Khả năng ứng phó của hệ thống phòng không Nga trước đòn đánh của tên lửa Harpoon
Tên lửa diệt hạm Harpoon là đối thủ của tên lửa hành trình Kh-35 của Nga, trong khi đó, tên lửa Neptune do Cục thiết kế Luch của Ukraine phát triển được xem là bản sao của tên lửa Kh-35.
Các hệ thống radar hải quân tiên tiến cùng các hệ thống tên lửa phòng không phóng từ mặt đất có thể phát hiện tên lửa hành trình diệt hạm Harpoon của Mỹ trong khi các tổ hợp phòng không hoạt động trong Quân đội Nga có khả năng đánh chặn loại vũ khí này. Đó là nhận định của Tổng biên tập tạp chí Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Nga Dmitry Litovkin.
Tên lửa RGM-84 Harpoon phóng từ tàu chiến Mỹ trong một đợt tập trận năm 2014. Ảnh: Hải quân Mỹ
“Nếu nói về khả năng đánh chặn, chúng ta có thể định vị tên lửa Harpoon bằng các trạm radar hiện đại triển khai trên hạm và các hệ thống phòng không trên mặt đất. Quân đội Nga vận hành một loạt hệ thống tên lửa đất đối không có thể đánh chặn các mục tiêu trên không ở khoảng cách 3-400km như Pantsyr-S, Tor, Buk và các tổ hợp phòng thủ tầm xa như S-300 và S-400. Tất cả các hệ thống này có khả năng phát hiện và tiêu diệt tên lửa Harpoon”, chuyên gia cho biết.
Tuy nhiên, ông Litovkin chỉ ra rằng, điều này không có nghĩa là tên lửa Harpoon không thể đánh trúng mục tiêu.
“Các tên lửa lớp này dấy lên mối đe dọa thực sự do khả năng bay tầm thấp và hiện nay còn do sự cải tiến của đầu đạn chạm kích nổ”, ông Litovkin cho biết thêm.
Theo ông, Harpoon thực sự là đối thủ của tên lửa hành trình Kh-35, trong khi và tên lửa Neptune do cục thiết kế Luch của Ukraine phát triển là bản sao của tên lửa Kh-35 nhưng có đặc trưng riêng.
“Điều này chủ yếu liên quan đến đầu đạn chạm kích nổ. Vào những năm 1990, Mỹ háo hức mua loại đầu đạn này của Nga-Ukraine. Điểm đáng chú ý là so với các tên lửa hành trình quét không gian để phát hiện mục tiêu, Kh-35 bay ở ‘chế độ điếc’, nhận tín hiệu từ mục tiêu tấn công. Hơn nữa, Kh-35 dường như đã được nâng cấp để hoạt động theo bầy đàn so với mẫu của Ukraine”. ông Litovkin cho biết.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 8/7 thông báo rằng vũ khí chính xác phóng từ biển đã loại bỏ hai bệ phóng tên lửa Harpoon ở Vùng Odessa được chuyển giao từ Anh.
Video đang HOT
Trước đó, đầu tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov cho biết tuyến phòng thủ ven biển nước này đã được củng cố với “các tổ hợp Harpoon hiệu quả cao”.
Tên lửa diệt hạm Harpoon
Tên lửa diệt hạm Harpoon do McDonnel Douglas có trụ sở ở Mỹ phát triển giai đoạn những năm 1970-1980 và hiện được sản xuất tại các cơ sở ở Boeing. Có 3 phiên bản Harpoon: phiên bản phóng trên không AGM-84, phiên bản phóng trên hạm RGM-84 và phiên bản phóng từ dưới nước UGM-84.
Tên lửa Harpoon có thể đạt tốc độ cận siêu thanh và mang đầu đạn nặng 225kg. Tên lửa Harpoon có tầm hoạt động từ 120-280km.
Các chuyên gia quân sự đánh giá Harpoon là một trong những vũ khí thành công nhất được phát triển trong số các tên lửa cùng loại. RGM-84 có thể thay đổi hướng bay ở tầm thấp, dễ dàng triển khai ở các vùng biển kín và xung quanh các hòn đảo để che đậy hướng phóng thực sự.
Tên lửa diệt hạm Harpoon do Mỹ sản xuất được sử dụng trong các lực lượng vũ trang của gần 30 nước, trong đó có các quốc gia thành viên NATO, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Pakistan, Brazil, Saudi Arabia, Singapore, Thái Lan, Israel, Chile và Ấn Độ.
Ukraine nhận tên lửa diệt hạm Harpoon và lựu pháo M109, thề bảo vệ vững chắc Odessa
Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov tuyên bố tên lửa diệt hạm Harpoon do Đan Mạch cung cấp sẽ giúp Kiev giành lại vùng biển quan trọng ở Biển Đen và bảo vệ an toàn thành phố cảng chiến lược Odessa.
Tên lửa Harpoon phóng từ đất liền. Ảnh: Navalnews
Theo đài RT (Nga), Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov ngày 28/5 tuyên bố rằng Kiev "vẫn sẽ thắng" trong cuộc xung đột với Nga. Giống như các quan chức Ukraine khác, ông Reznikov đặt hy vọng vào vũ khí do nước ngoài cung cấp, đặc biệt là tên lửa chống hạm Harpoon từ Đan Mạch.
Quan chức Mỹ không cho biết phiên bản Harpoon sẽ được Đan Mạch chuyển giao cho Ukraine. Đan Mạch đang vận hành biến thể RGM-84L-4 Harpoon Block II có khả năng tấn công chiến hạm trên biển, cũng như các mục tiêu trong cảng và đất liền. Nước này từng biên chế mẫu RGM-84A Block I với tính năng kém hơn trong thập niên 1990, trước khi đưa chúng vào niêm cất năm 2003.
Trong một bài đăng dài trên Facebook, Bộ trưởng Reznikov cho biết Ukraine đã bắt đầu nhận tên lửa chống hạm Harpoon từ Đan Mạch và lựu pháo tự hành từ Mỹ. Ông cảm ơn "một số" quốc gia đã bổ sung đạn pháo 155 ly cho Ukraine và ca ngợi Mỹ về lô lựu pháo M777 155 ly mới chuyển gần đây cùng hơn 100 máy bay không người lái các loại.
Lựu pháo M777 đã được Mỹ chuyển giao cho Ukraine. Ảnh: Twitter
Ông Reznikov nói: "Tôi cũng muốn thông báo rằng khả năng phòng thủ bờ biển của đất nước chúng ta sẽ không chỉ được tăng cường bởi các tên lửa Harpoon - chúng sẽ được sử dụng bởi các nhóm Ukraine đã huấn luyện". Trước đó, hôm 23/5, sau cuộc họp trực tuyến với các đồng minh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thông báo Đan Mạch sẽ gửi một số lượng không xác định các tên lửa này tới Ukraine.
Boeing's A / U / RGM-84 Harpoon là tên lửa chống hạm tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ, với tầm bắn ước tính khoảng 300km. Nó được hướng dẫn radar chủ động và lướt trên bề mặt cho đến khi đạt được mục tiêu, tại thời điểm đó nó có thể thực hiện cơ động 'bật lên' và tấn công từ trên cao. Các trạm phóng thường được phóng từ tàu nổi hoặc máy bay tấn công, nhưng bệ phóng có thể được tháo ra khỏi tàu để sử dụng trên bờ.
"Tôi tin tưởng rằng 'tình anh em' quân sự của Harpoon và Neptune sẽ giúp chúng tôi giải phóng và khiến vùng Biển Đen của chúng tôi an toàn trở lại, cũng như bảo vệ Odessa một cách đáng tin cậy" ông Reznikov tuyên bố.
Neptune là loại tên lửa hành trình do Ukraine sản xuất. Kiev tuyên bố rằng đã sử dụng tên lửa này để tấn công và đánh chìm soái hạm của Hạm đội Biển Đen Nga, tàu tuần dương Moskva, hồi tháng 4. Nga bác bỏ tuyên bố này.
Ông Reznikov không phải là quan chức Ukraine đầu tiên đưa ra những tuyên bố táo bạo về việc chiếm lại vùng biển của nước này ở Biển Đen, nơi hầu như nằm dưới sự kiểm soát của Hải quân Nga kể từ đầu cuộc xung đột. Sau khi việc chuyển giao tên lửa Harpoon của Đan Mạch được công bố hôm 23/5, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko đã đăng dòng tweet rằng Mỹ đang "chuẩn bị kế hoạch tiêu diệt Hạm đội Biển Đen", một tuyên bố mà Lầu Năm Góc lập tức phủ nhận.
Nỗ lực trước đó của Ukraine nhằm chiếm lại một tiền đồn ở Biển Đen là Đảo Rắn đã thất bại. Nga cho biết, cuộc tấn công vào hòn đảo diễn ra hồi đầu tháng đã khiến Ukraine thiệt hại 30 máy bay không người lái, 14 máy bay và 3 tàu.
Kiev cáo buộc Nga phong tỏa thành phố cảng quan trọng Odessa, ngăn các chuyến hàng thực phẩm ra vào Ukraine. Moskva nói rằng các vấn đề hậu cần bắt nguồn từ việc Ukraine đặt thuỷ lôi ở Biển Đen, mặc dù Bộ Quốc phòng Nga hôm 25/5 cho biết họ đã rà phá một phần bãi thuỷ lôi trên biển Azov, mở đường cho tàu thuyền dân sự. Một hành lang hải quân rộng 5km khác ở Biển Đen đã được Hải quân Nga duy trì một thời gian và vẫn rộng mở cho các hoạt động giao thông.
Tháng 7/2016, tàu chiến USS Coronado (LCS 4) lần đầu phóng tên lửa vượt chân trời Harpoon Block 1C. Ảnh: US Navy
Harpoon được biến đến là loại tên lửa chống hạm thành công nhất trên thế giới và đang được biên chế cho lực lượng vũ trang của trên 30 nước.
Tên lửa Harpoon có thể được phóng từ tàu nổi, tàu ngầm, các khẩu đội phòng không ven biển cũng như từ các máy bay hải quân như F/A-18A-F, máy bay chống ngầm Lockheed P-3C Orion và máy bay do thám. Việc phóng Harpoon từ tàu chiến, tàu ngầm và hệ thống phòng không ven bờ phải cần đến bộ phận đẩy phụ, trong khi việc phóng tên lửa này từ trên không sẽ không cần bộ phận hỗ trợ đẩy và động cơ sẽ được kích hoạt ngay sau khi tách khỏi máy bay.
Theo nhà sản xuất Boeing, hiện có hơn 600 tàu, 180 tàu ngầm, 12 loại máy bay khác nhau cùng một số phương tiện phóng trên đất liền trên khắp thế giới được tích hợp tên lửa Harpoon.
Giới chuyên gia nhận định mẫu tên lửa này có thể uy hiếp các tàu chiến Nga hoạt động ngoài khơi Ukraine và hạn chế một phần hoạt động phong tỏa đường biển đang diễn ra.
Hiện chưa rõ phiên bản Harpoon vừa được Đan Mạch chuyển giao cho Ukraine. Đan Mạch đang vận hành biến thể RGM-84L-4 Harpoon Block II có khả năng tấn công chiến hạm trên biển, cũng như các mục tiêu trong cảng và đất liền. Nước này từng biên chế mẫu RGM-84A Block I với tính năng kém hơn trong thập niên 1990, trước khi đưa chúng vào kho năm 2003.
"Đây là bước đi quan trọng giúp tăng cường năng lực và cường độ tác chiến của lực lượng Ukraine. Tên lửa Harpoon có thể đe dọa các tàu chiến Nga trên Biển Đen", hãng tin Reuters dẫn đánh giá của Tom Karako, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ.
Trong khi đó, lô lựu pháo M777 mà Mỹ vừa chuyển cho Ukraine cũng được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong nỗ lực của Kiev ở Donbass. Tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn, khả năng cơ động và ngụy trang dễ dàng hơn là ưu điểm của những khẩu lựu pháo M777 mà Ukraine mới nhận.
Quan chức Mỹ xác nhận Ukraine tấn công tàu hải quân Nga bằng tên lửa Harpoon Một quan chức quốc phòng Mỹ ngày 17.6 xác nhận lực lượng Ukraine đã tấn công một tàu kéo thuộc hải quân Nga bằng ít nhất 1 tên lửa diệt hạm Harpoon do Mỹ chế tạo, theo tờ The Washington Post. Cuộc tấn công nói trên diễn ra ở biển Đen gần đảo Rắn, một vị trí chiến lược đang bị lực lượng...