ngoài trời, càng đêm càng tập trung đông khách.
Những thương hiệu cà phê 24/7, các quán cà phê cóc ven Bến Bạch Đằng, cà phê bệt khu vực Nhà thờ Đức Bà, cà phê vợt… đều đông nghịt khách đến ngồi uống nước, trò chuyện, thậm chí làm việc, học tập xuyên đêm. Khung giờ cao điểm rơi vào 22h-3h sáng, nhiều bạn trẻ thậm chí ngồi đến khi mặt trời ló rạng.
Khu vực Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố thu hút giới trẻ cà phê xuyên đêm. Ảnh: Linh Huỳnh.
Bên cạnh đó, các bạn dễ dàng nhận thấy sự khác biệt tại những tuyến phố đi bộ, phố Tây khi về đêm. Nếu ở Hà Nội có phố Tây Tạ Hiện thì ở TP.HCM có phố Bùi Viện.
Phố Tạ Hiện nằm trong đường nhỏ, bàn ghế được bày xuống lòng đường để phục vụ thực khách, người đi đường len lõi giữa lối nhỏ còn lại. Còn ở Bùi Viện, đường phố rộng rãi hơn, khách chơi đêm sẽ ngồi trong quán hoặc tại những chiếc bàn đặt sát vỉa hè, ngắm nhìn dòng người đông đúc qua lại.
Phố Tây Tạ Hiện (ảnh trái) và Bùi Viện có cách bài trí, phục vụ khác biệt. Ảnh: Thụy Trang, Linh Huỳnh.
Trong khi phố đi bộ Hồ Gươm thường tập trung đông nghịt người từ 20-22h, đến sau 0h đêm, con phố bắt đầu trở nên thua thớt, vắng dần thì ngược lại, từ sau 22h mới là thời điểm đường Nguyễn Huệ thu hút đông người. Hát hò, nhảy múa, trượt patin, trà chanh tám chuyện… phố đi bộ Nguyễn Huệ trở thành địa điểm vui chơi thâu đêm suốt sáng giữa lòng thành phố.
Ngoài ra, một số cơ sở lưu trú ở khu vực phố cổ Hà Nội có quy định giờ đóng cửa thay vì mở cửa 24/7. Du khách có thể lưu ý những điểm khác biệt trên để có những trải nghiệm trọn vẹn hơn khi du lịch đêm tại các thành phố này.
Có gì đặc biệt bên trong du thuyền cao cấp của Pháp đưa du khách 'đại gia' vừa đến TP.HCM?
Đây là lần thứ hai du thuyền cao cấp Le Lapérouse của Hãng Ponant (Pháp) đến Việt Nam, điểm đến đầu tiên là TP.HCM và cho phép một số lượng khách nhất định tham quan tàu.
Ngày 2-10, tàu du lịch cao cấp Le Lapérouse của Hãng Ponant (Pháp) cập cảng hành khách tàu biển - cảng Sài Gòn (Q.4, TP.HCM).
Khác với du thuyền cao cấp của nhiều nước trên thế giới, các du thuyền cao cấp của Pháp thường được thiết kế để phục vụ phân khúc khách hàng cao cấp, nên chỉ phục vụ dưới 200 người mỗi chuyến, trong đó lượng khách không quá 150 người.
Theo ông Phan Xuân Anh - tổng giám đốc Công ty Tân Hồng, đơn vị chuyên khai thác du lịch tàu biển, tầng lớp đại gia của Pháp không quá nhiều, mức chi trả cho phân khúc này cũng không thực sự phổ biến, nên quy mô khoảng 150 khách/chuyến cho các du thuyền là phù hợp theo tính toán của các hãng tàu.
Tuy vậy, đây là nhóm khách "đại gia" sẵn sàng chi tiêu rất cao và ưu tiên các dịch vụ đẳng cấp.
Le Lapérouse là loại tàu du lịch cao cấp có thiết kế sang trọng, mới được đưa vào sử dụng năm 2018, dài 132m, cao 28m, rộng 18m, độ choán nước 1.370 tấn, đây cũng là con tàu đầu tiên trong 4 siêu du thuyền của Hãng Ponant.
Le Lapérouse có thiết kế nhỏ gọn đủ để tiếp cận các cảng biển mà tàu lớn không thể ghé vào, tàu chỉ có 92 phòng, thiết kế nhiều không gian riêng tư dành cho các cặp đôi hay gia đình. Các phòng đều có ban công và sân hiên riêng để tiếp nhận ánh sáng mặt trời, đồng thời có tầm nhìn vượt tầm mắt ra phía chân trời.
Điểm nhấn của tàu chính là phòng Blue Eye, một căn phòng dưới nước cho phép mọi người có thể nhìn thấy biển cả phía trước, sau và bên dưới tàu. Chi phí thấp nhất cho một hải trình trên tàu này có thể từ 12.000 USD/người.
Tàu cũng được trang bị đầy đủ các dịch vụ nhà hàng, hồ bơi, nhà hát, quán bar, phòng chụp ảnh... để các du khách tận hưởng những dịch vụ đẳng cấp, xa hoa.
Trong lần cập cảng Sài Gòn lần này, tàu Le Lapérouse sẽ lưu đậu 2 đêm, đến ngày 5-10 sẽ rời bến. Tại TP.HCM, các du khách trên tàu sẽ khám phá city tour, mua sắm và trải nghiệm dịch vụ ăn uống, giải trí...
Trong hải trình tại Việt Nam, tàu Le Lapérouse sẽ tiếp tục đưa khách đến Nha Trang (Khánh Hòa), Quy Nhơn (Bình Định), Tiên Sa (Đà Nẵng), Chân Mây (Huế), Hòn La (Quảng Bình) và Hạ Long (Quảng Ninh).
Cũng theo các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, đến đầu tháng 1-2023, Việt Nam sẽ tiếp tục đón thêm một số tàu biển lớn mang theo hàng ngàn du khách quốc tế.
Các vị khách Việt Nam lên tham quan bên trong du thuyền gồm: nhà hàng, nhà hát, hồ bơi, phòng chụp ảnh... - Ảnh: T.T.D.
Phòng bar và cà phê kết hợp đài quan sát Le Jules Verne trên tầng 6 của tàu - Ảnh: T.T.D.
Thuyền trưởng Ludovic Provost (bìa phải) giới thiệu cho khách tham quan tại phòng điều khiển trung tâm - Ảnh: T.T.D.
Phòng Blue Eye - có chức năng vừa nghe nhạc, uống nước, vừa ngắm các sinh vật dưới nước bơi qua vách kính Mắt xanh của đại dương - Ảnh: T.T.D.
Các cabin trên tàu đều có ban công riêng để đón ánh sáng và tầm nhìn vô cực - Ảnh: T.T.D
Toàn cảnh tàu Le Lapérouse đang cập cảng Sài Gòn ngày 2-10 - Ảnh: T.T.D.
3 quán cà phê acoustic lãng mạn tại TP.HCM Những quán cà phê acoustic nhẹ nhàng, lãng mạn sẽ giúp bạn vừa có không gian thưởng thức đồ uống, vừa được song ca cùng người mình yêu thích. Mô hình cafe acoustic là sự trao đổi qua lại giữa ban nhạc, ca sĩ và người nghe với những ca khúc nhẹ nhàng, không quá ồn ào hay sôi động. Đây là tụ...